Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
Bản in
Công ty TNHH Vận tải xếp dỡ Thương mại Hương Hải
Tin đăng ngày: - Xem: 3864

Công ty TNHH Vận tải xếp dỡ Thương mại Hương Hải

ĐC: Số 33, phố Hoà Lạc, TX Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
Xem bản đồ:
Tel: 033-3881665
Email: hohaiquan@gmail.com
Website: http://nafoods.com
Đại diện: Nguyễn Thị Hương

Hiện nay, hơn 90% sản lượng cao su của Việt Nam phục vụ xuất khẩu dưới hình thức cao su nguyên liệu, chỉ có 10% chiếm khoảng 50 nghìn tấn là được chế biến phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tỉ lệ này quá thấp so với nguồn cao su nguyên liệu có khả năng phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Do đó, mặc dù Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cao su lớn trên thế giới nhưng lợi nhuận từ cao su thấp hơn rất nhiều so với Malaysia hay Thái Lan.
 

Tính đến năm 2007, cao su Việt Nam xuất khẩu đến hơn 40 nước trên thế giới với doanh thu đứng thứ tư và sản lượng đứng thứ năm chỉ sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia và ấn Độ. Tốc độ phát triển bình quân của xuất khẩu cao su trong giai đoạn 2001 - 2006 là 17,66%, cao nhất trong các nước xuất khẩu cao su như Thái Lan (2,37%); Indonesia (5,27%); Malaysia (3,52%). Từ năm 2002 đến năm 2007, sản lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam tăng 173%, tương đương 700 nghìn tấn, doanh thu tăng gần 600%, đạt 1,35% tỉ USD so với 230 triệu USD năm 2002. Dự báo sản lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới sẽ tăng khoảng 4% và doanh thu xuất khẩu tăng khoảng 12,4% so với năm 2007.

Còn theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2008, cả nước đã xuất khẩu được 60,7 nghìn tấn cao su các loại với kim ngạch 71,2 triệu USD, tuy tăng 63,96% về lượng nhưng lại giảm 25,33% về trị giá so với tháng trước; còn so với tháng 5/2007 thì tăng 21,74% về lượng nhưng giảm 30,06% về trị giá. Tính chung 5 tháng đầu năm 2008, lượng cao su xuất khẩu của cả nước đạt 218,9 nghìn tấn với trị giá 453,7 triệu USD, giảm 54,85% về lượng và giảm 23,22% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia nhận định, giá cao su trên thị trường thế giới sẽ tăng mạnh vào cuối tháng này, do giá dầu thô tăng cao kỷ lục. Giá cao su thế giới dự báo sẽ tiếp tục tăng do dự trữ cao su của Trung Quốc đang giảm, trong khi trời mưa đã làm việc lấy mủ cao su bị chậm lại. Thêm vào đó, việc giá dầu thô đắt kỷ lục sẽ khiến nhiều nước tích cực chuyển sang sử dụng cao su tự nhiên thay cho cao su tổng hợp (có sử dụng chất phụ gia dầu mỏ) để cắt giảm chi phí. Trên cơ sở giá xuất khẩu tăng cao cộng với nhu cầu cao su thiên nhiên của thế giới tiếp tục tăng, Bộ Nông nghiệp & PTNT dự báo kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2008 sẽ đạt khoảng 1,5 tỷ USD, tăng nhẹ so với năm trước dù lượng xuất khẩu có thể thấp hơn.

Để thúc đẩy phát triển ngành chế biến cao su, cao su Việt Nam cần phải đa dạng hoá sản phẩm, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô, phát triển chế biến sản xuất, thay đổi cơ cấu ngành hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường như EU, Bắc Mỹ và giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Định hướng cho sự phát triển của ngành cao su Việt Nam tới năm 2010 bao gồm chuyển đổi sản xuất cao su nguyên liệu và định hướng phát triển sản xuất cao su công nghiệp, xuất khẩu cao su thành phẩm kết hợp cùng với cao su nguyên liệu. Ngành cao su Việt Nam cần phải thay đổi cấu trúc sản xuất theo tiến trình phát triển của ngành để khai thác triệt để những thế mạnh của cây cao su; tăng cường năng lực cạnh tranh cho sản phẩm cùng với kế hoạch chung cho toàn ngành đến năm 2010 và định hướng tới năm 2020. Các doanh nghiệp cần phải ưu tiên cho đầu tư và phát triển các sản phẩm cao su có giá trị cao. Nhằm nâng cao giá trị cây cao su của Việt Nam, việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cho sản phẩm cao su công nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất săm lốp xe để phục vụ cho ngành ôtô là những việc làm cấp thiết. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần phải triển khai các hoạt động marketing, phát triển công nghệ, và tiến hành đa dạng hoá phương thức sản xuất nhằm thúc đẩy mở rộng sản xuất cao su công nghiệp. Tới năm 2010, Việt Nam sẽ phát triển khu vực trồng cao su lên tới 700 nghìn ha, gấp 1,5 lần so với diện tích hiện tại và sản lượng được mong đợi có thể lên tới 520 nghìn tấn cao su.

