Ngày 17/9/1975 , quyết định của tổng nha nội thương thuộc chính phủ cách mạng lâm thời miền nam Việt Nam thành lập công ty Điện Máy Kim khí hóa chất cấp 1 là tiền thân của công ty Cỗ Phần Tp.Hồ CHí Minh hiện nay.
Cả nước mới kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc. Hôm nay công ty chúng ta tổ chức 30 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển của công ty. Nó đánh dầu một móc son, một kỷ niệm không phai mờ trong ký của của các thế hệ cán bộ, nhân viên trong đơn vị chúng ta. Người còn, người mất, người đã về hưu và người còn đang làm việc và có dịp gặp nhau để ôn lại truyền thống vẻ vang của công ty trong 30 năm qua.
Sau ngày miền nam giải phóng cho đến nay là cả một chặng đường phát triển và xây dựng đất nước vượt qua bao nhiêu khó khăn và thách thức cũng như có cơ hội để phát triển.
Chúng ta điểm qua các thời kỳ nhiệm vụ của chúng ta được gắn kết với nhiệm vụ, xu thế xây dựng, phát triển kinh tế xã hội của đất nước của ngành thương mại nói chung của của công ty chúng ta qua các giai đoạn sau đây:
I.THỜI KỲ CẢI TẠO CÔNG THƯƠNG NGHIỆP TƯ BẢN DOANH 1975-1978:
Ngay sau khi được thành lập, được sự chỉ đạo trực tiếp của tổng nha nội thương và Ban chỉ đạo Công thương nghiệp trung ương, cùng với các công ty ngân hàng ban chủ nhiệm công ty do đồng chí Quách Văn Sự làm chủ nhiệm, hai phó chủ nhiệm là đồng chí Nguyễn Văn Bở và Bùi Văn Cảnh, cán bộ công nhân viên khi mới thành lập gồm cán bộ Miền Bắc tăng cường, bộ đội chuyển ngành ở chiến khu ra, một số là nhân viên lưu dung của chế độ cũ chuyển sang.
Công ty bắt tay vào thu mua hàng hóa vật tư, nguyên liệu của các nhà tư sản. Đồng thời tiếp quản một số lớn kho tàng, hàng hóa của ban quân quản bàn giao. Công ty cùng tham gia gia với thành phố công tác cải tạo công thương ngiệp X1 và X2, xóa bỏ toàn bộ hệ thống thương mại tư bản, tư thương để thiết lập một nền thương mại XHCN chỉ còn hai thành phần kinh tế Nhà Nước và hợp tác xã mua bán. Lấy vai trò Nhà Nước là chủ đạo theo mô hình kinh tế tập trung bao cấp.
Trong giai đoạn này công ty đã cử hàng chục cán bộ có kinh nghiệm được tăng cường từ Bắc và bộ đội chuyển ngành về các quận, huyện tham gia xây dựng, cải tạo mạng lưới thương mại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Cùng với Thành Phố và ngành Nội thương, chúng ta đã thu mua một lượng lớn hàng hóa điện tử - điện máy vật liệu xây dựng, đáp ứng cho nhu cầu thàn phố và các tỉnh. Đồng thời chi viện phần lớn ra thị trường phía Bắc.
Về tổ chức nguồn hàng, Công ty đã hình thành các đầu mối thu mua gia công thương mại, hàng trăm các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nhất là gia công kim khí của Thành phố và các địa phương lân cận phát triển, góp phần giải quyết công ăn việc làm và tạo ra giá trị hàng hóa phục vụ cho nhu cầu kinh tế xã hội của đất nước sau chiến tranh.
Cuối năm 1976, về tổ chức Công ty trở thành thành viên trực thuộc Tổng công ty điện máy – xe đạp xe máy do đổng chí Nguyễn Thương làm Tổng giám đốc. Thường trực Miền nam, có hai đồng chí phó tổng là đồng chí Nguyễn Đình Thụ và đồng chí Huỳnh Trung Tính. Công ty được tách ra thành lập Công ty xe dạp xe máy do Đồng chí Huỳnh Trung Tín làm Giám đốc, đồng thời chuyển giao một số ngành hàng và cán bộ sang Tổng công ty xây lắp và chi nhánh Dầu lửa, thành lập công ty dầu lửa riêng. Cho thấy quy mô mở rộng của ngành điện máy ngày một phát triển theo nhịp độ phát triển kinh tế của cả nước.
