I. THÔNG TIN CHUNG VỀ TRƯỜNG:
1. Tên trường:
1.1 Tên tiếng Việt: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.2 Tên tiếng Anh: UNIVERSITY OF SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES – VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY - HO CHI MINH CITY
2. Tên viết tắt:
2.1 Tên tiếng Việt: ĐHKHXH&NV
2.2 Tên tiếng Anh: HCMUSSH
3. Cơ quan chủ quản: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
4. Địa chỉ trường:
4.1 Cơ sở 1: 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
4.2 Cơ sở 2: Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP.HCM
5. Điện thoại, fax, địa chỉ trang web và email:
5.1 Điện thoại: 08-38293828
5.2 Fax: 08-38221903
5.3 Website: http://www.hcmussh.edu.vn
5.4 Email: ussh@hcmussh.edu.vn
6. Loại hình trường: Công lập
II. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG
1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH KHXH&NV) có lịch sử trên 50 năm với tiền thân là Trường Đại học Văn khoa, thuộc Viện Đại học Sài Gòn, thành lập năm 1957. Sau ngày thống nhất đất nước, tháng 10/1975, Trường Đại học Văn khoa có nhiều thay đổi về mục tiêu, chương trình và nội dung đào tạo. Tháng 4/1977 Trường Đại học Văn khoa hợp nhất với Trường Đại học Khoa học thành Trường Đại học Tổng hợp TPHCM, trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản lớn nhất ở các tỉnh phía Nam. Ngày 30/3/1996, ĐH KHXH&NV được thành lập trên cơ sở tách ra từ Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM và là một trong những trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG TP.HCM) gồm: ĐHKHXH&NV, ĐHKH Tự nhiên, ĐH Bách khoa, ĐH Quốc tế, ĐH Công nghệ Thông tin, Khoa Kinh tế, Viện Tài nguyên và Môi trường, và các trung tâm: Trung tâm Phát triển Công nghệ Thông tin, Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng. ĐHKHXH&NV có vai trò quan trọng trong nền giáo dục đại học của Việt Nam, là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học có chất lượng cao ở địa bàn các tỉnh phía Nam và đang phấn đấu vươn lên ngang tầm với các trường đại học trong khu vực và thế giới.
2. SỨ MẠNG:
Là thành viên của ĐHQG-HCM, trung tâm đào tạo ĐH, SĐH và NCKH đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, nòng cốt của giáo dục đại học Việt Nam, Trường ĐH KHXH&NV cam kết phấn đấu trở thành một trong những cơ sở đào tạo và NCKH hàng đầu của Việt Nam về các lĩnh vực KHXH&NV; cung cấp các dịch vụ khoa học và giáo dục chất lượng cao cho nền kinh tế quốc dân; góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
3. CÁC ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ VIÊN CHỨC:
Trường hiện có 22 Khoa và Bộ môn, gồm các khoa: Triết học; Văn học và Ngôn ngữ; Lịch sử; Địa lý; Việt Nam học; Đông Phương học; Xã hội học; Giáo dục; Thư viện - Thông tin; Ngữ văn Anh; Ngữ văn Pháp; Ngữ văn Nga; Ngữ văn Trung Quốc; Ngữ văn Đức; Văn hoá học; Báo chí - Truyền thông; Nhân học, Quan hệ quốc tế; và các bộ môn (trực thuộc trường): Công tác xã hội; Tâm lý học; Đô thị học; Giáo dục thể chất.
Trường qui tụ một đội ngũ gồm trên 630 cán bộ công nhân viên; trong đó có 450 cán bộ giảng dạy và nghiên cứu gồm: 28 Giáo sư và Phó Giáo sư; 93 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ; 282 Thạc sĩ, được đào tạo trong nước và nước ngoài như: Nga, Ba Lan, Bulgarie, Đức, Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Áo, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore v.v.. Nhiều giảng viên đã tu nghiệp và thỉnh giảng tại các trường đại học trên thế giới. Một Giáo sư của Trường đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước, nhiều giảng viên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, và trao tặng nhiều Huân chương, Huy chương, Huy hiệu cao quí khác. Hàng năm, trường còn mời hàng trăm các giáo sư, nhà khoa học đầu ngành trong nước và nước ngoài đến giảng dạy và nghiên cứu tại trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Qui mô đào tạo của trường là trên 31.000 sinh viên, học viên thuộc các loại hình đào tạo khác nhau; trong đó 12.000 sinh viên chính qui và 1.500 học viên sau đại học.
