Thái Bình được chia thành 7 huyện và 1 thành phố trực thuộc là:
- Thành phố Thái Bình (tỉnh lỵ) 10 phường và 9 xã
- Đông Hưng (sáp nhập 2 huyện Đông Quan và Tiên Hưng) 1 thị trấn và 44 xã
- Hưng Hà (sáp nhập 2 huyện Hưng Nhân và Duyên Hà) 2 thị trấn và 33 xã
- Kiến Xương (tách ra từ phủ Kiến Xương tỉnh Nam Định (cũ). Sau Cách mạng Tháng Tám gọi là huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình) 1 thị trấn và 36 xã
- Quỳnh Phụ (sáp nhập 2 huyện Quỳnh Côi và Phụ Dực) 2 thị trấn và 36 xã
- Thái Thụy (sáp nhập 2 huyện Thái Ninh và Thụy Anh)1 thị trấn và 47 xã
- Tiền Hải 1 thị trấn và 34 xã
- Vũ Thư (sáp nhập 2 huyện Vũ Tiên và Thư Trì) 1 thị trấn và 29 xã
Tỉnh Thái Bình có 287 đơn vị cấp xã gồm 10 phường, 9 thị trấn và 268 xã
Điều kiện tự nhiên
Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh, khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Địa hình khá bằng phẳng với độ dốc thấp hơn 1%; độ cao phổ biến từ 1-2 m trên mực nước biển, thấp dần từ bắc xuống đông nam.
Thái Bình có bờ biển dài 52 km.
Tỉnh này có 4 con sông khá lớn chảy qua: phía bắc và đông bắc có sông Hóa dài 35 km, phía bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng) dài 53 km, phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài 65 km. Các sông này tạo ra 4 cửa sông lớn: Diêm Điền (Thái Bình), Ba Lạt, Trà Lý, Lân. Do đặc điểm sát biển nên chúng đều chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, mùa hè mức nước dâng nhanh với lưu lượng lớn và hàm lượng phù sa cao, mùa đông lưu lượng giảm nhiều và lượng phù sa không đáng kể khiến nước mặn ảnh hưởng sâu vào đất liền từ 15-20 km.
Diện tích: 1.542 km²
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.400-1.800 mm
Nhiệt độ trung bình: 23,5 °C
Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.800 giờ
Độ ẩm tương đối trung bình: 85-90%
Tọa độ: 20°17′đến 20°44′độ vĩ bắc, 106°06′đến 106°39′độ kinh đông.
Dân số
Năm 2004, Thái Bình có 1.842.800 người với mật độ dân số 1.195 người/km².
Dự báo dân số năm 2010 là 1.902.400 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2006 -2010 là 0.86 %/năm.
Thành phần dân số
Nông thôn: 74 %
Thành thị: 26 %
Phấn đấu đạt tỉ lệ đô thị hoá 22,3% năm 2015, đến năm 2020 tỉ lệ đô thị hoá đạt khoảng 40%, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động khoảng 67%.
Lịch sử
Vùng đất thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay, vào thời Bắc Thuộc trước thế kỉ 10, thuộc hương Đa Cương (vùng đất từ sông Luộc ra đến biển) của quận Giao Chỉ. Tới nhà Hậu Lê, thời vua Lê Thánh Tông về sau vùng đất Thái Bình ngày nay thuộc trấn Sơn Nam. Đến cuối thời nhà Lê trung hưng sang đầu nhà Nguyễn, vùng này thuộc trấn Sơn Nam Hạ. Năm 1832, vua Minh Mạng nhà Nguyễn cắt hai phủ Thái Bình, Kiến Xương nhập vào tỉnh Nam Định, nhập phủ Tiên Hưng vào tỉnh Hưng Yên.
