Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
Bản in
Trường Học viện Tư pháp
Tin đăng ngày: - Xem: 8070

Trường Học viện Tư pháp

ĐC: Phố Phan Văn Trường, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Xem bản đồ:
Tel: (04) 7566129
Email: hic@ptit.edu.vn
Website: http://www.judaca.edu.vn
Đại diện: Trần Quang Thắng

HỌC VIỆN TƯ PHÁP SAU 6 NĂM HOẠT ĐỘNG
Học viện Tư pháp được thành lập theo Quyết định số 23/2004/QĐ-TTg ngày 25 tháng 2 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ. Học viện là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Tư pháp, hoạt động theo Điều lệ trường đại học; là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu hình quốc huy, có tài khoản riêng, có trụ sở tại Hà Nội và Cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.
·        Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt:  Học viện Tư pháp
·        Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Anh:  Judicial  Academy
·        Trụ sở: Phố Phan Văn Trường, phường Quan Hoa,  quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
·        Điện Thoại: (04) 7566129
·        Fax: (04) 8361267
 
Chức năng, nhiệm vụ
·        Đào tạo nghiệp vụ thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên và các chức danh tư pháp khác;
·        Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho Chấp hành viên, Công chứng viên, Luật sư và cán bộ có chức danh tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp;
·        Nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có chức danh Tư pháp;
·        Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong việc đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.
 
Cơ cấu tổ chức của Học viện
Học viện Tư pháp có hệ thống cơ cấu tổ chức bộ máy như sau:
·        Hội đồng Học viện;
·        Giám đốc;
·        Các Phó Giám đốc;
·        Hội đồng Khoa học và đào tạo;
·        Các khoa, có 4 khoa: Khoa Đào tạo Thẩm phán, Khoa Đào tạo Kiểm sát viên, Khoa Đào tạo Luật sư, Khoa Đào tạo Chấp hành viên và các chức danh tư pháp khác;
·        Các phòng và các đơn vị tương đương cấp phòng có 8 đơn vị là: Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Đào tạo, Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Quản trị, Phòng Hợp tác quốc tế, Phòng Tin học, Trung tâm Thông tin và Nghiên cứu khoa học, Cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.
·        Các tổ chức Đảng, đoàn thể gồm: Đảng bộ bộ phận Học viện Tư pháp, Công đoàn Học viện Tư pháp, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Học viện Tư pháp, Chi hội Luật gia Học viện Tư pháp ...
 
Quy mô đào tạo
Giai đoạn năm 2004 đến hết năm 2006:
·        Đào tạo thẩm phán: 500 người/ năm;
·        Đào tạo kiểm sát viên: 200 người/năm (tăng lên đến 300 người/năm kể từ năm 2005 trở đi);
·        Đào tạo luật sư: 2.000 người/năm;
·        Đào tạo chấp hành viên: 300 người/năm;
·        Đào tạo công chứng viên:100 người/năm.
Giai đoạn từ năm 2007 trở đi:
·        Đối với chương trình chung cho thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư: Đào tạo 2.500 người/năm;
·        Đối với các chức danh tư pháp khác: Đào tạo 1.000 người/năm và có thể nghiên cứu đào tạo các chức danh trọng tài viên, giám định viên.
 
Nguyên lý đào tạo
Trong quá trình trưởng thành và phát triển của mình Học viện Tư pháp đã xây dựng và đúc kết được những nguyên lý đào tạo rất hữu ích trong công tác đào tạo và bồi dưỡng các chức danh tư pháp. Những nguyên lý này đã trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình giảng dạy, xây dựng chương trình, giáo trình, hồ sơ tài liệu phục vụ giảng dạy và các hoạt động có liên quan đến công tác đào tạo và bồi dưỡng các chức danh tư pháp của Học viện cụ thể như sau:
·        Không giảng lý thuyết thuần tuý mà chỉ cập nhật kiến thức mới;
·        Sử dụng hồ sơ thực tế để rèn luyện kỹ năng và nhắc lại lý thuyết;
·        Học bài thông qua diễn án – “simulation”
·        Học bài thông qua làm công việc thực tế – “learning by doing” tại Trung tâm thực hành nghề luật của Học viện;
·        Học bài thông qua quá trình làm  bài thi;
·        Rèn luyện kỹ năng nói thông qua thi hùng biện;
·        Rèn luyện kỹ năng viết thông qua viết tiểu luận, soạn thảo văn bản tố tụng.
 
