Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
Bản in
Công ty CP Giống cây trồng Miền Bắc
Tin đăng ngày: - Xem: 4294

Công ty CP Giống cây trồng Miền Bắc

ĐC: 297 Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội
Xem bản đồ:
Tel: 04 7930 339
Email: vinhnsc@yahoo.com.vn
Website: http://binhminhvangvina.com
Đại diện:

QUY TRÌNH KỸ THUẬT THÂM CANH

MỘT SỐ GIỐNG CÂY TRỒNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT

ĐƯA VÀO SẢN XUẤT TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2008-2009


CN. HOÀNG PHƯƠNG và KS. VŨ VĂN TÂN

I. Giống lúa P6

1. Nguồn gốc:

Giống lúa P6 do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm tạo ra và đã được nhân rộng ở nhiều tỉnh trong cả nước.

2. Đặc điểm sinh học:

Thời gian sinh trưởng vụ xuân: trà xuân chính vụ 160-170 ngày, trà xuân muộn 140-145 ngày. Chiều cao cây từ 80-90 cm, bụi cây gọn, lá đứng, đẻ nhánh trung bình, tàn lá muộn. P6 có khả năng chịu rét và chống đổ tốt trong giai đoạn mạ và sau cấy, kháng vừa với đạo ôn và rầy nâu, nhiễm nhẹ bệnh khô vằn, bạc lá.

Giống lúa P6 có chất lượng gạo cao, hạt gạo dài (6,8 mm), ít bạc bụng, cơm mềm, đậm, hàm lượng Protein 10,5%, hàm lượng amylose 21%. Năng suất trung bình trong vụ xuân từ 65-70 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 70-72 tạ/ha.

Giống lúa P6 có thể cấy được cả 2 vụ trong năm, thích hợp trên các chân đất vàn, vàn cao, có thể tham gia trong các công thức luân canh: lúa xuân - lúa mùa - màu đông chính vụ; bí xanh vụ xuân - lúa mùa - màu đông chính vụ.

3. Kỹ thuật canh tác:

- Thời vụ: gieo mạ dược từ 10-30/12, cấy khi mạ có 5 lá; mạ sân từ 20-30/1, cấy khi mạ được 15-20 ngày (khi mạ có ít nhất từ 3-4 lá); gieo thẳng từ 25/1-5/2 với lượng hạt giống khoảng 60-80 kg/ha, gieo bằng máy lượng hạt giống khoảng 40-60 kg/ha.

- Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống: trước khi ngâm ủ hạt giống cần được phơi hoặc sấy lại 1-2 lần, chú ý không phơi trên nền đất. Trong vụ xuân hạt giống cần được ngâm trong nước từ 40-48 giờ với hạt giống mới, 30-36 giờ với hạt giống cũ, ngâm trong nước ấm (3 sôi 2 lạnh), chú ý thường xuyên kiểm tra 5-6 giờ/lần, nếu thấy nước chua phải đãi cho bớt chua và ngâm lại trong nước mới. Khi hạt giống no nước đem đãi sạch và ủ ấm, khi mộng dài 2 mm thì đem gieo.

- Mật độ cấy: 50-55 khóm/m2, cấy từ 2-3 dảnh/khóm, cấy nông tay, cấy mạ đúng tuổi.

4. Phân bón:

- Lượng phân bón/sào: 400 kg phân chuồng (có thể thay bằng 20-30 kg phân vi sinh sông Gianh) + 8 kg Urê + 6 kg Kaliclorua + 20 kg Supe lân.

- Cách bón:

+ Bón lót: 100% phân chuồng + 100% Supe lân + 40% Urê + 50% Kaliclorua.

+ Bón thúc lần 1 sau khi lúa bén rễ hồi xanh: 30% Urê.

+ Bón đón đòng sau khi kết thúc đẻ nhánh: 30% Urê + 50% Kaliclorua.

5. Phòng trừ sâu bệnh:

Theo dõi và phòng trừ bọ trĩ ở giai đoạn mạ và sau cấy. Sâu cuốn lá trong giai đoạn lúa đẻ nhánh. Giống lúa P6 ít bị nhiễm đạo ôn trong vụ xuân, chỉ có thể bị nhiễm ở một số chân ruộng cấy dầy, bón phân quá nhiều. Chú ý theo dõi mật độ rầy nâu vào giai đoạn cuối vụ. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sâu bệnh và thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh theo sự hướng dẫn của Trạm Bảo vệ thực vật để đạt kết quả tốt.

