CLB bóng đá Thể Công hay còn có một tên gọi khác trước kia mà khá nhiều NHM VN đã quen gọi là CLB Quân Đội. Phần lớn các cầu thủ của Thể Công được trưởng thành từ trong môi trường Quân Đội Nhân Dân VN. Đội bóng đá Thể Công là một đội bóng có truyền thống và thành tích tốt nhất Vleague.
CLB bóng đá Thể Công được thành lập vào ngày 23/9/1954 - Vào ngày 23/9/1954 theo sự chỉ đạo của Tổng Cục Chính Trị là đồng chí Nguyễn Chí Thanh đoàn công tác TDTT Quân Đội được thành lập và CLB bóng đá Thể Công cũng được thành lập với 23 cán bộ chiến sỹ trường Lục Quân VN là những người đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng lên đội bóng đá Thể Công hay còn gọi là Thể Công Viettel bây giờ.
Đội hình được gọi là sơ khai của bóng đá Thể Công gồm có: -Thủ môn Lê Nhâm mang áo số (1). Các hậu vệ Phạm Ngọc Quế(2), Nguyễn Văn Hiếu(3), Nguyễn Thiêm(4). Các tiền vệ Ngô Xuân Quýnh(5) đội trưởng, Phạm Mạnh Soạn (6). Các tiền đạo gồm có TRương Vinh Thăng(7), Nguyễn Bá Khánh(8), Nguyễn Văn Bưởi(9), Nguyễn Thông(10), Vũ Tâm (11). - Vào thời kỳ Pháp thuộc đội bóng đá Thể Công được bổ sung rất nhiều các cầu thủ Miền Nam như hai cha con ông (Trương Tấn Bửu và Mười Tiến) đã đem về hai chức vô địch ở giải đấu Hòa Bình và Thống Nhất năm (1955, 1956) đã để lại nhiều niềm tin yêu và tình yêu của người hâm mộ với Quân Đội VN thời đó .
- CLB bóng đá Thể Công cũng đóng góp phần lớn phong trào xây dựng các đội bóng ở các Quân Khu, Binh Chủng hay Sư Đoàn ngày một vững mạnh trong thời kỳ đất nước còn chiến tranh như các đội bóng Đồng Nai (Sư Đoàn 330), Cửu Long (Sư Đoàn338), Ba Tơ (Sư Đoàn 305), Bông Lau (Sư Đoàn 316), Quân Tiên Phong (Sư Đoàn 308), Hữu Nghị (Trường Lục Quân) các Quân Khu như QK Tả Ngạn, QK Hữu Nghạn,QK Việt Bắc, QK Tây Bắc, QK Pháo Binh..v v...
- Trong thời kỳ đất nước chống Mỹ đội bóng đá Thể Công được đồng chí Nguyễn Chí Thanh và Bằng Giang luôn căn dặn rằng “không có hình thức tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân có những tình cảm tốt với chiến sỹ thuận lợi hơn thể thao đặc biệt là bóng đá, các cầu thủ phải đá thật giỏi, thật hay thì việc tập hợp quần chúng sẽ dễ dàng” - Bóng đá Thể Công là một tên tuổi lớn của bóng đá VN, trong thời kỳ bom đạn chiến tranh đất nước còn bị chia cắt cho đến bây giờ họ đã đóng góp rất nhiều những tên tuổi lớn cho bóng đá VN như Ngô Xuân Quýnh, Nguyễn Trọng Giáp, Nguyễn Cao Cường , Nguyễn Thế Anh, Vương Tiến Dũng và còn rất nhiều những cầu thủ khác nữa đã đi sâu vào ký ức của người hâm mộ bóng đá VN, trong cuộc sống bận rộn hiện nay ở đâu đó trong một quán cafe, một quán trà đá vỉa hè NHM bóng đá VN mỗi khi nhắc đến bóng đá Thể Công là họ lại nhớ ngay đến những cầu thủ đã từng khoác trên mình màu áo lính một thời vàng son của Thể Công như anh em nhà Cao Cường và Thế Anh..v..v...
- Năm 2004 sau 50 năm thành lập và phát triển đội đã phải xuống hạng khi xếp gần át chót bảng xếp hạng mùa giải chuyên nghiệp hàng đầu VN, và phải xuống chơi ở giải hạng nhất QG, đúng vào thời điểm năm 2005 xuống chơi ở giải hạng nhất CLB bóng đá Thể Công đã đổi tên thành TC.Viettel cái tên Viettel là tên của Công Ty Điện Tử Viễn Thông Quân Đội đơn vị này là nhà tài trợ chính cho đội bóng đá Thể Công và đội bóng Thể Công chịu sự quản lý của đơn vị này. Đến nay cái tên CLB bóng đá Thể Công đã gắn liền với nhà tài trợ Viettel của Công Ty Điện Tử Viễn ThôngQuân Đội và NHM bóng đá VN đã quen dần với cái tên Thể Công Viettel trong những năm gần đây.
- Trải qua hơn một nửa thế kỷ thành lập với những biến cố trong chiến tranh và trong thời kỳ đất nước đổi mới bóng đá Thể Công luôn phấn đấu và trường thành không ngừng mang lại cho nền bóng đá VN thật nhiều những lứa cầu thủ đóng góp vào sự thành công của bóng đá VN trên đấu trường khu vực cũng như Quốc Tế.