Tỉnh Thái Bình được thành lập vào năm thứ hai niên hiệu Thành Thái nhà Nguyễn (1890), từ hai phủ Kiến Xương và Thái Bình của tỉnh Nam Định và lấy thêm huyện Thần Khê của phủ Tiên Hưng thuộc tỉnh Hưng Yên. Huyện Thần Khê lúc đó được nhập vào phủ Thái Bình, sau đó phủ này được đổi tên thành Thái Ninh. Đến năm 1894, hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà, phần còn lại của phủ Tiên Hưng cũng được nhập về tỉnh Thái Bình từ Hưng Yên, và phủ Tiên Hưng được tái lập trực thuộc tỉnh Thái Bình. Như vậy lúc mới thành lập, tỉnh Thái Bình có 3 phủ là: Kiến Xương, Thái Ninh, Tiên Hưng, trong đó bao gồm 12 huyện:
Vũ Tiên, Thư Trì, Tiền Hải, Trực Định (Chân Định) thuộc phủ Kiến Xương (sở lị phủ kiêm huyện lị huyện Trực Định, đặt ở xã Động Trung)
Đông Quan, Quỳnh Côi, Phụ Dực, Thụy Vân (Thụy Anh), Thanh Quan thuộc phủ Thái Ninh (sở lị phủ kiêm huyện lị huyện Thanh Quan)
Hưng Nhân, Duyên Hà, Thần Khê thuộc phủ Tiên Hưng (sở lị phủ kiêm huyện lị huyện Thần Khê)
Sau đó, đơn vị hành chính cấp phủ bị loại bỏ, các huyện có sở lị phủ thì đổi theo tên của phủ kiêm quản trước đó: Thanh Quan thành Thái Ninh, Trực Định thành Kiến Xương, Thần Khê thành Tiên Hưng.
Tỉnh lị tỉnh Thái Bình khi mới thành lập năm 1890, đặt tại xã Kỳ Bố, trước là huyện lị của huyện Vũ Tiên (từ thời Minh Mạng). Sau này, tỉnh lị Thái Bình phát triển mở rộng sang các huyện lân cận thành thị xã Thái Bình, rồi thành thành phố Thái Bình.
Kinh tế
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2008 đạt gần 10.500 tỉ đồng (chỉ số giá năm 1994),phấn đấu năm 2010 là 11.900 tỷ đồng, nhịp độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2006 - 2010 bình quân 11%.Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,3% so với năm 2008, là tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao thứ 3 ở khu vực đồng bằng sông Hồng
Cơ cấu nông, lâm thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ phấn đấu năm 2010: 34% - 33 % - 33%
GDP bình quân phấn đấu năm 2010 là 14.3 triệu/người
Giá trị sản xuât Công nghiệp 6 tháng năm 2009 ước đạt 3322.3 tỉ đồng, tăng 15.02 % so với cùng kì 2008. Hiện nay các khu Công nghiệp trên toàn tỉnh thu hút được 127 dự án, đã có 102 dự án hoàn thành đầu tư đi vào sản xuất với tổng số vốn thực hiện đầu tư là 4280.3 tỉ đồng thu hút 31.514 lao động.
Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 2009 là 310triệu USD , năm 2010 dự kiến sẽ là 430triệu USD
Tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hôi tới 2010 là 27.550 tỉ đồng
Thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2009 so với cùng kì năm 2008 tăng 28%, ước thực hiện 2.427 tỉ đồng, đạt 74.6% dự toán năm. Theo Thaibinh.gov.vn
Trung tâm Điện lực Thái Bình tại xã Mỹ Lộc - Huyện Thái Thụy với vốn đầu tư 2.1 tỉ USD, diện tích 254ha. Dự án có công suất 1800 MW, dự kiến Nhà máy 1 sẽ hoàn thành vào năm 2013 - 2014 và Nhà máy 2 hoàn thành vào năm 2015.
Tập đoàn dầu khí quốc gia sẽ triển khai 15 dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trên địa bàn Thái Bình : Dự án Trung tâm Điện Lực, dự án khoan thăm dò dầu khí, dự án xây dựng kho xăng dầu tại Xã Hoà Bình - Vũ Thư quy mô chứa 6000m³, dự án xây dựng hệ thống trạm kinh doanh nhiên liệu, dự án xây dựng văn phòng đại diện Công ty dầu khí Sông Hồng, dự án Trung tâm thương mại Thành Phố Thái Bình, dự án Khách sạn 4 sao (thay thế KS Giao Tế cũ), dự án dây truyền cán thép...