Phương pháp giảng dạy
Là một loại hình đào tạo mới ở nước ta, trên cơ sở những nguyên lý đào tạo đã nêu trên phương pháp giảng dạy trong đào tạo thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên và các chức danh Tư pháp khác của Học viện Tư pháp lấy việc truyền nghề, cung cấp và rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết của hoạt động tư pháp cho học viên làm mục tiêu. Vì thế việc tổ chức học tập có nhiều điểm khác biệt so với đào tạo ở bậc đại học. Các lớp học được chia nhỏ để thuận tiện cho việc rèn luyện kỹ năng. Trung bình một lớp không quá 25 người. Phương pháp giảng dạy cũng hoàn toàn khác so với đào tạo ở bậc đại học.  Ở bậc đại học, giảng viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình do một giảng viên thực hiện còn ở Học viện Tư pháp chủ yếu áp dụng phương pháp song giảng; giảng bằng phiếu kỹ thuật và giải quyết tình huống (một giảng viên lý thuyết và một giảng viên thực hành cùng giảng). Giảng viên đóng vai trò người hướng dẫn gợi mở cho học viên; nhận xét và tổng kết việc xử lý các tình huống, giải quyết các bài tập của học viên; rèn luyện khả năng tư duy độc lập cho học viên là chính. Học viên được rèn luyện kỹ năng giải quyết công việc và tác phong làm việc khoa học của người cán bộ tư pháp. Ngoài ra học viên còn được rèn luyện kỹ năng thông qua các buổi học diễn án. Đây là một phương pháp đào tạo hoàn toàn mới. Phương pháp này sử dụng các hồ sơ vụ việc thực tế để rèn luyện kỹ năng cho học viên.
 
Giảng viên
Ngoài đội ngũ giảng viên của Học viện, giảng viên giảng dạy cho các khoá đào tạo chủ yếu đến từ Bộ Tư pháp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, các Toà án nhân dân các địa phương, Phòng Công chứng, Phòng Thi hành án, Đoàn Luật sư, Hội Luật gia, các văn phòng Luật và các cơ quan có liên quan khác. Phần lớn giáo viên tham gia giảng dạy đều rất nhiệt tình, có chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tiễn và có phương pháp giảng dạy khoa học. Nhiều người có học hàm, học vị, là những chuyên gia đầu ngành trong hoạt động nghề. Hiện nay, số lượng giáo viên đã và đang tham gia giảng dạy cho các khoá đào tạo đã lên đến hơn 300 người, trong đó, hơn 50% là các Thạc sỹ, Tiến sỹ. Các giáo viên là Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chánh án Toà án nhân dân, Phó Chánh án Toà án nhân dân, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư, Chủ tịch Hội Luật gia, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng, Cục trưởng, Phó Cục trưởng... cũng rất nhiệt tình tham gia giảng dạy cho các khoá đào tạo. 
 
Kiểm tra và thi đánh giá chất lượng
Kiểm tra và thi để đánh giá kết quả học tập về chuyên môn của học viên ở Học viện Tư pháp có sự khác biệt căn bản so với các cơ sở đào tạo pháp luật cơ bản khác.
Đề kiểm tra và thi của Học viện lấy dữ kiện (tình huống) từ một vụ việc thực tế làm nội dung cơ bản của đề. Sau đó trên cơ sở những dữ kiện đó đề được phát triển bằng các tình tiết bổ sung và cứ sau một tình tiết bổ sung là một câu hỏi để học viên giải bài kiểm tra hoặc bài thi. Tổng hợp các dữ kiện và các tình tiết bổ sung là hình ảnh một vụ việc từ khi bắt đầu phát sinh đến khi kết thúc. Cách giải quyết vụ, việc khi làm bài của học viên sẽ phản ánh kết quả kiểm tra hoặc thi  đúng sai đến đâu? đạt kết quả thế nào?
Đề thi được xuất bản thành sách gọi là Ngân hàng đề thi theo từng môn học trong đó có đáp án của từng đề làm tài liệu cho học viên học tập và đối với học viên theo học ở Học viện thì khi kiểm tra và thi, đề thi sẽ là một trong các đề thi trong Ngân hàng đề thi của môn học đó;
Khi tham gia kiểm tra và thi học viên được sử dụng tất cả các văn bản pháp luật có liên quan đến môn học đó và Giáo trình của Học vịên để giải bài. Học viên chỉ không được sử dụng Ngân hàng đề, các tài liệu khác hai loại được sử dụng nêu trên và không được trao đổi.
Các hình thức đánh giá kết quả học tập khác: Học viên được tổ chức diễn án, thi hùng biện và thực hành tại Trung tâm  thực hành nghề luật.
 