- Vào ngày 1 tháng 9 năm 2007. Sau chiến thắng 5-3 trước đội Tây Ninh ở giải Hạng Nhất QG,Thể Công Viettel đã chính thức được lên chơi ở giải Vleague sau 3 mùa vật lộn phải chơi ở giải hạng nhất đây cũng là một kỷ kiệm đáng nhớ dành cho những ai hâm mộ đội bóng đá Thể Công.
- Đúng sau 55 hoạt động ngày 25/09/2009 Ban lãnh đạo Bộ Quốc Phòng đã quyết định thu hồi lại tên Thể Công. Thế là từ đây NHM bóng đá Việt Nam sẽ không còn được nghe tên đến tên đội bóng Thể Công mà thay vào đó là CLB Bóng đá Viettel.
- Sau đúng 3 tháng CLB được mang tên Viettel thì đội bóng được bán cho Thanh Hóa và toàn bộ đội bóng Thể Công(cũ) phải di chuyển vào Thanh Hóa và chịu sự tiếp quản của Sở TDTT Tỉnh Thanh Hóa. Đây là thời điểm khó khăn của CLB khi các cầu thủ và người hâm mộ yêu quý đội bóng Thể Công(cũ) đều đau buồn chấp nhận mất tên "Thể Công". Đội bóng bây giờ được mang tên mới là CLB Thanh Hóa.
- 24/12/2009 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Ninh đã ký quyết định thay đổi tên đội bóng . Theo đó, đội bóng trước đây có tên Thể Công sẽ được đăng ký thi đấu kể từ V-League 2010 dưới cái tên CLB chuyên nghiệp Lam Sơn Thanh Hóa (gọi tắt là Lam Sơn Thanh Hóa).
Thành tích
- -Chơi ở giải hạng A Miền Bắc vào các năm(1956, 1958, 1969, 1971, 1972, 1973, 1974, 1975, 1976, 1977, 1978, 1979).
- -Vô Địch QG 5 mùa bóng (1981-1982, 1982-1983, 1987, 1990 và 1998).
- -Siêu cup QG năm 1999.
- -Vào chung kết cup QG năm 1992 và 2004.
- -Đứng thứ 3 ở Dunhill cup năm 1998.
*V-Leageu 2001-2002: Xếp thứ 7 trên BXH
*V-League 2003: Xếp thứ 6 trên BXH
*V-League 2004: Xếp thứ 11 trên BXH và chính thức xuống giải hạng nhất mùa sau.
* V-League2008: Xếp thứ 8 trên BXH
* V-League 2009: Xếp thứ 9 trên BXH V-League2009. Cũng trong mùa giải này, Thể Công chính thức bị xóa sổ trên bản đồ bóng đá Việt Nam và Thể Công được đổi tên thành CLB bóng đá Lam Sơn Thanh Hóa.
* Thành tích các cá nhân xuất sắc tiêu biểu nhất của bóng đá Thể Công qua từng thế hệ cầu thủ. - Nguyễn Thế Anh: Cầu thủ được yêu thích nhất tiêu biểu cho bóng đá Thể Công gần 20 năm, năm (1987-1998) huấn luyện viên các đội trẻ thuộc trung tâm TDTT Quân Đội và là trợ lý cho HLV trưởng đội bóng Thể Công đoạt chức VDQG và siêu cup QG.
- Nguyễn Cao Cường: Từng 3 lần đứng trong số 10 vận đông viên tiêu biểu của thể thao VN các năm 1981, 1982, 1984. Trong thời gian công tác làm Phó Giám Đốc CLB bóng đá TC, được bình trọn là kiện tướng thể thao từ năm 1986 và 1989.
- Nguyễn Trọng Giáp: HLV đội tuyển VN2 tham gia giải SKADA năm 1984, HLV trưởng đội TC năm 1985-1989, năm 1989 làm chuyên viên phòng TDTT Quân Đội, từ năm 2002 ông được làm phó ban các ĐTQG, Ủy viên BCH Liên Đoàn Bóng Đá VN, trưởng đoàn bóng đá nữ VN đoạt HCV Seagame 22 tổ chức tại VN.
- Nguyễn Hồng Sơn: Đoạt chức vô đich QG với CLB Thể Công năm1998,siêu cup QG năm1998,năm 1994 anh chính thức khoác áo ĐTVN và giành HCB Seagame (18,20) và Tiger cup năm 1998 tổ chức tại VN, giành HCD Seagame 1999 và Tiger 1996. Hai lần giành danh hiệu QBV VN vào các năm 1998 và 2001.
- Thạch Bảo Khanh: Vô địch quốc gia cùng TC năm 1998,vô địch đại hội TDTT toàn quốc năm 2002. Năm 2004 khoác áo đội tuyển QG VN đoạt danh hiệu nhất, nhì, ba cup bóng đá TPHCM mở rộng vào các năm (2005, 2004, 2006). Đứng thứ 3 giải vô địch Đông Nam Á và đứng thứ 2 giải King cup tổ chức tại VN năm 2007. Dành danh hiệu QBB Vn năm 2004, cầu thủ xuất sắc nhất cup TPHCM năm 2004, vua phá luới cup QG VN năm 2004, cầu thủ xuất sắc nhất VN năm 2004 do Liên Đoàn Bóng Đá VN bầu trọn, cầu thủ xuất sắc nhất Đông Nam Á năm 2004.