Các khu Công nghiệp của Tỉnh Thái Bình
Khu Công nghiệp Phúc Khánh, diện tích 300ha
Khu Công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, diện tích 102ha
Cụm công nghiệp Phong phú (Nằm trên địa phận Phường Tiền Phong), diện tích 56ha
Khu Công nghiệp Tiền Hải, diện tích 128ha
Khu Công nghiệp Cầu Nghìn, diện tích 100ha
Ngoài các khu Công nghiệp trên, Chính phủ đã chấp nhận cho phát triển các khu Công nghiệp:
Khu Công nghiệp An Hoà, diện tích 400ha
Khu Công nghiệp Gia Lễ, diện tích 100ha
Khu Công nghiệp Đồng Tu, diện tích 50ha
Khu Công nghiệp Thanh Nê, diện tích 50ha
Khu Công nghiệp Diêm Điền, diện tích 100ha
Khu Công nghiệp Mỹ Xuyên, diện tích 100ha
Các điểm Công nghiệp tại các huyện, diện tích 235ha
Công ty Bất động sản Dầu khí đang lập kế hoạch đầu tư Khu Công Nghiệp Minh Hoà với diện tích 500ha và 40ha đô thị kèm theo chia làm 2 giai đoạn. Hiện nay đã hoàn thành quy hoạch 1/2000, năm 2010 triển khai hạ tầng, năm 2011 thu hút đầu tư
Tài nguyên
Các khoáng sản chính:
Khí mỏ: Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải đã được khai thác từ năm 1986 với sản lượng khai thác hàng năm vài chục triệu m³ khí thiên nhiên. Tháng 5, 6 năm 2003, Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã tiến hành nổ địa chấn 3D lô 103/107 vịnh Bắc Bộ trữ lượng ước tính 7 tỷ m³.
Nước khoáng: Mỏ Tiền Hải ở độ sâu 450 m có trữ lượng khoảng 12 triệu m³, đã khai thác từ năm 1992, sản lượng 9,5 triệu lít với các nhãn hiệu nước khoáng Vital, nước khoáng Tiền Hải.
Nước khoáng nóng: Đã thăm dò và phát hiện ở xã Duyên Hải huyện Hưng Hà mỏ nước nóng 57 °C ở độ sâu 50 m và nước nóng 72 °C ở độ sâu 178 m đang đầu tư khai thác phục vụ phát triển du lịch và chữa bệnh.
Than: Có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng với trữ lượng 210 tỉ tấn (lớn gấp 20 lần trữ lượng than tại Quảng Ninh). Hiện nay Tập đoàn than khoáng sản và Tỉnh Thái Bình đã kí kết thoả thuận phối hợp chỉ đạo và thực hiẹn một số nội dung quan trọng: Gia đoạn 2010 - 2015 triển khai địa chất 24 lỗ khoan, giai đoạn 2015 - 2020 khoan thăm dò địa chất 3600 lỗ khoan. Từ 2010 đầu tư thử nghiệm một số dự án khai thác than bằng công nghệ ngầm dưới lòng đất hoặc công nghệ hàm lò tại Tiền Hải và Thái Thụy, mỗi dự án có quy mô công suất 6 triệu tấn/năm.
Công ty dầu khí Sông Hồng bắt đầu khoan thăm dò khai thác khí than tại giếng khoan Tiền Hải C-08 tại Xá Tây Ninh - Tiền Hải, giếng có độ sâu 1100m.
Giao thông
Đường bộ: Quốc lộ 10 sang Nam Định, quốc lộ 39 nối Hưng Yên - Diêm Điền và Hải Phòng; đường 217 (Quốc lộ 37) sang Hải Dương.
Đường thuỷ: Cảng Diêm Điền là cảng quốc gia, đang đầu tư xây dựng để tàu 1000 tấn có thể ra vào.