II.THỜI KỲ XÂY DỰNG CƠ SỞ THƯƠNG NGHIỆP XHCN Ở PHÍA NAM 1978-1987
Sau thời kỳ cải tạo công thương nghiệp cơ bản, tư doanh ở Miền Nam từ sản xuất đến lưu thông đã được sắp xếp lại theo ý chí chủ quan cải tạo là chính. Xây dựng chưa được là bao, mặt khác đất nước mới thoát ra khỏi chiến tranh, tình hình kinh tế bị bao vây, cấm vận kéo dài, hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hết sức khan hiếm. Thương nghiệp nội thương làm nhiệm vụ phân phối là chính, kinh tế và xã hội hết sức khó khăn nhất là lương thực. Vì vậy chủ trương sản xuất công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được quan tâm. Thời kỳ đó, Nhà nước cấp cho chúng ta hàng ngàn tấn vật tư, sắt thép để đặt hàng cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp gia công và nhận chỉ tiêu sản phẩm của các nhà máy quốc doanh sản xuất hàng chục triệu xẻng, cuốc, hàng trăm xe cải tiến, xe đạp, và phụ tùng xe đạp, hàng trăm nghìn quạt điện, hàng chục nghìn tấn đinh và lưới kẽm phục vụ cho nông dân khai hoang ở các vùng kinh tế mới.
Phải nói đây là thời kỳ thương mại cung không đủ cầu theo kế hoạch của nhà nước thông qua hệ thống thương nghiệp 3 cấp. Mặt khác chúng ta đã sử dụng một lượng lớn quỹ hàng hóa và công cụ sản xuất hỗ trợ các nông trường lực lượng thanh niên xung phong của thành phố và các địa phương.
Từ đó quy mô tổ chức nguồn hàng, mạng lưới tiêu thụ được mở rộng tạo công ăn việc làm cho các cơ sở sản xuất ổn định và phát triển góp phần cho sự phục hồi tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Năm 1979 giải phóng Campuchia, Bộ nội thương đã cử đồng chí Quách Văn Sự và 3 cán bộ khác sang giúp bạn xa6 dựng ngành thương mại của Campuchia góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa hai nước.
III.THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1986-1992
Giai đoạn kinh tề kế hoạch hóa, bao cấp đã để lại cho công ty cơ chế bộ máy quản lý kềnh càng, kém hiệu quả và sự trì trệ. Năm 1985 hợp nhất hai công ty điện máy và xe đạp máy – thành công ty điện máy Miền Nam do đồng chí Huỳnh Thuần làm giám đốc. Tổng số lao động lên tới 720 người. Nội bộ luôn mất đoàn kết kéo dài trong nhiều năm.
Một bộ phận cán bộ chưa nhận thức xu thế tất yếu phải đổi mới, vì vậy còn trông chờ ỷ lại không phát huy tác dụng. Một bộ phận lại bung ra quá mức, thiếu sự kiểm soát, làm ăn chụp dựt, bị khách hàng lừa đảo, làm ăn thua lỗ.
Mặt khác hàng hóa tồn kho chậm bán, kém phẩm chất của những năm bao cấp để lại quá lớm, không còn vốn kinh doanh đã gây nên sự hụt hẫng cho doanh ngiệp khi chuyển đỗi sang cơ chế thị trường.
Hệ thống bạn hàng mua và bán, mạnh ai nấy đi không còn gắn kết với nữa, nhất là hệ thống thương mại cũng như sản xuất, họ tổ chức kênh tieu thụ mới. Đây là gian đoạn khó khăn nhất 1986-1990 tưởng chừng công ty không thể tồn tại và trụ vững được nữa.
