Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, sẽ trình Bộ Công Thương và Chính phủ đề án quy hoạch khai thác than khu vực bể than Đồng bằng sông Hồng trong thời gian sớm sau khi đã nhận được sự đồng thuận về việc này.
* Chuyện trò trực tiếp cùng giới đầu tư
Bể than đồng bằng sông Hồng có diện tích trên 3.500 km2 nằm trong miền võng Hà Nội trải dài từ Việt Trì - Phú Thọ đến Tiền Hải - Thái Bình, tính đến độ sâu âm (-) 3.500m ước tính trữ lượng khoảng 210 tỷ tấn than.
Theo đánh giá sơ bộ than ở bể than đồng bằng sông Hồng là than á-bitum (subituminous) có tiềm năng lớn, than phù hợp cho các nhà máy nhiệt điện hoặc có thể khí hóa than để sản xuất các sản phẩm khác.
Tuy nhiên, điều kiện địa chất, điều kiện khai thác ở đây rất phức tạp có nhiều nước ngầm, đất đá bao quanh vỉa than không ổn định... hơn nữa trên bề mặt là nơi trồng lúa của tỉnh Thái Bình, Hưng Yên.
Do vậy, TKV đang phối hợp với tỉnh Hưng Yên để xác định những vùng cấm hoặc hạn chế hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Tập đoàn cũng đề nghị, ngay sau khi Bộ TN-MT điều tra, đánh giá hiện trạng thì cho thăm dò luôn, không nhất thiết phải đợi đánh giá toàn vùng.
Ông Trần Xuân Hòa, Tổng Giám đốc TKV, cho rằng, việc này sẽ rút ngắn đáng kể thời gian đưa các mỏ vào khai thác, do từ thăm dò đến xây dựng mỏ để khai thác được than phải mất 7 - 8 năm.
Tuy nhiên, việc đẩy nhanh tiến độ khai thác bể than sông Hồng phụ thuộc khá nhiều vào vốn. Riêng chi phí thăm dò để đánh giá toàn bộ trữ lượng bể than ước tính lên tới 2,5 tỷ USD. TKV đang làm với đối tác Úc và Nhật Bản để thử nghiệm khai thác ở hai điểm với kinh phí ban đầu 10 triệu USD/mỏ.
Sau khi giấy phép thăm dò được cấp và báo cáo được phê duyệt, TKV sẽ lập các dự án khai thác than thử nghiệm bằng công nghệ khai thác hầm lò truyền thống hoặc khí hóa than trong lòng đất trên cơ sở đảm bảo hiệu quả về kinh tế, môi trường và xã hội.
Căn cứ vào kết quả thử nghiệm sẽ lựa chọn công nghệ khai thác than hợp lý và xác định quy mô khai thác tối ưu tại vùng này. Lãnh đạo TKV cho rằng từ, năm 2015, mỗi năm Việt Nam thiếu khoảng 6 triệu tấn than cho sản xuất điện.
Trong khi đó, hiện nay than khai thác chủ yếu tập trung ở bể than Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh với trữ lượng không lớn, chỉ khoảng 10 tỉ tấn