Khởi công xây dựng Cầu Hiệp nối 2 tỉnh Thái Bình và Hải Dương, chiều dài cầu 542.5 m, khổ rộng 12m, tổng mức đầu tư 245.425 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2010
Dự án xây dựng Cầu vượt sông Hồng và đường tuyến đường bộ nối 2 tỉnh Thái Bình, Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (khởi công ngày 25/1/2010). Giai đoạn 2 của dự án nối quốc lộ 10 với đường ven biển Tiền Hải - Thái Thuỵ và Quốc lộ 37)
Dự án tuyến đường ôtô cao tốc ven biển đang được chính phủ nghiên cứu khả thi, dự án tại Thái Bình qua 2 huyện: Thái Thụy và Tiền Hải
Đường 39B (TL458) nối Thành Phố Thái Bình - Kiến Xương - Tiền Hải - Cảng Diêm Điền (Thái Thuỵ)
Văn hóa-xã hội
Giáo dục
Năm 2004, Thái Bình có 295 trường mầm non, 293 trường tiểu học, 276 trường trung học cơ sở, 39 trường trung học. Học sinh ba cấp tương ứng là: 140.967 - 141.004 - 58.848.
Top 100 trường PTTH hàng đầu Việt nam, Thái Bình có 3 trường: Trường Chuyên Thái Bình xếp hạng 21. Trường Bắc Kiến Xương xếp hạng 38, Trường Nguyễn Đức Cảnh xếp hạng 87
Ngoài ra còn có trường đại học:
Đại học Y Thái Bình Thành lập ngày 23/7/1968 theo QĐ 114 / CP.Trường có 409 cán bộ giảng viên và trên 4000 sinh viên/năm.
Đại học Công nghiệp TPHCM - cơ sở phía Bắc (Thuộc địa phận xã Tân Bình - Thành Phố Thái Bình )
Cao đẳng: sư phạm,Văn hoá nghệ thuật, Y tế, Sư phạm mầm non, Kinh tế kĩ thuật
Trung cấp và dạy nghề: Nông nghiệp (Quỳnh Côi), công nhân kĩ thuật, công nhân xây dựng, trường đóng tàu...
[sửa]Văn hóa truyền thống
Có gần 82 lễ hội đặc sắc, 16 loại hát múa, trò chơi như: chiếu chèo "làng Khuốc", trò múa rối nước "làng Nguyễn" (Đông Hưng) và làng vườn Bách Thuận (Vũ Thư) v.v.
Phát triển mạnh du lịch văn hoá gắn với các lễ hội, giỗ tổ Đền Trần, tham quan chùa Keo, đền Đồng Bằng, đền Tiên La, du lịch sinh thái gắn với xây dựng Khu du lịch Cồn vành, Cồn Thủ, du lịch làng nghề (Đồng sâm, Nam Cao - Kiến Xương ...), du lịch biển (Đồng Châu - Tiền Hải)
- Từ ngày 14 tháng 10 đến ngày 16 tháng 10 năm 2009, tại Quảng trường 14 tháng 10 Thành phố Thái Bình diễn ra Ngày hội VHTT và DL các tỉnh đồng bằng sông Hồng lần thứ nhất
Di tích lịch sử
Đền nhà Trần (Hưng Hà)
Chùa Chành
Chùa Keo được xây dựng từ thế kỉ 11 triều nhà Lý
Đền Tiên La
Đền Đồng Bằng
Từ đường Bùi Quang Dũng
Từ đường Họ Bùi Văn (còn có tên là: Bùi Tộc – Hoa Nam)
Từ đường Nguyễn Tông Quai
Từ đường Lê Quý Đôn
Từ đường Ngô Quang Bích
Từ đường Bùi Viện
Đình Nhân Thanh (còn có tên là: Khải Ba Tự)
Chùa Đoàn Túc (còn có tên là: Hoàng Kim Tự)
Chùa Bồ Xuyên
Các đền thờ, lăng mộ, nơi phát tích của nhà Trần tại huyện Hưng Hà.
Ngoài ra còn có các nhà thờ đạo thiên Chúa từ thờ Pháp (nhà thờ Bắc trạch tiền hải,
Danh nhân
Hoàng Văn Triệu (huyện Đông Hưng) là người đưa công nghiệp về Thái Bình.
Trần Thủ Độ (huyện Hưng Hà) là người có công sáng lập triều Trần.
Nguyễn Tông Quai (trước thường đọc là Nguyễn Tông Khuê, huyện Hưng Hà), là thầy học của Lê Quý Đôn, hai lần đi sứ nhà Thanh. Tác phẩm thi ca chính: Sứ Hoa tùng vịnh, Sứ trình tân truyện, Ngũ luân tự, Vịnh sử thi quyển. Được đánh giá là nhà thơ Nôm xuất sắc của thế kỉ 18, có đóng góp quan trọng vào tiến trình phát triển của thơ tiếng Việt, mở đường cho ra sự ra đời của Truyện Kiều và các tác phẩm thơ Nôm thế kỉ 19.