Thời kỳ bắt đầu ổn định 1991-1993, sau một số năm chuyển đổi sang cơ chế thị trường, số cán bộ đã nhận thức được cơ chế thị trường khắc nghiệt đã thay đổi được cách nghĩ và nếp làm, không còn ỷ lại vào nhà nước nữa. Biết tự thân vận động thay đổi tình thế.
Lãnh đạo của công ty đã nắm bắt được định hướng của tổng công ty và Bộ thương mại đề ra. Được sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng Ủy khối bộ thương mại và tổng công ty. Trực tiếp là đồng chí Phan Thanh Tùng đã soát xét và chấn chỉnh lại về tổ chức một cách kiên quyết, không để mất đoàn kết kéo dài, tìm định hướng kinh doanh, tập trung khâu tổ chức khai thác nguồn hàng, gắn kết lại với các nhà máy, bạn hàng truyền thống.
Cùng với tổng công ty, công ty đã đầu tư hàng triệu USD liên doanh với Viettrois Tân Bình, Biên Hòa tổ chức lắp ráp ti vi màu dạng CKD đầu tiên ở phía nam, từ đó mở rộng hợp tác với các đơn vị khác tạo ra nguồn hàng ổn định đáp ứng nhu cầu thị trường, từng bước tăng cường công tác quản lý kinh doanh có hiệu quả hơn
IV.THỜI KỲ ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN 1994-2004
Giữa 1993 theo chủ trương của chính phủ và bộ thương mại tách các công ty thành viê của tổng công ty điện máy thành 4 công ty trực thuộc bộ thương mại gồm Công ty Điện Máy Xe Đạp Xe Máy Hà Nội, Công ty Điện Máy Hải Phòng, Công ty Điện Máy Miền Trung và Công ty Điện Máy Thành Phố Hồ Chí Minh. Đây là một chủ trương đúng đắn tạo điều kiện cho cơ sở phát huy được tính chủ động, tạo cơ chế quản lý thông thoáng hơn cho cơ sở doanh nghiệp.
Khi tách ra trực thuộc bộ, số vốn phải điều hòa cho các đơn vị trong tổng công ty chúng ta chỉ còn 3,1 tỷ đồng, trong đó vốn lưu động chỉ có 2 tỷ.
Sau khi được tách ra độc lập, đây là một thời cơ thách thức rất lớn đối với lãnh đạo công ty trong bước chuyển đổi có cơ hội để phát triển sản xuất kinh doanh tốt hơn.
Lãnh đạo công ty đã chủ động nắm bắt thời cơ đề ra một số giải pháp quyết định như sau:
1.Về biện pháp tổ chức mạng lưới:
Chúng ta đã mạnh dạn sắp xếp và bố trí lại bộ máy cán bộ quản lý ở các khâu trọng yếu.
Công ty đã chủ động triển khai mạng lưới cửa hàng, trung tâm, chi nhánh, thay đổi và bổ nhiệm ngay những dồng chí có năng lực và phẩm chất trách nhiệm làm trưởng các đơn vị, đồng thời tổ chức các đại lý tiêu thụ ở địa phương và địa bàn kinh tế trọng yếu trong cả nước. Đến nay công ty đã có hơn 800 đại lý hầu hết ở các thành phố, các tỉnh trong cả nước.
2.Về tổ chức nguồn hàng
Công ty đã chủ động liên kết với sản xuất hoặc làm đại lý tiêu thụ sản phẩm cho các công ty như dây và cáp điện Cadivi, bóng đèn Điện Quang, Rạng Đông, các công ty điện tử như: Biên Hòa, Tân Bình, Thủ Đức với các hãng nước ngoài như: Sony, Toshiba, Philip…và để có nguồn hàng phong phú, đa dạng đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Mặt khác công ty gắn kết sản xuất và thương mại để cung ứng vật tư hàng hóa như công ty Thép Cẩm Nguyên, Quốc Đạt…đưa doanh thu hàng năm gần đây đạt trên ngàn tỷ đồng