Lịch sử
Nghĩa Đàn là huyện trung du miền núi nằm về phía Bắc - Tây Bắc của tỉnh Nghệ An. Nơi đây là cái nôi của người Việt cổ, là vùng có vị trí kinh tế và quốc phòng quan trọng. Nghĩa Đàn nổi tiếng bởi vùng đất đỏ Phủ Quỳ và truyền thống yêu nước, sư gắn bó thủy chung với quê hương xứ sở của nhân dân các dân tộc Nghĩa Đàn. Nghĩa Đàn là vùng vùng quê giàu truyền thống cách mạng và có bề dày lịch sử. Tính từ năm Minh Mệnh thứ 21 (năm 1840) huyện Nghĩa Đàn được chia ra từ phủ Quỳ Châu, gồm huyện Trung Sơn (Quế Phong) và Thuý Vân (gồm phần lớn đất Quỳ Châu và Quỳ Hợp ngày nay) đã trải qua 170 năm. Nhưng nếu tính từ năm danh tính Nghĩa Đàn xuất hiện trong hệ thống bộ máy nhà nước đến nay là 125 năm lịch sử - kể từ năm 1885, vua Đồng Khánh - vì sự huý kỵ nên đổi tên Nghĩa Đường thành Nghĩa Đàn. Và tên gọi huyện Nghĩa Đàn có từ đó. Như vậy, huyện Nghĩa Đàn có tên gọi từ năm 1885. Huyện Nghĩa Đàn được thành lập trên cơ sở trích đất 7 tổng của huyện Quỳnh Lưu (Hạ Bì, Nghĩa Hưng, Phước Lộ, Chương Khê, Nhiêu Hạp, Thuần Can, Lâm La), một tổng của huyện Yên Thành (tổng Cự Lâm) và tổng Đàn Lâm (đất Thuý Vân cũ), do phủ Quỳ Châu kiêm lý. Ngay sau khi được thành lập, Nghĩa Đàn đã là huyện có vị trí quan trọng của phủ Quỳ Châu, gồm 8 tổng, 49 xã thôn. Từ khi thành lập đến nay, huyện Nghĩa Đàn đã trải qua 2 lần thay đổi về địa giới hành chính, cụ thể là: Lần thứ nhất: vào ngày 19/4/1963, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định 52- CP cắt 10 xã của huyện Nghĩa Đàn (Nghĩa Bình, Nghĩa Đồng, Nghĩa Hợp, Nghĩa Dũng, Nghĩa Thái, Nghĩa Hoàn, Giai Xuân, Nghĩa Phúc, Tân Hợp, Tiên Đồng) để thành lập huyện Tân Kỳ và 3 xã (Tam Hợp, Nghĩa Xuân, Nghĩa Sơn) cho huyện Quỳ Hợp. Sau khi chia tách, huyện Nghĩa Đàn mới gồm thị trấn Thái Hòa và 23 xã là: Nghĩa Mai, Nghĩa Thọ, Nghĩa Long, Nghĩa Yên, Nghĩa Hội, Nghĩa Hòa, Nghĩa Minh, Nghĩa Trung, Nghĩa Quang, Nghĩa Lâm, Nghĩa Mỹ, Nghĩa Thắng, Nghĩa Lạc, Nghĩa Thuận, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Lộc, Nghĩa Lợi, Nghĩa Tiến, Nghĩa Liên, Nghĩa Đức, Nghĩa An, Nghĩa Khánh và Nghĩa Hưng. Đến năm 1995 Chính phủ ban hành Nghị đinh 83 - CP, Nghĩa Đàn có thêm 8 xã mới ra đời từ 5 thị trấn nông trường quốc doanh, đưa Nghĩa Đàn trở thành huyện có 32 xã, thị trấn. Lần thứ 2: Nhằm thúc đẩy sự phát triển xã hội miền Tây Nghệ An, đồng thời tạo sự phát triển tương xứng giữa các đô thị của các vùng miền trong toàn tỉnh. Ngày 15-6-2005, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 147 phê duyệt đề án phát triển kinh tế- xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An. Theo đó, Chính phủ đã định hướng phát triển hệ thống đô thị của tỉnh Nghệ An đến 2010, tạo được các điểm nhấn đô thị ở Thái Hoà, Con Cuông, Hoàng Mai nhằm tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội tương ứng với tiềm năng cũng như tạo sự phát triển kinh tế - xã hội cân đối, hài hoà giữa các vùng. Nghĩa Đàn hội tụ đủ các yếu tố địa chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội: có vị trí chiến lược, là trung tâm kinh tế- xã hội của vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An; có hệ thống giao thông thuận lợi là đầu mối thông thương buôn bán- dịch vụ của cả khu vực. Thị trấn Thái Hoà là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, là vùng đất được thực dân Pháp lựa chọn để phát triển các đồn điền. Từ đó, nơi đây đã hình thành khu đô thị khá sầm uất có tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế một cách toàn diện. Vì vậy, việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nghĩa Đàn, thành lập thị xã Thái Hoà là cần thiết. Và ngày 15-11-2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 164/2007/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nghĩa Đàn để thành lập thị xã Thái Hoà, gồm Thị trấn Thái Hoà và 7 xã vùng trung tâm là: Nghĩa Quang, Nghĩa Hoà, Nghĩa Thuận, Nghĩa Mỹ, Đông Hiếu, Tây Hiếu và Nghĩa Tiến. Huyện Nghĩa Đàn với 24 