Quá trình thành lập Công ty cổ phần Bến xe Miền Tây:
· Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN BẾN XE MIỀN TÂY.
· Tên viết tắt: BẾN XE MIỀN TÂY.
· Tên giao dịch quốc tế:
WEST COACH STATION JOINT STOCK COMPANY
· Trụ sở văn phòng:
395 Kinh Dương Vương - Phường An Lạc - Quận Bình Tân
· Số điện thoại: (84) 8776594 – (84) 7521517
· Fax: (84) 8752853
· Vốn điều lệ: 25.000.000.000đ (Hai mươi lăm tỷ đồng)
Vốn sở hữu Nhà nước chiếm 51% vốn điều lệ, tương đương 12.750.000.000đ; vốn thuộc sở hữu cổ đông là CB – CNV và các đối tượng ngoài công ty 49% vốn điều lệ, tương đương 12.250.000.000đ.
· Mã số thuế: 030112112
· Số tài khoản:
¨ 412.101.100.028 tại Ngân hàng NN & PTNT Quận 10, chi nhánh Hùng Vương, TP.HCm.
¨ 421.101.303.916 tại Ngân hàng NN & PTNT Quận Bình Tân.
Công ty cổ phần Bến xe Miền tây nằm ở cửa ngỏ phía tây thành phố Hồ Chí Minh, phục vụ hành khách từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long với hơn 150 doanh nghiệp vận tải tham gia khai thác 200 tuyến đường thuộc các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiêng Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Trà Vinh, Bến Tre. Ngày 14/05/1969 bến xe được khởi công xây dựng, ngày 08/06/1972 hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng, ngày 05/03/1973 với tổng diện tích mặt bằng là: 29.700m2 được chính quyền Sài Gòn đặt tên là Xa Cảng Miền Tây.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/04/1975, chính quyền Cách Mạng tiếp quản Xa Cảng Miền Tây tiếp tục nhiệm vụ phục vụ khách hàng. Trong những ngày đầu giải phóng cùng với những khó khăn chung của cả nước, việc đi lại của nhân dân thành phố về các tỉnh Miền Tây tăng cao trong khi phương tiện phục vụ lại hạn chế, nhằm củng cố đội ngũ cán bộ quản lý phối hợp với nhân viên lưu dụng, tháng 07/1975 Cục Vận Tải Đường Bộ thành lập Ban quản trị và đổi tên thành Bến xe Miền Tây với diện tích mở rộng là 39.000m2.
Năm 1976 Cục Vận Tải Đường Bộ giao bến xe Miền Tây lại cho sở giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh quản lý, căn cứ theo quyết định số 262/QĐ–TCCB ngày / /1976 của Sở Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh về việc thành lập công ty Xe Khách Miền Tây mà Bến xe Miền Tây là đơn vị trực thuộc.
Từ năm 1975 đến năm 1992 Bến Xe Miền Tây là đơn vị sự nghiệp có thu (hoạt động theo hình thức lấy thu bù chi). Năm 1992, Bến xe Miền Tây được chuyển thành doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định số 159/QĐ – UB ngày 03/12/1992 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, ngành nghề kinh doanh chủ yếu là khai thác và kinh doanh bến xe, đại lý và các dịch vụ khác. Bến Xe Miền Tây được chuyển thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích theo quyết định số 3545/QĐ–UB KT–CN ngày 11/07/1997 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Thực hiện quyết định số 2368/QĐ–UB ngày 21/05/2004 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 07/2004, Bến Xe Chợ Lớn sáp nhập vào Bến xe Miền Tây. Tiếp nhận nguyên trạng cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, vốn, tài sản, các hợp đồng kinh tế dở dang, quyền và nghĩa vụ pháp lý của Bến Xe Chợ Lớn.
Ngày 15/07/2005, Bến xe Miền Tây được chuyển từ Sở Giao thông công Chính thành phố Hồ Chí Minh sang tổng công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn quản lý trên cơ sở hoạt động thí điểm theo mô hình công ty mẹ - công ty con theo quyết định số 172/2004/QĐ–UB của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm huy động thêm vốn, tạo động lực mới và phát huy quyền làm chủ thực sự của người lao động trong doanh nghiệp. Bến xe Miền Tây được Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh chọn để xây dựng đề án chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quyết định số 1552/QĐ-UB ngày 08/04/2005 và ngày 31/08/2005 Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết định số 4552/QĐ-UB và quyết định số 5403/QĐ-UBND ngày 21/10/2005 phê duyệt phương án và chuyển Bến xe miền Tây thành Công ty Cổ phần Bến xe Miền Tây. Ngày 03/05/2006 Công ty Cổ phần Bến xe Miền Tây chính thức đi vào hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 4103004698 do Sở kế hoạch đầu tư cấp phép.