Lê Quý Đôn (huyện Hưng Hà), Bảng nhãn triều Lê-Trịnh, nhà bác học lớn của Việt Nam, tác giả của Vân Đài loại ngữ có tính chất bách khoa, Phủ biên tạp lục, Đại Việt thông sử (Lê triều thông sử), Quần thư khảo biện, Kiến văn tiểu lục, Toàn Việt thi lục 6 quyển, tuyển chọn 897 bài thơ của 73 tác giả từ thời Lý đến đời Lê Tương Dực, Toàn Việt thi lục, Quế Đường văn tập 4 quyển). Lê Quý Đôn thời trẻ có theo học thầy Nguyễn Tông Quai.
Quách Đình Bảo (quê xã Thái Phúc huyện Thái Thụy tỉnh [Thái Bình]). Ông đỗ Hoàng Giáp dưới thời vua Lê Thánh Tông và đóng góp lớn trong việc đi nhà Minh, bàn chuyện Chiêm Thành. Ông được phong Thượng thư bộ Lễ kiêm Tả xuân phường, Tả trung doãn, sau sang Thượng thư bộ Hình. Ông có những đóng góp lớn lao của ông trong chiến lược dùng người tài quốc gia. Ông là một thành viên tích cực và là một trong 28 vì tinh tú của Hội Tao Đàn.
Chu Đình Ngạn (được vua Lê ban họ, nên sử chép là Lê Đình Ngạn, người làng Trình Phố huyện Kiến Xương trước đây, nay là Trình Nhất xã An Ninh huyện Tiền Hải). Tướng quân dưới triều Lê, có công lập ra làng Trình Phố và phong tục họp chợ Giếng vào Tết âm lịch hàng năm (đến nay, tức năm 2006, qua mấy trăm năm, vẫn được tổ chức).
Ngô Quang Bích (sử chép là Nguyễn Quang Bích, người làng Trình Phố huyện Kiến Xương trước đây, nay là Trình Nhất xã An Ninh huyện Tiền Hải). Đỗ Hoàng giáp triều Nguyễn, (là học trò của tiến sĩ Doãn Khuê), Thượng thư bộ Lễ, Hiệp thống Bắc kỳ quân vụ đại thần, Sơn phòng sứ Hưng Hóa (Phú Thọ). Văn thân chống Pháp tại Phú Thọ, đồng thời là một nhà thơ.
Bùi Viện (người cùng làng với Nguyễn Quang Bích, tức làng Trình Phố huyện Kiến Xương trước đây, nay là Trình Trung xã An Ninh huyện Tiền Hải). Với sự tiến cử của Doãn Khuê, ông đã có công xây dựng Ninh Hải (lúc đó thuộc Hải Dương) thành hải cảng trọng yếu, vào cuối thời Tự Đức, với cái tên mới là Hải Phòng (Hải trấn phòng thủ). Ông là một trong những nhà cải cách xã hội hiếm hoi cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam, đặc biệt là trong lực lượng hải quân nhà Nguyễn, ông còn là nhà ngoại giao - sứ thần Việt Nam đầu tiên đến Mĩ.)
Hoàng Văn Thái (huyện Tiền Hải, Đại tướng. Sinh trưởng ở làng An Khang, là làng ở ngay bên cạnh làng Trình Phố nói trên)
Phạm Tuân (huyện Kiến Xương, Anh hùng, người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ, và có công đầu trong việc hạ máy bay B52 của Mĩ. Cựu học sinh trường cấp ba Tây Tiền Hải)
Phąm Chuyên Hong Thai, Kien Xuong, Thai Binh, Thiêu tuong giam doc so cong an Ha noi dai bieu quoc hoi khoa X, XI
Nguyễn Mậu Kiến (huyện Kiến Xương, Chí sĩ chống Pháp)
Doãn Uẩn (làng Ngoại Lãng, Song lãng, huyện Vũ Thư, An tây mưu lược tướng, cùng An tây trí dũng tướng Nguyễn Tri Phương đánh thắng Xiêm la (Thái Lan), bình định Cao Miên, giữ yên bờ cõi tây nam, năm 1845. Binh bộ thượng thư, được phong tước Tuy Tĩnh tử, Tổng đốc An Hà (Hà Tiên và An Giang) năm 1847 đến 1850.)