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: Nghĩa Bình, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Hưng, Nghĩa Hội, Nghĩa Trung, Nghĩa Liên, Nghĩa Mai, Nghĩa Yên, Nghĩa Minh, Nghĩa Lâm, Nghĩa Lạc, Nghĩa Lợi, Nghĩa Thọ, Nghĩa Hiếu, Nghĩa Tân, Nghĩa Sơn, Nghĩa Hồng, Nghĩa Phú, Nghĩa Long, Nghĩa Lộc, Nghĩa An, Nghĩa Khánh, Nghĩa Đức, chuyển và xây dựng trung tâm huyện lỵ mới tại xã Nghĩa Bình (Nông trường quốc doanh 1/5 cũ). Vùng đất Nghĩa Đàn dù đã trải qua nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính nhưng ở bất cứ hoàn cảnh nào, thời kỳ nào vẫn luôn là trung tâm của vùng núi phía Tây Bắc, đất đai màu mỡ, khí hậu tốt tươi, giao thương thuận lợi. Từ cái nôi của người Việt cổ đến các thế hệ người Thanh, người Thái, người Thổ và người Kinh chung sống trong một sự cố kết cộng đồng hoà thuận. Và trong lịch sử đấu tranh để sinh tồn và phát triển dài lâu ấy người dân Nghĩa Đàn đã hun đúc nên truyền thống tốt đẹp: yêu nước và không chịu khuất phụ trước cường quyền và xâm lăng; truyền thống đoàn kết chung lưng đấu cật; nhân ái thủy chung; cần cù chịu thương chịu khó và sáng tạo trong lao động sản xuất, trong phát triển kinh tế và làm nên một đời sống văn hoá đa dạng và đậm bản sắc Nghĩa Đàn. Làm nên một Nghĩa Đàn "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".
lịch sử huyện Đảng bộ Nghĩa Đàn Vào đầu tháng 10 năm 1930, tại hang Rú Ấm - xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, Chi bộ Đảng đầu tiên ở Nghĩa Đàn được thành lập, đây là một trong những chi bộ đầu tiên của các huyện miền núi tỉnh Nghệ An. Chi bộ có 5 đồng chí, do đồng chí Phan Đình Lại làm Bí thư, phụ trách chung; đồng chí Nguyễn Đình Thạc làm Phó bí thư kiêm tổ chức; đồng chí Võ Thược làm thư ký và liên lạc với cấp trên Như vậy, trên địa bàn Nghĩa Đàn xuất hiện nhiều chi bộ Đảng mới, hoạt động theo một đầu mối riêng, vẫn bắt liên lạc và duy trì hoạt động chặt chẽ với tổ chức Đảng ở đồng bằng và phối hợp hoạt động cùng với các tổ chức Đảng của Nghĩa Đàn, thúc đẩy nhau trong thực hiện vai trò lãnh đạo cách mạng. Nhưng trên thực tế hoạt động đã xuất hiện những khó khăn như trong việc tranh giành đảng viên, quần chúng, hoài nghi cản trở lẫn nhau. Trước tình hình đó, tháng 4 - 1931, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Công Hoè, Hội nghị hợp nhất giữa các chi bộ Đảng được tổ chức tại làng Lụi, xã Nghĩa Mỹ. Đây được xem như sự ra đời của Đảng bộ huyện Nghĩa Đàn. Và từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ huyện Nghĩa Đàn đã trải qua 27 lần Đại hội, trong đó: Đại hội lần thứ I được tổ chức vào giữa tháng 3 - 1946, tại ngôi nhà 3 tầng của đồn điền Hăng-ri ở Tây Hiếu (nay là phường Quang Tiến, thị xã Thái Hoà). Đây là đại hội đầu tiên (Đại hội I) của Đảng bộ Nghĩa Đàn kể từ sau Cách mạng tháng Tám. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ huyện gồm 7 uỷ viên, do đồng chí Phan Đình Lại làm Bí thư, đồng chí Phan Hữu Khiêm làm chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính huyện. Đại hội lần thứ II được tổ chức vào tháng 3 - 1948 tại nhà ông Phó Đượm, thôn Thọ Lộc, xã Liên Minh (nay là xã Nghĩa Khánh). Dự Đại hội có 30 đại biểu. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm gồm có 7 ủy viên, do đồng chí Nguyễn Quang Đường làm Bí thư, đồng chí Phan Hữu Khiêm làm chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính huyện. Đại hội lần thứ III họp vào đầu tháng 4 - 1949, tại Hội trường của Công binh xưởng Huỳnh Thúc Kháng ở làng Sẻ, xã Đại Đồng (nay là xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ). Huyện uỷ nhiệm kỳ mới được Đại hội bầu ra có 9 ủy viên, do đồng chí Nguyễn Quang Đường làm Bí thư, đồng chí Phan Hữu Khiêm làm chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính huyện. Đại hội lần thứ IV họp trong 3 ngày, vào đầu tháng 3-1950, tại đình Cây Sú, xã Mỹ Hoà (nay là xã Nghĩa Mỹ, thị xã Thái Hoà). Gần 100 đại biểu đại diện cho hơn 1.