Về thị trường xuất khẩu: Tháng 5/2008, xuất khẩu cao su sang hầu hết các thị trường đều giảm. Trong đó, lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 26,59% so với tháng 4/2007 và giảm 41,35% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 19,38 ngàn tấn, trị giá trên 52 triệu USD. Giá xuất khẩu trung bình đạt 2693 USD/tấn, tăng 119 USD/tấn so với tháng trước và tăng 34,85% (+696 USD/tấn) so với giá xuất tháng 5/2007. Tính chung 5 tháng đầu năm nay, tổng lượng cao su xuất khẩu sang thị trường này đạt trên 121 ngàn tấn với 301 triệu USD, giảm 16,65% về lượng nhưng lại tăng 11,74% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2007.

Xuất khẩu cao su sang thị trường Hàn Quốc cũng giảm 44,68% về lượng và giảm 47,54% về trị giá so với tháng trước, so với tháng 5/2007, giảm 55,23% về lượng và giảm 44,92% về trị giá, đạt 972 ngàn tấn, trị giá 2,28 triệu USD. Nhờ vậy, 5 tháng đầu năm 2008 cả nước ta xuất khẩu được gần 11 ngàn tấn cao su các loại sang thị trường này với trị giá 24,58 triệu USD, giảm 8,67% về lượng song lại tăng 21,29% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

So với tháng 5/2007, lượng cao su xuất khẩu sang một số thị trường chính khác cũng giảm khá mạnh như Đài Loan giảm 63,06%; Đức giảm 64,24%; Bỉ giảm 32,73%; Malaysia giảm 94,05% và Thổ Nhĩ Kỳ giảm 29,57%.

Trong khi đó, xuất khẩu cao su sang thị trường Mỹ tiếp tục tăng khá, tăng 45,5% về lượng và tăng 28,39% về trị giá so với tháng trước, đạt 550 ngàn tấn với trị giá 1,23 triệu USD. Chủng loại cao su xuất sang thị trường này là cao su SVR 3L với giá xuất trung bình 2.777 USD/tấn, FOB, cảng phía Nam, tăng 104 USD/tấn so với giá xuất tháng trước; giá xuất mủ cao su Latex xuất sang thị trường này dao động ở mức từ 1.741 đến 1.773 USD/tấn, FOB; giá xuất cao su SVR CV 50 đạt 2.933 USD/tấn, FOB. Tính đến hết tháng 5 năm nay tổng lượng cao su xuất sang Mỹ đạt 3,6 ngàn tấn, trị giá 7,92 triệu USD,giảm 28,17% về lượng nhưng lại tăng 8,98% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.

Đáng chú ý, lượng cao su xuất sang thị trường Séc và Hồng Kông tăng rất mạnh, tăng lần lượt 164,6%; 5357,5% so với tháng trước.

Về chủng loại xuất khẩu: Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2008, hầu hết kim ngạch xuất khẩu của các chủng loại cao su đều bị giảm sút. Chủng loại cao su khối SVR 3L vẫn được xuất khẩu nhiều nhất trong tháng, đạt 6,3 nghìn tấn với kim ngạch 26,9 triệu USD, giảm 27,12% về lượng và 36,62% về trị giá so với tháng 4/2008; còn so với tháng 5/2007 thì giảm 30,33% về lượng và 19,18% về trị giá. Lượng xuất khẩu chủng loại khối SVR 10 trong tháng 5/08 đứng ở vị trí thứ 2 với 3,5 nghìn tấn, đạt kim ngạch xấp xỉ 15 triệu USD, giảm 6,34% về lượng nhưng lại tăng 5,95% về trị giá so với tháng 4/2008; giảm 20,63% về lượng và 22,17% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. Tiếp đến là chủng loại cao su Latex với 1,9 nghìn tấn, đạt 12,4 triệu USD, giảm 12,99% về lượng và 6,64% về trị giá so với tháng trước, giảm 35,32% về lượng và 38,74% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái...

Bên cạnh đó, trong tháng 5/08, một số chủng loại cao su lại có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái; cụ thể như lượng cao su SVR 50 xuất khẩu tăng 23,22% về lượng và 80,11% về trị giá, với lượng xuất khẩu đạt 173 tấn và kim ngạch đạt 828 nghìn USD; cao su loại khác tăng 3.860,76% về lượng và 80,82% về trị giá, đạt 4,7 triệu USD, sản lượng 35,3 nghìn tấn...

Tính chung 5 tháng đầu năm 2008, hầu hết các chủng loại cao su đều có sự giảm sút về sản lượng xuất khẩu và trị giá. Cụ thể như cao su khối SVR 3L giảm 35,26% về lượng nhưng lại tăng 29,05% về trị giá; cao su SVR 10 giảm 9,12% về lượng song lại tăng 17,49% về trị giá; cao su Latex giảm 92,75% về lượng và 20,18% về trị giá; cao su hỗn hợp giảm 53,68% về lượng và 49,56% về trị giá; cao su SVR 60 giảm 98,08% về lượng và 92,14% về trị giá… Tuy nhiên, vẫn có một số chủng loại cao su có sự tăng trưởng so với 5 tháng đầu năm 2007, như cao su RSS tăng 51,24% về lượng và 82,65% về trị giá; cao su SVR 50 tăng 131,16% về lượng và 189,21% về trị giá; loại khác tăng 432,58% về lượng và 54,40% về trị giá
 

Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Hôm nay: 33,321 | Tất cả: 74,281,357
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc
   
Facebook chat