Doãn Khuê (làng Ngoại Lãng, Song lãng, Vũ Thư, em họ của Doãn Uẩn. Ông đỗ tiến sĩ triều Nguyễn năm 1838, Đốc học Nam Định kiêm Doanh điền sứ và Hải phòng sứ, cùng Nguyễn Mậu Kiến, là những người đầu tiên lãnh đạo chống Pháp (năm 1873) trên địa bàn tỉnh Thái Bình hiện nay.)
Vũ Ngọc Nhạ (Nhà tình báo)
Bút Ngữ (huyện Vũ Thư, Nhà văn, tác giả bài ca dao mới "Làm mưa" in trong sách tiểu học, và các tiểu thuyết hay tập truyện ngắn như "Pháo đài đồng bằng", "Chuyện ở xóm chài", "Những ngày nước cường". Cũng như Chu Văn (tác giả của tiểu thuyết "Bão biển"), ông là một trong những nhà văn lớn hoạt động tại địa phương của vùng Thái Bình - Nam Định thời xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trước đây. Nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình)
Đặng Minh Thắng (thôn Lê Lợi, xã Vũ Đông,thành phố Thái Bình, Từng là PGS.TS, giảng viên trường Trung học An ninh Nhân dân II, Nguyên bí thư xứ ủy Nam Kì, tham gia hoạt động cách mạng trong kháng chiến chống Mĩ, người khởi xướng phong trào sinh viên biểu tình chống Mĩ nam 1968)
Lâm Đức Thụ (huyện Kiến Xương, tức Nguyễn Công Viễn, là đồng chí hoạt động cùng Nguyễn Ái Quốc tại Trung Quốc, mất năm 1949 tại quê nhà)
Nguyễn Thị Chiên (huyện Kiến Xương, Anh hùng tay không bắt sống giặc Pháp)
Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha (Tu sĩ, nhà nghiên cứu Hán học và Phật học, tác giả của từ điển nổi tiếng "Từ điển Hán Việt Thiều Chửu", mất trong cách mạng ruộng đất)
Lại Ngọc Cang (nhà nghiên cứu văn học, đặc biệt là văn học Hán Nôm, như Truyện Kiều, Hoa tiên..., ông tự vẫn)
Nguyễn Hữu Đang (huyện Kiến Xương, chiến sĩ cách mạng, là trưởng ban tổ chức ngày tuyên bố độc lập 2/9/1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau vì liên quan đến vụ án Nhân văn Giai phẩm mà bị treo bút, giam lỏng trong mấy chục năm liền. Nay đã được khôi phục, đánh giá lại trong tinh thần đổi mới).
Nguyễn Đức Tâm(tên khai sinh Nguyễn Đức Kiêm) sinh ngày 28-7-1920, quê quán xã Thượng Hiền, Kiến Xương, Thái Bình; nguyên ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng khóa V, VI; nguyên trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng, đã từ trần hồi 3g27 ngày 29-7 tại Hà Nội, hưởng thọ 91 tuổi.
Trần Độ (huyện Tiền Hải, Trung tướng, nhà văn, nhà hoạt động dân chủ)
Nguyễn Đức Cảnh (huyện Thái Thụy, chiến sĩ cách mạng)
Đặng Kim Giang (huyện Kiến Xương, Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên là Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Quân đội Nhân dân Việt Nam. Là chủ nhiệm cung cấp, một trong bốn thành viên của Bộ chỉ huy và Đảng ủy Mặt trận Điện Biên. Chịu trách nhiệm đảm bảo quân lương, súng đạn cho chiến dịch Điện Biên Phủ.)