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ đã về dự Đại hội. Đại hội đã bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ mới gồm 9 đồng chí, đồng chí Hoàng Văn Nồng được bầu làm Bí thư huyên ủy, đồng chí Nguyễn Ngọc Phác làm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính huyện. Đại hội lần thứ V được tổ chức trong 3 ngày vào cuối tháng 7-1951, tại làng Đong, xã Nghĩa Tiến (nay thuộc thị xã Thái Hoà). Dự Đại hội có 108 đại biểu. Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ mới gồm 12 đồng chí, đồng chí Hoàng Văn Nồng được bầu làm Bí thư huyên ủy, đồng chí Nguyễn Ngọc Phác làm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính huyện. Đại hội lần thứ VI họp vào tháng 2-1959, tại xóm Long Hạ, xã Nghĩa Hoà (nay là xóm Nam Long, phường Long Sơn, thị xã Thái Hoà). Đại hội đã bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ mới gồm 17 ủy viên, Ban Thường vụ gồm 5 đồng chí. Đồng chí Hoàng Công Tựu được bầu làm Bí thư Huyện ủy. Đồng chí Nguyễn Xuân Trí - Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban hành chính huyện. Đại hội lần thứ VII họp tại Hội trường Bàu Sen, Thái Hoà (nay là phường Hoà Hiếu, thị xã Thái Hoà) vào tháng 4 -1960. Đại hội bầu Ban chấp hành gồm 23 ủy viên, Ban Thường vụ Huyện uỷ gồm 7 đồng chí, đồng chí Hoàng Công Tựu được bầu làm Bí thư Huyện uỷ; đồng chí Nguyễn Xuân Trí làm Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban hành chính huyện. Đại hội lần thứ VIII họp tại Hội trường Bàu Sen, Thái Hoà (nay là phường Hoà Hiếu, thị xã Thái Hoà) vào tháng 10-1961. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ huyện gồm 23 ủy viên, Ban Thường vụ có 7 đồng. Đồng chí Nguyễn Đình Từ được bầu làm Bí thư Huyện uỷ, đồng chí Nguyễn Xuân Trí làm Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban hành chính huyện. Đại hội lần thứ IX được tổ chức vào tháng 5 - 1963, tại Hội trường Bàu Sen, Thái Hoà (nay là phường Hoà Hiếu, thị xã Thái Hoà). Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ huyện gồm 19 ủy viên, Ban Thường vụ có 5 đồng chí. Đồng chí Hoàng Công Tựu được bầu làm Bí thư Huyện uỷ, đồng chí Nguyễn Xuân Trí làm Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban hành chính huyện. Đại hội lần thứ X họp tại Thị trấn Thái Hoà, từ ngày 21 đến 27-7-1964. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ khoá X gồm 25 uỷ viên, Ban Thường vụ gồm 9 đồng chí. Đồng chí Hoàng Công Tựu được bầu làm Bí thư Huyện uỷ; đồng chí Nguyễn Lê Bàn được bầu giữ chức vụ Uỷ viên Ban Thường vụ, Chủ tịch Uỷ ban hành chính huyện Đại hội lần thứ XI họp tại xã Nghĩa Thịnh, từ ngày 27 đến ngày 30 - 9 - 1967. Về dự Đại hội có 101 đại biểu (88 chính thức, 11 dự khuyết và 3 đại biểu mời). Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ khoá XI gồm 25 uỷ viên, Ban Thường vụ gồm 9 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Lê Bàn được bầu làm Bí thư Huyện uỷ; đồng chí Lê Trọng Nghiêm được bầu giữ chức vụ Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban hành chính huyện. Đại hội lần thứ XII họp từ ngày 22 đến ngày 26 - 5 - 1969, tại thị trấn Thái Hoà. Đại hội đã bầu Ban chấp hành khoá XII gồm có 25 uỷ viên, Ban Thường vụ gồm 9 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Lê Bàn được bầu làm Bí thư Huyện uỷ; đồng chí Vũ Xuân Nghiệm, Phó Bí thư, Chủ tịch uỷ ban hành chính huyện Đại hội lần thứ XIII họp tại Hội trường Uỷ ban hành chính huyện, ở xóm Long Hạ, xã Nghĩa Hoà (nay là xóm Nam Long, phường Long Sơn, thị xã Thái Hoà), từ ngày 17 đến 20-4-1971. Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ khoá XIII có 23 uỷ viên, Ban Thường vụ gồm 9 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Lê Bàn được bầu làm Bí thư Huyện uỷ; đồng chí Vũ Xuân Nghiệm, Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban hành chính huyện Đại hội lần thứ XIV họp từ ngày 23 đến ngày 26 - 5 - 1972, tại xóm Trù, xã Nghĩa Khánh. Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ khoá XIV có 23 uỷ viên, Ban Thường vụ gồm 9 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Lê Bàn được bầu lại làm Bí thư Huyện uỷ; đồng chí Lê Trọng Nghiêm được bầu giữ chức vụ Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban hành chính huyện Đại hội lần thứ XV họp từ ngày 14 đến ngày 16 - 4 - 1973 tại Hội trường Huyện uỷ xóm Trung Cấp xã Nghĩa Hoà (địa điểm sơ tán). Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ khoá XV có 25 uỷ viên, Ban Thường vụ gồm 9 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Xuân Ất được bầu làm Bí thư Huyện uỷ; đồng chí Vi Đức Tuyên được bầu giữ chức vụ Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban hành chính huyện. Đại hội lần thứ XVI họp từ ngày 7 đến ngày 10-10-1974, tại Thị trấn Thái Hoà. Dự Đại hội có 132 đại biểu, trong đó có 120 đại biểu chính thức, 12 đại biểu dự khuyết. Đại hội bầu Ban chấp hành khoá XVI, có 29 uỷ viên, Ban Thường vụ gồm 9 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Xuân Ất được bầu lại làm Bí thư Huyện uỷ; đồng chí Vi Đức Tuyên, Phó Bí thư được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Uỷ ban hành chính huyện. Đại hội lần thứ XVII họp tại Rạp Sông Hiếu, Thái Hoà (nay thuộc phường Hoà Hiếu, thị xã Thái Hoà), từ ngày 19 đến ngày 21-6-1976. Về dự đại hội có 180 đại biểu chính thức, 18 đại biểu dự khuyết và 14 đại biểu dự thính. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 32 ủy viên. Ban Thường vụ gồm 9 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Xuân Ất được bầu giữ chức Bí thư Huyện ủy; đồng chí Lê Tân Xuân, Uỷ viên Thường vụ giữ chức Chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện. Đại hội lần thứ XVIII họp từ ngày 13 đến ngày 17-6-1977, tại Trường Đảng huyện. Về dự Đại hội có 264 đại biểu chính thức, 22 đại biểu dự khuyết và 22 đại biểu dự thính. Đại hội đã bầu Ban chấp hành gồm 29 uỷ viên chính thức và 3 uỷ viên dự khuyết.Ban Thường vụ 9 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Xuân Ất, giữ chức Bí thư Huyện uỷ; đồng chí Lê Tân Xuân giữ chức Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện. Đại hội lần thứ XIX diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9-12-1979 tại Hội trường Uỷ ban nhân dân huyện (thị trấn Thái Hoà). Dự Đại hội có 198 đại biểu. Đại hội đã bầu Ban chấp hành gồm 33 uỷ viên chính thức, 2 uỷ viên dự khuyết. Đồng chí Lê Thanh Kỷ, giữ chức Bí thư Huyện uỷ; đồng chí Nguyễn Thạc Phú, Uỷ viên Thường vụ giữ chức Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện. Đại hội lần thứ XX có 2 vòng. Vòng I, họp từ ngày 1 đến 4- 11-1982, có 188 đại biểu chính thức. Vòng II, họp từ ngày 14 đến ngày 16-12-1982, tại Hội trường Uỷ ban nhân dân huyện. Dự Đại hội có 203 đại biểu. Đại hội đã bầu Ban chấp hành gồm 34 uỷ viên. Ban Thường vụ 11 đồng chí. Đồng chí Lê Thanh Kỷ, giữ chức vụ Bí thư Huyện uỷ; đồng chí Nguyễn Thạc Phú giữ chức vụ Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện. Đại hội lần thứ XXI họp từ ngày 22 đến ngày 24-9-1986, tại Hội trường Uỷ ban nhân dân huyện. Dự đại hội có 207 đại biểu (205 chính thức, 2 dự khuyết). Đại hội bầu Ban Chấp hành Huyện uỷ gồm 51 uỷ viên, Ban Thường vụ gồm có 13 đồng chí. Đồng chí Lê Thanh Kỷ được bầu giữ chức vụ Bí thư, đồng chí Nguyễn Thạc Phú giữ chức vụ chủ tịch UBND huyện. Đại hội lần thứ XXII họp từ ngày 19 đến ngày 20 - 01 - 1989, tại Hội trường Uỷ ban nhân dân huyện. Dự đại hội có 290 đại biểu. Đại hội Đảng bộ Nghĩa Đàn đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ, gồm 47 ủy viên, Ban Thường vụ gồm có 11 đồng chí. Đồng chí Lê Thanh Kỷ được bầu giữ chức vụ Bí thư Huyện uỷ; đồng chí Nguyễn Thạc Phú giữ chức vụ Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện. Đại hội lần thứ XXIII diễn ra từ ngày 9 đến ngày 10 - 01-1992, với 187 đại biểu chính thức tham dự. Đại hội đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 31 uỷ viên, Ban Thường vụ gồm có 9 đồng chí. Đồng chí Lê Thanh Kỷ, được bầu giữ chức vụ Bí thư Huyện uỷ; đồng chí Thái Duy Hữu, giữ chức vụ Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện. Đại hội lần thứ XXIV diễn ra từ ngày 25 đến ngày 26 - 1- 1996, tại Hội trường Trung tâm Văn hoá huyện với 220 đại biểu tham dự. