Hơn 50 năm qua (1956-2010), Công ty xăng dầu khu vực I ra đời, phát triển và lớn mạnh gắn chặt với quá trình xây dựng Thủ đô của nước Việt Nam mới. Ngày 10-10-1954, Hà Nội được giải phóng. Ngày 14-5-1955, Tổng Công ty Bách hóa thuộc Bộ Công thương ra quyết định thành lập Cửa hàng xăng dầu Hà Nội với cơ sở ban đầu nhỏ bé gồm 5 cửa hàng xăng dầu do người Pháp để lại, đồng thời tiến hành xây dựng Kho xăng Đức Giang – đó là đơn vị tiền thân trực tiếp của Công ty.
Từ cán bộ lãnh đạo đến công nhân thế hệ đầu tiên của Công ty vốn là cán bộ, chiến sĩ quân đội từ các chiến trường trở về, từ miền Nam tập kết ra Bắc được điều động xây dựng ngành xăng dầu Hà Nội với sự giúp đỡ chí tình của các chuyên gia Liên Xô và Trung Quốc.
Những năm đầu xây dưng, tổ chức sản xuất, kinh doanh trong điều kiện hòa bình, cán bộ, công nhân ngành xăng dầu Hà Nội đã phục vụ tốt sự nghiệp khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế-văn hóa cũng như kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Thủ đô và vùng Tây Bắc. Ở giai đoạn lịch sử này, sự phát triển của Công ty, ngoài việc tổ chức tiếp nhận, phân phối, bán lẻ, gắn liền với việc xây dựng Kho xăng Đức Giang 2 vạn m3 vào năm 1955, mở rộng thêm 4 vạn m3 được hoàn thành vào năm 1962.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vô cùng hào hùng và bi tráng của dân tộc, ngành xăng dầu Hà Nội vừa phục vụ yêu cầu của sản xuất công nghiệp, an ninh-quốc phòng, dân sinh, vừa dốc sức chi viện xăng dầu cho các chiến trường. Khi tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại toàn miền Bắc, đế quốc Mỹ tập trung đánh phá vào hệ thống đường ống và các kho xăng dầu, cảng biển, cửa sông làm cho việc nhập, vận hành và cung ứng xăng dầu gặp rất nhiều khó khăn. Riêng địa bàn Hà Nội, Kho xăng dầu Đức Giang và các cơ sở xăng dầu nhỏ lẻ khác bị địch điên cuồng đánh phá nhiều lần, đặc biệt là hai đợt đánh phá ngày 29-6-1966 và ngày 16-4-1972 gây ra những tổn thất đặc biệt nghiêm trọng không chỉ riêng cho Công ty mà cho cả toàn ngành xăng dầu thời đó. Những năm tháng gian lao trong khốc liệt chiến tranh, cán bộ, công nhân viên xăng dầu Hà Nội cung ứng và bảo vệ dầu với tinh thần quả cảm của người chiến sĩ trên chiến trường, một số người đã ngã xuống-hai người trong số đó trở thành liệt sĩ-đó là các đông chí Trương Xuân Lộc và Lê Xuân Ba-đội trưởng và đội phó bảo vệ của Công ty.
Hiệp định Pari được ký kết (27-1-1973), bôm đạn Mỹ ngừng rơi trên miền Bắc, Hà Nội lại được sống, lao động trong hòa bình xây dựng chủ nghĩa xã hội và dốc lòng chi viện xăng dầu cho các chiến trường để mau chóng giải phóng miền Nam, thống nhất đất mước.
Từ các kho nhỏ lẻ nơi sơ tán (khoảng 3 vạn m3) ở ngoại thành Hà Nội, Hà Đông, Hà Tây, Hòa Bình, Sơn La, Bắc Ninh, Bắc Giang… xăng dầu lại tập kết về Kho xăng Đức Giang được xây dựng mở rộng với dung tích chứa lên 5 vạn m3.