II. Giống lúa lai Nghi Hương 2308

1. Nguồn gốc giống:

Giống lúa lai Nghi hương 2308 (Nghi hương 1A x Nghi khôi 2308) là giống lúa lai 3 dòng do Công ty TNHH khoa học kỹ thuật giống cây trồng Đắc Nguyệt (Tứ Xuyên-Trung Quốc) chọn tạo. Công ty cổ phần giống cây trồng miền Bắc được uỷ quyền mở rộng giống này tại Việt Nam. Giống được công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới theo Quyết định số 2878 QĐ/BNN-TT ngày 04/10/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Đặc tính giống:

Giống có thời gian sinh trưởng từ 130-135 ngày vụ xuân và 105-110 ngày vụ mùa. Sinh trưởng khoẻ, đẻ nhánh khá, trỗ bông tập trung, độ thoát cổ bông tốt.

- Khả năng chịu rét, chống đổ tốt, chống chịu sâu bệnh khá.

- Năng suất cao ổn định, đạt 7-8 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt trên 10 tấn/ha.

- Thích hợp gieo cấy trên chân đất từ vàn thấp đến cao. Đây là giống lúa lai có chất lượng cao nhất trong tập đoàn lúa lai chất lượng đã được công nhận ở Việt Nam. Hạt thoi dài, trắng trong, cơm mềm, hàm lượng dinh dưỡng cao, ngon và có mùi thơm nhẹ.

3. Thời vụ và kỹ thuật gieo cấy:

- Đây là giống có thể gieo cấy được cả 2 vụ/năm, cấy ở xuân muộn gieo từ 25/1-10/2. Mùa sớm gieo từ 1-15/6 (theo lịch gieo cấy lúa lai của từng địa phương cho thích hợp). Cấy tuổi mạ non từ 2,5-3 lá.

- Mật độ cấy: tuỳ thuộc vào độ phì nhiêu của đất, có thể cấy 40-45 khóm/m2, cấy từ 1-2 dảnh/khóm. Khoảng cách cấy 12 x 18-20 cm.

4. Chăm sóc:

- Đầu tư phân bón/sào (360m2):

+ Phân chuồng: 300-400 kg hoặc dùng 20-30 kg VSSG, Supelân: 15-20 kg, Đạm urê: 8-10kg, Kali: 7-8kg.

+ Cách bón: bón lót toàn bộ phân chuồng và Supelân + 30% đạm + 20% Kali.

+ Bón thúc lần 1: khi lúa bén rễ hồi xanh 60% đạm + 30% Kali.

+ Bón đón đòng: 10% đạm + 50% Kali.

Lưu ý: Riêng phân đạm urê tuỳ tình hình sinh trưởng của cây mà bón, vụ mùa bón giảm lượng từ 15-20%.

+ Chế độ nước: trong suốt giai đoạn lúa đẻ nhánh cần giữ nước từ 3-5 cm, đến cuối giai đoạn đẻ nhánh cần tiến hành rút nước phơi ruộng nứt nẻ chân chim. Sau đó cho nước to trở lại ruộng từ 5-10 cm cho đến khi lúa chín chắc xanh thì rút cạn nước.

5. Phòng trừ sâu bệnh:

Thăm đồng thường xuyên để theo dõi tình hình sâu bệnh và phòng trừ kịp thời sớm có hiệu quả.

- Với các loại sâu cuốn lá, sâu đục thân dùng các loại thuốc Karate 2.5 EC, Regent 800WG, Thianmectin 0.50 ME.

- Rầy nâu, chích hút thường dùng thuốc Actara 25WG.

- Đạo ôn dùng các loại thuốc Filia 525 SE, Fujione 40EC.

- Bệnh khô vằn dùng Validacin 5SC, Anvil 5SC.

- Bệnh lem lép hạt dùng thuốc Tiltsuper 300EC.

6. Thu hoạch:

Kiểm tra đồng ruộng khi lúa đã chín đều thì mới thu hoạch. Khi thu hoạch không được chất đống để bốc nóng, không được phơi mỏng dưới nắng nóng trên nền xi măng. Khi xát thóc nên xát thóc ở thuỷ phần trên 14% và xát bằng các loại máy chuyên dùng cho loại hạt thóc dài. Có như vậy gạo mới không bị gãy và vẫn giữ được mùi thơm.