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện gồm 31 uỷ viên, Ban Thường vụ gồm có 10 đồng chí. Đồng chí Thái Duy Hữu được bầu giữ chức vụ Bí thư, đồng chí Phan Văn Thiều giữ chức vụ Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện. Đại hội lần thứ XXV diễn ra từ ngày 28 đến ngày 29 - 12 – 2000, tại Hội trường Trung tâm Văn hoá huyện với 166 đại biểu tham dự. Đại hội đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện gồm 31 uỷ viên, Ban Thường vụ gồm có 10 đồng chí. Đồng chí Hồ Sỹ Đồng được bầu giữ chức vụ Bí thư; đồng chí Hoàng Ngọc Sin giữ chức vụ Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện. Đại hội lần thứ XXVI diễn ra từ ngày 30 - 9 đến ngày 03 - 10 năm 2005, tại Hội trường Trung tâm Văn hoá huyện với 249 đại biểu tham dự. Đại hội cũng đã tiến hành bầu Ban chấp hành Đảng bộ huyện, khoá XXVI, nhiệm kỳ 2005-2010, gồm 35 uỷ viên. Đồng chí Nguyễn Xuân Sơn được bầu giữ chức vụ Bí thư; đồng chí Hoàng Viết Đường được bầu giữ chức vụ Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện. Đại hội lần thứ XVII: Đại hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 28 - 30/7/2010, tại Hội trường Trung tâm huyện lỵ mới, thuộc xã Nghĩa Bình với sự tham gia của 229 đại biểu chính thức. Đai hi đánh giá nhiêm kỳ 2005 – 2010 đảng b và nhân dân các dân tộc nghĩa đàn đã nỗ lực vượt khó và dành được nhiều thành tựu to lớn. Đại hội quyết nghị một số mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trong phát triển kinh tế,văn hóa xã hội,quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thời kì 2010-2015. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm có 35 đồng chí, Ban Thường vụ gồm 11 đồng chí, đồng chí Lê Đức Trường tiếp tục được bầu giữ chức vụ Bí Thư Huyện uỷ, đồng chí Vi Văn Định giữ chức vụ Phó Bí thư - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện. Đại hội kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân huyên nhà tiếp tục phát huy truyền thống của Đảng bộ, đoàn kết, nhất trí, khắc phục khó khăn, nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, đẩy mạnh phongg trào thi đua yêu nước, quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiêm vụ mà Nghi quyết Đại hội lần thứ XXVII của đảng bộ huỵên đã đề ra.
Tập thể và cá nhân của huyện Nghĩa Đàn được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động qua các thời kỳ cách mạng
Các tập thể của huyện Nghĩa Đàn được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân:
- Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân huyện Nghĩa Đàn được phong tặng năm 1996. - Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Nghĩa Thuận được phong tặng năm 1995. - Cán bộ, công nhân và lực lượng tự vệ Nông trường 1- 5 được phong tặng năm 1998. - Cán bộ, chiến sỹ công an nhân dân huyện Nghĩa Đàn được phong tặng năm 1998. - Nhân dân và lực lượng vũ trang thị trấn Thái Hoà được phong tặng năm 2005.
Các cá nhân của huyện Nghĩa Đàn được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động qua các thời kỳ:
- Ông Nguyễn Văn Lang, quê Hưng Châu, Hưng Nguyên, công tác tại Nông trường Đông Hiếu được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động năm 1962. - Ông Võ Trọng Thiện, Liệt sỹ chống Mỹ, quê xã Nghĩa Hưng, Nghĩa Đàn được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang năm 1976. - Bà Hoàng Thị Loan, quê Thanh Đồng, Thanh Chương công tác tại Nông trường Tây Hiếu được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động năm 1985. - Ông Hồ Sỹ Tuấn, quê Quỳnh Thuận, Quỳnh Lưu công tác tại Công an Nghĩa Đàn được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ đổi mới năm 2003.