Tạ Minh Sơn (huyện Thái Thuỵ, Thái Bình) PGS. Tiến Sĩ Tạ Minh Sơn, Ngày tháng năm sinh: 10/12/1945. ông nguyên lạ viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam
Vua Bếp Nghệ Nhân Đinh Bá Châu (Thái Thuỵ - Thái Bình)ông là người được ví là vua bếp của Việt Nam
Vũ Văn Tiền quê Tiền Hải, Thái Bình được cho là một trong những người giàu nhất Việt Nam hiện nay, ông là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, Tổng Giám đốc Cty XNK thương mại GELEXIMCO
Vũ Quang Hội, ông cũng được cho là một trong những người giàu nhất Việt Nam hiện nay, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Minh Bitexco, chủ các toà nhà The Manor, The Garden, Tòa nhà Financial Tower...
Hòa thượng Thích Quảng Độ (sinh ngày 27 tháng 11 năm 1928) xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.Ông sinh ra với tên Đặng Phúc Tuệ . Năm 1954, ông di cư vào Nam và trở thành một nhân vật lãnh đạo Phật giáo. Ông được bầu làm Tổng thư ký Viện hóa đạo trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) năm 1965. Những năm sau đó, tổ chức này phân hóa thành khối Ấn Quang và khối Việt Nam Quốc tự, trong khi vẫn có một số tổ chức Phật giáo ảnh hưởng khác hoạt động song song. Năm 1981, các giáo phái Phật giáo ở hai miền Việt Nam tổ chức đại hội thống nhất tất cả các tổ chức Phật giáo thành một tổ chức mang tên Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).[9]. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị giải tán.
Đặc sản
Bánh cáy
Các loại bánh đều có thể làm ra ở các vùng quê khác nhau. Nhưng cũng có những loại bánh được gắn liền với từng vùng quê nơi sinh ra nó như: bánh đậu xanh Hải Dương, mè xửng Huế... Bánh cáy là một loại bánh vốn nổi tiếng ở vùng quê lúa Thái Bình.
Từ thành phố Thái Bình theo quốc lộ 10 tới quốc lộ 39 gặp làng Nguyễn là quê hương của bánh cáy. Làng Nguyễn rất nổi tiếng với các sản phẩm của nghề dệt, nghề chế biến thực phẩm song đồ quý tiến vua thì chỉ có bánh cáy. Xưa khi quan đại thần triều đình đi kinh lí vùng châu thổ, khi qua làng Nguyễn được dân dâng lên tiến vua vào mỗi dịp tết đến.
Nguyên liệu chính của bánh cáy là gạo nếp và các nguyên liệu phụ: gấc, quả dành dành, lạc, vừng, cà rốt, gừng, vỏ quýt, mỡ lợn.
Gạo nếp làm bánh được chia làm 2 phần, một phần đồ xôi với nước quả gấc; phần còn lại đồ xôi với nước quả dành dành tạo nên màu vàng tươi. Hai loại xôi này đều được giã bằng chày như làm bánh giầy. Sau khi giã nhuyễn đều, cán mỏng, cắt thành lát như mứt bí rồi sấy khô. Sấy xong cho vào chảo mỡ lợn đang sôi đảo đều tới khi lát bánh thơm giòn.
Các nguyên liệu phụ như lạc, vừng được rang chín ròn, xát bỏ vỏ. gạo nếp hoa vàng được rang nổ bỏng, nở tung, sạch trấu, dậy mùi thơm. Mỡ lợn khẩu muối đường hơn nửa tháng, đem ra thái nhỏ như hạt lựu, xào ngọt lấy độ trong, giòn. Cà rốt xào nước đường, nước gừng, vở quýt tươi được chuẩn bị đầy đủ.
Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị trộn đều với đường mía, hâm nóng trên chảo đến khi đạt tới mùi thơm kỹ thuật thì đưa vào khuôn gỗ được chuẩn bị sẵn có lót vừng bên trong, nhồi nén cho bánh trở nên cứng, sau đó lấy ra cho vào bao bì, ta sẽ được bánh cáy thành phẩm. Bánh không phơi nắng, không sấy qua lửa nhưng để được rất lâu nếu làm đúng kỹ thuật.
Bánh cáy xắt miếng, ăn xong nên uống nước trà xanh nóng.