III. Giống ngô nếp lai F1 MX6

1. Đặc tính:

Sinh trưởng mạnh, chống chịu bệnh khô vằn, đốm lá, rỉ sắt rất tốt, năng suất bắp tươi còn vỏ đạt 18-19 tấn/ha, độ đồng đều bắp và cây rất cao, thu hoạch tập trung, tỷ lệ trái loại 1 cao trên 90%, dạng trái hơi nù, hạt trắng sữa, ăn tươi ngon, mềm dẻo, ngọt, thơm đặc trưng.

2. Thời vụ:

Có thể trồng được quanh năm trên đất tưới tiêu chủ động, tuy nhiên gieo trồng cần tránh bắp trổ cờ phun râu vào các tháng quá khô nóng trái khó đậu hạt. Trồng cách ly không gian và thời gian với các loại bắp vàng để đảm bảo chất lượng ăn tươi và màu hạt.

Lượng giống và khoảng cách: Mỗi ha cần 12-13 kg hạt giống, gieo 1 hạt/hốc, theo khoảng cách 70 x 25 cm, gieo thêm 10% số hạt trong bầu để trồng dặm đảm bảo mật độ đạt 57.000 cây/ha.

3. Phân bón:

- Lượng phân bón/ha: 5-10 tấn phân chuồng hoai mục + 250 kg Urê + 100-120 kg Kaliclorua + 400-500 kg Supe lân.

- Cách bón:

+ Bón lót khi làm đất: 100% phân chuồng + 100% Supe lân.

+ Bón thúc lần 1 sau khi gieo 10 ngày: 50 kg Urê + 20-25 kg Kaliclorua.

+ Bón thúc lần 2 sau khi gieo 20 ngày: 100 kg Urê + 40-50 kg Kaliclorua.

+ Bón thúc lần 3 sau khi gieo 35-40 ngày: toàn bộ lượng phân còn lại.

4. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:

Giai đoạn cây con và 2 tuần trước trổ cờ và 2 tuần sau trổ cờ cần tưới đủ ẩm, tránh úng để cây phát triển mạnh, cho trái và hạt phát triển tốt.

Chủ động diệt cỏ dại bằng phun thuốc đặc trị MAIZINE 80 WP, phun lúc vừa gieo xong và 20 ngày sau gieo. Thời gian sinh trưởng bắp nếp lai MX6 ngắn, do đó cần bón phân đúng lúc, kết hợp làm cỏ, xới xáo và vun gốc trong các đợt bón phân. Giống MX6 cho hai bắp, nên loại bỏ bắp dưới làm thực phẩm ăn tươi để tập trung dinh dưỡng nuôi bắp trên. Nếu bắc có hiện tượng đẻ nhánh từ thân chính là do ruộng giàu dinh dưỡng hoặc bón quá thừa đạm, cần điều chỉnh cân đối lượng phân bón cho thích hợp và loại bỏ sớm các nhánh đẻ này.

Đề phòng sâu đục thân, đục bắp non bằng cách rãi Basudin, Furadan vào loa kèn khi bắp được 7-8 lá, nếu hộ nào tận dụng thân lá để làm thức ăn gia súc thì nên bón qua gốc.

Để hạn chế bệnh đốm vằn thì ở giai đoạn trước trổ cờ nên loại bỏ các lá già có vệt bệnh ở gốc, nếu mưa nhiều, ẩm độ cao thì phun Validacine, Anvil để ngừa bệnh.

Đề phòng ngừa bệnh đốm lá phun Tilt hay Appencab.

Để phòng ngừa bệnh bạch tạng (sọc trắng lá) gây thất thu cho bắp như hiện tượng không hạt, không trái nên phun ngừa bằng thuốc Foraxyl 35% định kỳ 2-3 lần ở giai đoạn 10, 20, 30 ngày sau gieo giúp hạn chế được bệnh trên.

5. Thu hoạch:

Nếu bắp ăn tươi thì thu hoạch sau khi phun râu 18-20 ngày (62-64 ngày sau gieo), nếu thu khô thu hoạch vào khoảng 75-80 ngày sau gieo.

Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Hôm nay: 38,611 | Tất cả: 74,286,647
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc
   
Facebook chat