Vị trí
Huyện Nghĩa Đàn có tọa độ địa lý 105018’ - 105018’ kinh độ Đông và 19013’ - 19033’ vĩ độ Bắc. Diện tích tự nhiên 61,785 ha, dân số (đến 01/01/2009) là 131.134 người, gồm 3 dân tộc Kinh, Thái và Thổ. Nghĩa Đàn có đường giáp ranh chung với các huyện: - Huyện Như Xuân và Như Thanh (tỉnh Thanh Hóa) phía Bắc - Huyện Tân Kỳ phía Nam, - Huyện Quỳnh Lưu phía Đông - Huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu phía Tây Và bao quanh toàn bộ Thị xã Thái Hòa vừa mới thành lập ở giữa Với vị trí địa lý của mình, huyện Nghĩa Đàn giữ vai trong quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Giao thông
Là nơi giao lưu giữa đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 48: Đường Hồ Chí Minh tiếp cận với tỉnh Nghệ An bắt đầu từ xã Nghĩa Lâm (giáp ranh với huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá) và chạy dọc theo hướng Bắc – Nam, lần lượt qua các xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Lâm, Nghĩa Bình, Nghĩa Trung (huyện Nghĩa Đàn), qua các xã Nghĩa Mỹ, Đông Hiếu (thị xã Thái Hoà) đến xã Nghĩa Long, Nghĩa Lộc sang Tân Kỳ. Quốc lộ 48 bắt đầu từ Quốc lộ 1A (tại Yên Lý – Diễn Châu, cách Nghĩa Đàn khoảng 30 km về phía Đông), là con đường huyết mạch của vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An, chạy ngang qua huyện Nghĩa Đàn theo hướng Đông - Tây và giao nhau với đường Hồ Chí Minh tại xã Đông Hiếu – thị xã Thái Hoà, lần lượt qua các huyện: Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu lên cửa khẩu Thông Thụ đang được xây dựng (Quế Phong). Đồng thời khi tuyến đường Thái Hoà qua Nghĩa Đàn đến cảng Đông Hồi (Quỳnh Lưu) xây dựng xong sẽ rất thuận lợi cho Nghĩa Đàn và các huyện trong vùng vận chuyển hàng hoá qua lại theo đường biển. Có tuyến đường sắt Thái Hoà - Cầu Giát, sẽ là trục vận chuyển các loại sản phẩm hàng hoá chính của vùng Phủ Quỳ khi nền kinh tế trong vùng phát triển. Ngoài ra, trong huyện còn có tuyến quốc lộ 15A chạy qua từ xã Nghĩa Sơn, qua xã Nghĩa Minh đến thị xã Thái Hoà; có tỉnh lộ 545 từ phường Quang Tiến, qua xã Tây Hiếu (Thái Hoà), đến Nghĩa An, Nghĩa Khánh (Nghĩa Đàn), sang Tân Kỳ; có đường nguyên liệu xuất phát từ nhà máy đường NAT & L (Quỳ Hợp) và được chia làm 2 nhánh, một nhánh chạy qua các xã phía Bắc huyện Nghĩa Đàn sang vùng Tây Bắc huyện Quỳnh Lưu (tỉnh lộ 598), nhánh còn lại chạy vòng phía Tây Nam, qua Nghĩa Đức đến Nghĩa An, Nghĩa Khánh… như một cánh cung liên kết với hầu hết các xã vòng ngoài của huyện.
Địa hình
Địa hình khá thuận lợi so với các huyện trung du, miền núi của tỉnh. Huyện có đồi núi không cao, thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, bao quanh là các dãy núi có độ cao từ 300 m đến 400 m như Chuột Bạch, Cột Cờ, Bồ Bồ, Hòn Sương… Vùng trung tâm gồm nhiều dãy đồi bát úp thấp và thoải, xen kẽ giữa chúng là các thung lũng bằng phẳng với độ cao trung bình từ 50 m đến 70 m.
Với đặc điểm địa hình bề mặt của huyện Nghĩa Đàn có 8,0% diện tích tự nhiên là đồng bằng thung lũng, 65% là đồi núi thấp thoải, 27% là núi tương đối cao đã tạo cho địa phương nhiều vùng đất thoải bằng với quy mô diện tích lớn, thuận lợi để phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp kết hợp có hiệu quả cao.