Canh cá Quỳnh Côi
Canh cá Quỳnh Côi là món ăn dân tộc, dân dã mang hương vị thơm ngon của vùng quê Quỳnh Côi Thái Bình. Xưa cư dân địa phương chỉ làm canh cá với loại cá rô đồng có màu vàng mượt sống ở vùng có đất sét màu đỏ. Vào tháng 3 hàng năm, cá rô sinh sôi nảy nở. Đến tháng 10 cá ăn hoa lúa nên rất béo và thơm. Cá rô bắt được sẽ dùng làm canh cá.
Ngày nay, cá rô tự nhiên không còn nhiều, muốn làm canh cá có thể dùng một số loại cá nuôi khác để thay thế. Trải qua thời gian, tùy theo từng khẩu vị khác nhau, món canh cá Quỳnh Côi có nhiều cách làm khác nhau đôi chút. Thông thường thì cá dùng làm canh phải còn tươi ngon. Cho cá vào bếp nướng, rán hoặc luộc đến vừa chín tới thì đưa ra khỏi bếp. Sau khi khử sạch vẩy, vây và xương thì cắt cá thành miếng hoặc dằm tơi. Tới đây ta có thể để nguyên mà làm thành canh hoặc có thể tiếp tục đưa cá vào chảo hấp hoặc rán với gừng cho miếng cá trở nên cứng, có mùi thơm và vị cay nóng của gừng già.
Cá sau khi được chế biến như trên được dùng làm canh với bánh đa hoặc cháo, nước dùng và gia vị chanh, ớt, mùi tầu, thì là, rau răm. Món canh cá dùng với sợi bánh đa là ngon nhất. Sợi bánh đa dùng làm canh cá phải được làm từ gạo chiêm mùa trước, sợi phải mỏng, mịn và dai thì bát canh cá mới ngon.
Thưởng thức bát canh cá bốc hơi nghi ngút với rau rút vào mùa hè hoặc rau cải cúc vào mùa đông.
Gỏi nhệch
Ở vùng quê ven biển Thái Thuỵ, ngoài món hải sản nổi tiếng là cá khoai thì còn có món gỏi nhệch. Con nhệch có màu sắc và hình dáng tựa như lươn nước ngọt, chỉ có điều dài hơn một chút. Nhệch càng nhỏ càng tốt cho việc làm gỏi vì xương mềm, thịt mịn và ngọt. Nhệch được làm sạch nhớt bằng tro và lá nhái, sau đó mổ bụng vứt ruột đi, bỏ đầu đuôi, chỉ dùng thân. Thân nhệch được cắt ra nhiều đoạn: mỗi đoạn dài từ 2-3 cm. Mỗi đoạn đó lại được khía làm nhiều khúc nhỏ, không đứt hẳn, sau đó lấy khăn sạch thấm nước và cho vào bát ô tô, rắc bột ngọt, ớt khô, riềng giã nhỏ, thính gạo nếp, chờ dậy mùi là được. Nước dùng chỉ bao gồm 2 vị chua ngọt, vị chua được lấy từ quả cà chua luộc lên mà thành, vị ngọt được tạo nên từ đường. Khi dùng món gỏi nhệch bắt buộc phải có các loại rau như: lá chanh, lá sung, rau húng, tía tô,….
Sứa Muối
Ở vùng quê ven biển Thái Thụy còn có món hải sản nối tiếng là sứa muối. Sứa là một hải sản đặc trưng của các vùng biển, từ những con sứa này ta có thể chế biến ra rất nhiều các món ăn khác nhau, trong đó có món nộm sứa và sứa muối. Sứa muối được chế biến từ nhưng con sứa tươi, được rửa sạch và cắt khúc thành những tảng nhỏ; sau đó được ngâm vào các bình, chum hoặc vại lớn. Nước muối sứa chua được làm từ quả cây vẹt (cây vẹt là một trong những loại cây nước lợ ven biển). Qua thời gian ngâm chua từ 3-4 tuần. Những miếng sứa ngâp được nhừ rất chua và chuyển màu thành mầu nâu đặc trưng. Đó là lúc ta có món sứa chua (sứa muối). Khi ăn, ta cắt nhỏ những miếng to ra thành các miếng nhỏ đều nhau. Nước chấm sứa muối là mắm tôm pha với chanh, ớt,... Rau ăn kèm là những loại rau như dậu rách, kinh giới, húng chũi,...