Trường có mối quan hệ hợp tác với trên 150 trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ,… của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Hàng năm, hàng ngàn lượt giảng viên, nhà nghiên cứu và sinh viên, học viên sau đại học đã đến ĐHKHXH&NV để nghiên cứu, giảng dạy và học tập, hàng trăm lượt giảng viên, sinh viên của trường sang các nước bạn học tập, nghiên cứu, giảng dạy.
4. ĐỜI SỐNG SINH VIÊN:
Học tập và nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sinh viên Trường ĐHKHXH&NV. Sinh viên các hệ đào tạo của Trường được học tập thông qua nhiều hình thức khác nhau:
- Nghe giảng, thảo luận chuyên đề (seminar) trên lớp.
- Đọc sách, nghiên cứu tại các thư viện.
- Tham dự các buổi thuyết trình chuyên đề (ngoại khoá).
- Tham gia các câu lạc bộ sinh hoạt học thuật, học theo nhóm.
- Đi du khảo, khảo sát thực tế, thu nhập tư liệu viết báo cáo.
- Tham gia các hội thảo khoa học, các chương trình nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên hoặc các chương trình NCKH do Trường hoặc các cơ quan khoa học trong nước hoặc quốc tế tổ chức tại Việt Nam hoặc nước ngoài.
- Trao đổi học thuật, du học theo hình thức học bổng toàn phần, bán phần hoặc theo các chương trình trao đổi sinh viên, giao lưu,…
Ngoài học tập, nghiên cứu khoa học, các sinh viên của Trường còn tham gia các hoạt động văn – thể – mỹ và hoạt động xã hội, cộng đồng nhằm phát huy các khả năng của mình cũng như tăng cường những kiến thức về xã hội, kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm và tương trợ cộng đồng. Sinh viên của Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động như: hội diễn văn nghệ, hội thao sinh viên, lễ hội văn hoá, công tác xã hội như: phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thăm hỏi các thương bệnh binh nặng tại các trung tâm điều dưỡng, giúp đỡ người nghèo, trẻ em tàn tật, neo đơn, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, tham gia các chiến dịch: “Mùa hè xanh”, “Mùa xuân tình nguyện”, “Hiến máu nhân đạo”,...
5. CƠ SỞ VẬT CHẤT
- Ngoài các thư viện chuyên ngành tại các khoa/bộ môn, Trường có 1 thư viện lớn với hàng trăm ngàn đầu sách và tạp chí, báo khác nhau tại cơ chính ở 10-12 Đinh Tiên Hoàng và một chi nhánh tại cơ sở Linh Trung, Thủ Đức. Thư viên của Trường đang tiến hành số hoá các tài liệu theo hướng thư viện điện tử để có thể phục vụ tốt hơn cho giảng viên, sinh viên của trường.
- 3 phòng Lab có khả năng tiếp nhận nhiều sinh viên cùng lúc học ngoại ngữ theo phương pháp thính thị.
- Phòng vi tính được trang bị 100 máy vi tính.
- Phòng Multimedia trang bị trên 50 máy tất cả được nối mạng và có thể khai thác internet.
- Ngoài cơ sở chính ở 10-12 Đinh Tiên Hoàng đang được xây dựng thêm một toà nhà ở chính diện của Trường cao 6 tầng, Trường cũng đang đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở mới tại Linh Trung, Thủ Đức, rộng trên 23 ha, thành một cơ sở đào tạo hiện đại, nằm trong khu qui hoạch của Đại học Quốc gia TPHCM. Dự kiến trong khoảng thời gian từ 2010-2012, cơ sở của Linh Trung sẽ đảm nhận hầu hết nhiệm vụ đào tạo bậc đại học của Trường. Cơ sở tại 10-12 Đinh Tiên Hoàng cũng sẽ được tiếp tục xây dựng, cải tạo phục vụ cho đào tạo sau đại học, cho hệ đào tạo cử nhân tài năng, và các hoạt động quốc tế, các trung tâm dịch vụ