Kết quả đã đạt được (tính đến tháng 8 năm 2004)
Kết quả đào tạo
·        Đào tạo Thẩm phán: Học viện đã đào tạo được 1.610 học viên;
·        Đào tạo Luật Sư: Học viện đã đào tạo được 3.597 học viên. Hiện đang đào tạo lớp Luật sư Khóa III đợt 2 với 798 học viên;Trong số học viên đã đào tạo trên có 48 người là đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo chế độ KV0. Những đối tượng này, Học viện đào tạo không thu học phí và bố trí chỗ ở miễn phí;
·        Đào tạo nghiệp vụ Chấp hành viên: Học viện đã đào tạo được 490 học viên;
·        Đào tạo Công chứng viên: Học viện đã đào tạo được 245 học viên;
·        Đào tạo Thư ký Toà án: Học viện đã đào tạo được 103 học viên.
Kết quả bồi dưỡng
Học viện đã tổ chức được 40 lớp bồi dưỡng cho 5.713 lượt học viên và tổ chức thành công 10 khoá đào tạo lại cán bộ Pháp luật của Chính phủ trong khuôn khổ dự án TA N02853-VIE cho cán bộ pháp lý các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước, Đoàn luật sư của các tỉnh, thành phố trong cả nước với tổng số 1.000 học viên.
Nghiên cứu khoa học
Là một cơ sở đào tạo nghề sau đại học, để công tác đào tạo đạt kết quả cao việc nghiên cứu khoa học được hết sức quan tâm. Ngay sau khi đi vào hoạt động chính thức, Hội đồng khoa học của đơn vị đã được thành lập và tiến hành công tác nghiên cứu khoa học. Đến nay, học viện đã triển khai nghiên cứu nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước, đề tài khoa học cấp Bộ và đề tài khoa học cấp cơ sở.
 Hợp tác quốc tế
Hợp tác với Cộng hoà Pháp
·        Hợp tác với Hội đồng công chứng tối cao Pháp và Đại học Lyon III trong việc Đào tạo Công chứng viên, Luật sư;
·        Hợp tác với Nhà pháp luật Việt - Pháp;
·        Hợp tác với cơ quan liên chính phủ cộng đồng Pháp ngữ;
·        Hợp tác với Trường Thẩm phán Quốc gia Pháp trong khuôn khổ dự án “ Tăng cường năng lực cho Trường Đào tạo Các chức danh Tư pháp”.
·        Trao đổi giảng viên giữa Học viện Tư pháp với Trường Đào tạo thẩm phán và Hội đồng công chứng tối cao Cộng hoà pháp;
Ngoài ra nhà trường còn hợp tác với nhiều Luật sư, Chuyên gia Pháp trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
 Hợp tác với Nhật Bản
·        Hợp tác với đối tác Nhật Bản thông qua Bộ Tư pháp: Cử cán bộ, giảng viên đi học tại Nhật Bản;  Hợp tác với JICA trong việc: Tổ chức biên soạn Sổ tay Thẩm phán, Sổ tay Luật sư, Ngân hàng đề của các môn luật Dân sự, kinh tế…. Phối hợp trong việc tổ chức cho học viên Lớp Thẩm phán diễn án theo Pháp luật Nhật Bản.
·        Tiếp tục thực hiện hợp tác giai đoạn 3 với JICA
 Hợp tác với Cộng hòa dân dân Lào
·        Cử cán bộ sang công tác tại Trung tâm đào tạo Thẩm phán Bộ Tư pháp CHDCND Lào để giúp bạn xây dựng chương trình đào tạo;
·        Đào tạo cho bạn Lào 4 học viên Thẩm phán;
·        Cử chuyên gia tư vấn xây dựng chương trình đào tạo Luật sư.
 
Với tất cả những thành tựu đã đạt được, Học viện Tư pháp đang nỗ lực phấn đấu để nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như mở rộng quy mô đào tạo, nghiên cứu khoa học và đóng góp thiết thực vào quá trình cải cách tư pháp, đáp ứng được nhu cầu của thực tế và yêu cầu phát triển của đất nước.

Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Hôm nay: 38,322 | Tất cả: 74,286,358
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc
   
Facebook chat