Tổ quốc thống nhất, giang sơn thu về một mối sau cuộc trường chinh vĩ đại 30 năm không nghỉ, từ chiến trường cả nước thành một công trường lớn. Công ty xăng dầu khu vực I có vinh dự và trách nhiệm cung ứng xăng dầu cho nhiều công trình trọng điểm quốc gian như Lăng Bác, Bảo tàng Hồ Chí Minh, thủy điện Hòa Bình, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, Apatit Lào Cai, sân bay Nội Bài, các đoạn đầu máy Vinh, Hà Nội, Hà-Lào và một số lượng dầu lớn cho quân đội. Công ty xăng dầu khu vực I trở thành một công ty hàng đầu của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam, có nhiệm vụ cung ứng xăng dầu cho địa bàn Hà Nội và vùng phụ cận, các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc và làm nghĩa vụ quốc tế cho nước bạn ở vùng Thượng Lào hiểm trở. Quy mô và tầm vóc Công ty ngày càng mở rộng.
Trải qua một thời tập trung quan liêu, bao cấp kéo dài sau chiến tranh tới 10 năm, đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế- xã hội trầm trọng, xăng dầu là mặt hàng chiến lược vô cùng quý hiếm. Cùng với giai cấp công nhân Việt Nam, người thợ xăng dầu Hà Nội phải gồng mình gánh chịu với sự thiếu thốn đủ bề để hoàn thành nhiệm vụ trong thời đoạn lịch sử cam go của đất nước.
Sau giai đoạn mò mẫm đổi mới từng phần, tháng 12-1986, Đảng ta tiến hành Đại hội VI, tuyên bố đổi mới toàn diện đất nước, lấy đổi mới kinh tế là trọng tâm, cùng với đổi mới kinh tế, từng bước đổi mới hệ thống chính trị một cách vững chắc. Kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được xác đinh là xương sống của nền kinh tế quốc dân. Tinh thần đổi mới của Đại hội VI khơi dậy mọi tiềm năng của đất nước đã bị tích tụ và kìm nén lâu ngày, bao cấp từng bước được dỡ bỏ, thay vào đó là cơ chế mới hạch toán trong sản xuất-kinh doanh được thiết lập, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhà nước phát triển năng động hơn.
10 năm đầu đổi mới (1986-1996), Petrolimex Việt Nam nói chung và Công ty xăng dầu khu vực I nối riêng hoạt động trong thế doanh nghiệp nhà nước độc quyền với mặt hàng xăng dầu được xem là máu của nền kinh tế. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc Tổng Công ty, Công ty xăng dầu khu vực I tiếp tục truyền thống quang vinh trong quá khứ đã xốc lại đội ngũ, từng bước đổi mới cung cách quản lý, cung cách sản xuất-kinh doanh để phục vụ sự phát triển của kinh tế-xã hội trên địa bàn được phân công. Từ năm 1989-1991, toàn ngành xăng dầu Việt Nam vấp phải khó khăn nghiêm trọng khi các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô sụp đổ và lần lượt tan rã. Nguồn cung ứng xăng dầu theo giá ưu đãi không còn, buộc phải thay đổi những bạn hàng cung cấp mới theo giá xăng dầu của thị trường thế giới.