Thời tiết, khí hậu
Huyện Nghĩa Đàn chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng Bắc Trung bộ và vùng Tây Bắc Nghệ An, có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Theo tài liệu trạm khí tượng Tây Hiếu, Nghĩa Đàn có những đặc trưng khí hậu sau: - Nhiệt độ trung bình năm 23,30C; trung bình tháng cao nhất 28- 290C ở các tháng 6,7; trung bình dưới 200C chỉ xuất hiện ở 3 tháng: 12,1 và 2. Có 6 tháng (từ tháng 4 - tháng 10) nhiệt độ trung bình vượt qua 250C . Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất (tháng 1) 180C. Biên độ nhiệt độ ngày đêm các tháng mùa hè từ 8 - 110C , mùa đông từ 6 - 80C . Trong các tháng mùa đông do nhiệt độ xuống thấp nên thường xuất hiện sương mù, có năm bị sương muối nhưng ít ảnh hưởng đến sản xuất. - Lượng mưa trung bình 1.633 mm (bình quân cả tỉnh khoảng 1.600 mm), trong đó có đến trên 70% lượng mưa tập trung từ tháng 5 - 10. Lượng mưa bình quân cao nhất 2.784 mm (1978), bình quân thấp nhất 1.016 mm (1969). - Tổng lượng bốc hơi bình quân năm 825 mm. - Ẩm độ trung bình nhiều năm phổ biến 80 - 86%, chênh lệch giữa các tháng trong năm không đáng kể. Trong thời gian dài qua, tần suất bão ít xuất hiện và ảnh hưởng không lớn đến sản xuất ở Nghĩa Đàn. Nhìn chung, khí hậu thời tiết ở Nghĩa Đàn phù hợp cho cây trồng, vật nuôi phát triển, tuy nhiên trong sản xuất cần lưu ý: - Vào mùa hè có gió Tây Nam khô nóng, lượng bốc hơi lớn, nhiệt độ tăng, dễ gây hạn đất, hạn không khí, rất cần có các giải pháp thuỷ lợi tưới, hoặc giữ ẩm, che tủ gốc cây đối với cây lâu năm… - Mùa đông kèm theo gió mùa Đông Bắc gây lạnh, đôi khi gây sương muối, biện pháp khắc phục là tưới hoặc giữ ẩm cho cây.
Đất đai
Nghĩa Đàn thuộc huyện vùng núi thấp, địa hình ít phức tạp. Bao vòng ngoài huyện từ Tây Bắc sang Bắc, vòng sang Đông và Đông Nam là những dãy núi có cao độ từ 300 – 400 m nối nhau liên tiếp, dạng địa hình này chiếm khoảng 27% diện tích tự nhiên. Khu vực phía Tây Nam và vùng trung tâm có địa hình đồi thoải, độ cao từ 70-200 m, chiếm diện tích lớn nhất, khoảng 65% diện tích tự nhiên và nằm xen giữa các vùng đồi thoải là những thung lũng thấp, có độ cao từ 40 – 70m, chiếm khoảng 8% diện tích. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 61.785 ha. Trong đó, diện tích sông suối, mặt nước chuyên dùng và núi đá 4.363 ha, diện tích đất còn lại 57.422 ha, phân bổ trên các loại sau: I.2.1. Đất phù sa: Diện tích 9.780 ha, chiếm 17,06% đất toàn huyện, bao gồm: - Phù sa được bồi hàng năm của hệ thống sông Hiếu (Pb), diện tích 1.278 ha, đây là địa bàn gieo trồng ngô bãi là chính. - Phù sa không được bồi, chua, không Glây hoặc Glây yếu (Pc), diện tích 3.910 ha, là quỹ đất trồng lúa chính của huyện và chủ yếu trồng 2 vụ lúa và rau màu các loại. - Phù sa cổ có nhiều sản phẩm Feralit (Pj), diện tích 4.520 ha, thích hợp cho trồng màu, cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.
Đất nâu vàng
Tại Nghĩa Đàn tập trung loại đất nâu vàng phát triển trên phù sa cổ và lũ tích (F), diện tích 3.400 ha, chiếm 5,93% đất toàn huyện, nằm rải rác thành từng giải đồi thấp ven sông Hiếu và các nhánh suối, phân bố nhiều ở các xã Nghĩa Minh, Nghĩa Mai, Nghĩa Lâm. Loại đất này có thể trồng cây ăn quả (cam, chanh), nơi đất nhẹ có thể trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày. I.2.3. Đất lúa vùng đồi núi: Diện tích 3.410 ha, chiếm 5,95% đất toàn huyện, là sản phẩm đất phong hoá bị nước mưa cuốn trôi được lắng đọng ở thung lũng dưới các chân đồi núi. Loại đất này thường thích hợp để trồng lúa và các loại cây ngắn ngày. Bao gồm: - Đất dốc tụ (D): 3.250 ha. - Đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước (F1): 871 ha. -Dat do bazan tap trung o Nghia Hieu, xom Cat Mong trong nhieu Cao su,caphe
Đất Feralit đỏ vàng vùng đồi núi (170 – 200 m
Diện tích 30.207 ha, chiếm 52,69% đất toàn huyện, gồm: - Đất nâu đỏ phát triển trên đá Macma trung tính và Bazơ (Fk - đất đỏ Bazan), diện tích 9.527 ha, phẩn bổ nhiều ở Nghĩa An, Nghĩa Đức, Nghĩa Liên và các nông trường cũ. Là quỹ đất tốt, tầng đất dày, thích hợp để phát triển nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả các loại. - Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá phiến sét (Fs), diện tích 19.081 ha. Loại đất này có thành phần cơ giới từ thịt nặng đến thịt nhẹ, giữ nước tốt, có thể trồng cà phê, cam, chanh, nơi ít dốc trồng cây hoa màu lương thực và đang là loại đất chính được khai thác trồng mía và dứa nguyên liệu. Ngoài ra còn có khoảng 1.548 ha các loại đất khác cùng nhóm (chủ yếu là phát triển trên đá vôi (Fv) và phát triển trên đất cát kết (Fq), cũng là loại đất tốt, thích hợp để trồng nhiều loại cây trồng.
