1. Đại diện cho các tổ chức thành viên và hội viên trong các hoạt động có liên quan đến tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam.
2. Nhận và triển khai nghiên cứu các đề tài khoa học, cung cấp dịch vụ về tài chính, kế toán và kiểm toán cho các tổ chức, cá nhân và hội viên khi có nhu cầu theo qui định của pháp luật.
3. Được tổ chức các lớp bồi dưỡng, huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phổ biến chính sách, chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, các thành tựu khoa học kỹ thuật về tài chính, kế toán, kiểm toán trong nước và ngoài nước cho hội viên và đội ngũ những người làm kế toán, kiểm toán.
4. Được bảo trợ, giúp đỡ hội viên trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia đánh giá các công trình khoa học, các dự án thuộc lĩnh vực tài chính, kế toán và kiểm toán. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các tổ chức hội và hội viên khi có khiếu kiện hoặc tranh tụng pháp lý
5. Được xuất bản sách, tài liệu chuyên môn, tạp chí của Hội theo qui định của pháp luật để huấn luyện, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật thông tin, trau dồi đạo đức nghề nghiệp.
6. Phát triển tổ chức và hoạt động của Hội đúng với điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
7. Được gia nhập làm thành viên và tham gia các hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp trong nước, khu vực và thế giới theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc hoạt động
Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, tự nguyện, tự quản, tự trang trải về tài chính và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tổ chức của Hội
1. Cơ quan lãnh đạo của Hội, gồm:
a) Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội;
b) Ban Chấp hành Trung ương Hội;
c) Ban Thường vụ Trung ương Hội;
d) Ban Kiểm tra.
2. Văn phòng, các ban chuyên môn và tổ chức trực thuộc.
3. Các hội thành viên, bao gồm: hội kế toán hoặc kiểm toán chuyên ngành Trung ương và hội kế toán hoặc hội kế toán và ki?m toán tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh).
Việc thành lập các hội kế toán hoặc kiểm toán chuyên ngành Trung ương, hội kế toán hoặc hội kế toán và kiểm toán tỉnh theo quy định của pháp luật.
4. Chi hội: các đơn vị cơ sở có từ 10 hội viên trở lên, hoạt động chuyên môn nghiệp vụ kế toán, kiểm toán thì được thành lập chi hội.
Các tổ chức thành viên của Hội |
a. Hội Kế toán tỉnh, thành phố
1, Hội Kế toán Hà Nội
2, Hội Kế toán TP Hồ Chí Minh
3, Hội Kế toán Hải Phòng
4, Hội Kế toán Thừa Thiên Huế
5, Hội Kế toán Khánh Hòa
6, Hội Kế toán Đăc Lắc
7, Hội Kế toán Cần Thơ
8, Hội Kế toán Hải Dương
9, Hội Kế toán, Kiểm toán Thái Nguyên
10, Hội Kế toán Bến Tre
b. Hội Kế toán (Kiểm toán ) chuyên ngành Trung ương
1, Hội Kế toán Kho bạc Nhà nước Việt Nam
2, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
c. Phân hội kế toán ngành
1, Phân hội Kế toán công thương
2, Phân hội Kế toán Bưu điện
3, Phân hội Kế toán Giao thông vận tải
4, Phân hội Kế toán xây dựng
5, Phân hội Kế toán Nông nghiệp và PTNN
6, Phân hội Kế toán Địa chất
d. Chi hội Kế toán trực thuộc Hội
1, Chi Hội Kế toán Học viện tài chính
2, Chi hội Kế toán Đại học Kinh tế quốc dân
3, Chi hội Kế toán Đại học Nông nghiệp Hà Nội
4, Chi hội Kế toán cty Gang thép Thái Nguyên
5, Chi hội Kế toán cty Hợp danh kiểm toán Việt Nam
6, Chi hội Kế toán Cty TNHH Tư vấn VFAM Việt Nam
e. Hội viên tổ chức
1, Cty TNHH Tư vấn tài chính kế toán NTC
2, Cty TNHH Phần mềm Sao thủy
3, Cty CP MISA
g, Các ban chuyên môn
1, Ban Quản lý và phát triển hội viên
2, Ban Phương pháp và chuẩn mực kế toán, kiểm toán
3, Ban Nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực
4, Ban Thông itn tuyên truyền và cập nhật kiến thức
5, Ban Quan hệ quốc tế
h. Các tổ chức trực thuộc
1, Ban Quản lý hành nghề kế toán
2, Trung tâm nghiên cứu và Tư vấn khoa học kế toán
3, Tạp chí Kế toán
4, Câu lạc bộ Kế toán trưởng toàn quốc |