10 năm tiếp theo (1997-2006), khi bước đầu đã thích ứng với cơ chế thị trường thì Công ty xăng dầu khu vực I lại phải đối mặt với khó khăn mới khi Nhà nước không chủ trương độc quyền kinh doanh xăng dầu mà mở cửa thị trường cho nhiều đơn vị cùng kinh doanh, trươc hết là dầu mỡ nhờn, gas rồi đến xăng dầu chính. Thế độc quyền mất dần, Công ty chấp nhận sự cạnh tranh vời nhiều doanh nghiệp và cạnh tranh với ngày cả các doanh nghiệp của nội bộ ngành để phát triển đi lên, giữ vũng thị phần, tăng sản lượng nhập và xuất, tăng doanh số, tăng nguồn thu cho ngân sách và ngày càng cải thiện đời sống cán bộ, công nhân viên. Qua 50 năm xây dựng và phát triển cùng với đất nước và Thủ đô, Công ty xăng dầu khu vực I đã trải qua nhiều chặng đường khi hòa bình, lúc chiến tranh, với những thăng trầm gắn liền với vận mệnh dân tộc, với sự phát triển của Thủ đô. Về tầm vóc và quy mô, theo yêu cầu của Tổng Công ty, có lúc một số đơn vị được nhập vào, có lúc một số đơn vị của Công ty được tách ra thành những đơn vị độc lập; từ chỗ kinh doanh nhiều mặt hàng, phục vụ nhiều địa bàn, có lúc Công ty chỉ sản xuất-kinh doanh mặt hàng chinhstreen địa bàn thu hẹp lại, ngày nay lại kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực trên địa bàn Thủ đô và vùng phụ cận là hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh, Công ty đã có nhwungx bước phát triển vượt bậc, đóng góp tích cực cho ngành và cho sự phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng trên địa bàn được phần ông. Từ cơ ngơi nhỏ bé ban đầu với mươi cán bộ, công nhân viên, sau 50 năm, Công ty xăng dầu khu vực I đã trở thành doanh nghiệp lớn của Nhà nước trên địa bàn Hà Nội với gần 2.000 cán bộ, nhân viên, gồm các phòng ban chức năng, tổng kho, Xí nghiệp bán lẻ, hai chi nhánh Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Dù là những người lạc quan nhất, cán bộ, công nhân xăng dầu Hà Nội thế hệ đầu tiên chưa hình dung được là sau 50 năm xây dựng, vào năm 2005, Công ty Xăng dầu khu vực I đã nhập và xuất vượt một triệu tấn xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu, doanh số đã tới hơn 6.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 56 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 232 tỷ đồng. Chỉ với con số này thôi đã nói lên sự phát triển rất mạnh mẽ của Công ty xăng dầu khu vực I.
Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị là tổ chức sản xuất-kinh doanh, cung ứng đúng, đủ và kịp thời xăng dầu cho nền kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng, Công ty còn tham gia tích cực mọi công tác xã hội – từ thiện, từ phụng dưỡng các Bà mẹ Việt nam anh hùng đến đỡ đầu con liệt sĩ, xây dựng trường lớp nới các đơn vị của Công ty đứng chân; từ việc ủng hộ đồng bào các vùng miền trong cả nước bị thiên tai, lũ lụt đến các phong trào khác do Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt nam và thành phố Hà Nội phát động.
Dù bất cứ thời loạn lịch sử nào, từ lúc đầu xây dựng trong hòa bình hay qua khói lửa chiên stranh, dù thời bao cấp hay thời đổi mới, dù là Công ty xăng dầu hà Nội hay Công ty xăng dầu khu vực I, Công ty luôn luôn là công ty lớn của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam. Đảng bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên luôn luôn là đơn vị trong sạch, vững mạnh, tiên tiến trong nhiều năm liên tục. Tự về của Công ty từ lúc còn là một trung đội, hiện nay là tiểu đoàn, mấy chục năm liền là đơn vị quyết thắng của Quân khu Thủ đô.
Ghi nhận những đóng góp, thành tựu của Công ty, Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội, Bộ Thương mại, tổng Công ty xăng dầu Việt Nam đã tặng thưởng cho Công ty và nhiều cá nhân, đơn vị những danh hiệu cao quý, với ba danh hiệu anh hùng: Anh hùng lực lượng vũ trang trong thời kỳ chống Mỹ (4-2000), Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới (8-2000) cho tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty, Anh hùng lao động cho đồng chí Nguyễn Bá Hựu (1985), nguyên là Phó Giám đốc, Bí thư Đảng ủy Công ty. Công ty cũng được tặng thuuwongr Huân chương Độc lập hạng nhì (2005), Huân chương Độc lập hạng ba (1996) và rất nhiều huân, huy chương khác.