Đất đen
Diện tích 3.870 ha, chiếm 6,75% đất toàn huyện. Gồm có 2 loại đất: - Đất đen trên tuýp (Rk): diện tích 1.675 ha. Đất có nhiều sét, ẩm, rất dính dẻo, khi khô lại rất cứng, phần lớn đất tầng mỏng, có thể trồng cây ăn quả nhưng lưu ý giải pháp tưới. - Đất đen trên đá vôi (Rv):diện tích 2.195 ha. Phân bổ ở các thung lũng đá vôi. Đất có phản ứng trung tính, thành phần cơ giới thịt nặng. Nơi thấp và đủ nước có thể trồng lúa, cần cày sâu, phơi ải nhưng không nên phơi quá khô đất sẽ rắn lại. I.2.6- Đất Feralít đỏ vàng vùng núi thấp (200-1.000 m): Diện tích 6.730 ha, chiếm 11,62% đất toàn huyện, chủ yếu là đất Feralít đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét, có tầng dày trung bình, thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng, có thể trồng dứa, mía hoặc cây ngắn ngày. Với đặc điểm địa hình, đất đai trên, Nghĩa Đàn có thế mạnh phát triển đa dạng các loại cây trồng: Địa hình đồi dốc, cao trồng rừng; vùng đồi thoải trồng cây lâu năm, cây công nghiệp hàng năm, màu các loại; nơi thung lũng thấp có thể sản xuất lúa nước, rau màu… Do vậy, hiện tại phần lớn quỹ đất ở Nghĩa Đàn đều đã được khai thác sử dụng có hiệu quả, trong đó đến 80,64% cho phát triển nông nghiệp, 13,52% cho phi nông nghiệp, chỉ còn 5,84% diện tích chưa sử dụng.
Tóm lại, tài nguyên đất của huyện Nghĩa Đàn rất phong phú, thích hợp với nhiều loại cây trồng nhất là các loại cây công nghiệp và cây ăn quả. Đây là thế mạnh để phát triển lâu dài các ngành kinh tế của huyện.
Nguồn nước, thuỷ văn
Nghĩa Đàn nằm trong lưu vực Sông Hiếu, là nhánh sông lớn nhất của hệ thống Sông Cả, phát nguồn từ biên giới Việt - Lào, qua Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp về Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, gặp Sông Cả tại Cây Chanh (huyện Anh Sơn). Sông Hiếu dài 217 Km, đoạn chảy qua thị xã Thái Hoà và huyện Nghĩa Đàn dài 44 Km (từ ngã ba Dinh đến Khe Đá). Tổng diện tích lưu vựa 5.030 Km2, tính đến thị xã Thái Hoà có diện tích lưu vực 3.900 Km2. Cùng Sông Hiếu còn có 48 sông suối lớn nhỏ, trong đó có 5 nhánh chính, đó là Sông Sào dài 34 Km, Khe Cái dài 23 Km, Khe Hang dài 23 Km, Khe Diên dài 16 Km, Khe Đá dài 17 Km, các sông suối lớn nhỏ có nước quanh năm và địa hình thích hợp tạo cho Nghĩa Đàn nhiều thuận lợi trong công tác đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, với trên 100 hồ đập có trữ lượng hàng trăm triệu m3. Trong đó có 2 công trình lớn là hồ Sông Sào và hồ Khe Đá. Nghĩa Đàn có 3.582 ha sông suối và mặt nước chuyên dùng, là tiềm năng cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đồng thời là nguồn lợi khai thác NTTS, phát triển du lịch sinh thái,… Nguồn nước ngầm ở Nghĩa Đàn chưa có tài liệu khảo sát, đánh giá đúng mức. Nhưng qua quan sát từ các giếng khơi cho thấy nguồn nước ngầm ở Nghĩa Đàn khá dồi dào, mực nước ngầm bình quân 6 - m, mùa khô hạn 10 - 15m, mùa mưa 4 - 5 m, có nơi dưới 2 m. Nước ngầm ở Nghĩa Đàn có nhiều tạp chất của khoáng vật.
Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê năm 2005, tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện là: 22.203 ha chiếm 29,38% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó:
Đất rừng tự nhiên: 15.321,31 ha chiếm 69,3%
Đất rừng trồng: 6.831,69 ha chiếm 30,7%
Tài nguyên rừng của huyện rất phong phú, có nhiều loại gỗ quý với trữ lượng lớn, đây là nguyên liệu chính phục vụ sản xuất mộc mỹ nghệ và mộc dân dụng. Có nhiều loài thú quý hiếm nhưng hiện nay đang có nguy cơ cạn kiệt do săn bắn và do thiếu