CHƯƠNG II NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI
ĐIỀU 5. NHIỆM VỤ CỦA HỘI 5.1. Hướng dẫn hội viên thực hiện tốt Điều lệ Hội Phẫu thuật Thẩm mỹ TP.HCM. 5.2. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội, đảm bảo thi hành đúng các quy chế, luật pháp nhà nước đối với việc hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ tại TP.HCM. 5.3. Tổ chức thực hiện và khuyến khích hội viên tham gia các hoạt động khoa học về phẫu thuật thẩm mỹ, không ngừng nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giữ gìn và phát huy đạo đức nghề nghiệp góp phần bảo vệ và nâng cao uy tín của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ cũng như uy tín của ngành phẫu thuật thẩm mỹ trong xã hội. 5.4. Hỗ trợ việc quản lý của ngành Y Tế qua việc tham gia ý kiến vào các chủ trương chính sách về công cuộc chăm sóc sức khoẻ nhân dân thành phố; Cử cán bộ tham gia vào các Hội đồng Tư vấn của Sở Y tế TP.HCM trong xét cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ khi có đề nghị của Sở Y tế TP.HCM. 5.5. Khuyến khích sự hợp tác của nhiều chuyên ngành hoặc cùng ngành, tăng cường trang bị hiện đại cần thiết, để có thể làm cho ngành phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng phát triển hơn. 5.6. Thiết lập các mối quan hệ quốc tế trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ, hội nhập với các Hội Phẫu thuật Thẩm mỹ trên thế giới để cập nhật thông tin, trao đổi kiến thức, phát triển khả năng chuyên môn.
ĐIỀU 6 . HỘI PHẪU THUẬT THẨM MỸ TP.HCM CÓ QUYỀN 6.1. Bảo vệ những quyền lợi chính đáng của Hội và Hội viên trong khuôn khổ luật pháp quy định về hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ. 6.2. Đại diện cho các hội viên trước các Hội đồng của Hội Phẫu thuật Thẩm mỹ, Hội đồng Khoa học Kỹ thuật của Hội Y Học TP.HCM và trước pháp luật khi có yêu cầu, đối với những vấn đề về hành nghề hay về quyền lợi thuộc lĩnh vực mà hội viên đó có trách nhiệm hay đáng được thụ hưởng. 6.3. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động các dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động. 6.4. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. 6.5. Hòa giải các bất đồng giữa các thành viên, các hội viên trong phạm vi điều lệ hội. 6.6. Xử lý và quyết định kỷ luật đối với hội viên có hành động sai trái, vi phạm điều lệ hay các quy chế hành nghề của Hội. |
CHƯƠNG III: NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
ĐIỀU 7. Hội Phẫu thuật Thẩm mỹ TP.HCM hoạt động theo đúng điều lệ của Hội và của Hội Y học TP.HCM, tuân thủ Luật pháp Nhà nước CHXHCNVN về hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ.
ĐIỀU 8. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Phẫu thuật Thẩm mỹ TP.HCM là Đại hội Đại biểu của Hội, họp thường lệ 3 năm một lần. Đại hội họp bất thường khi có trên 50% số Ủy viên Ban Chấp Hành (BCH ) yêu cầu. Số đại biểu tham dự Đại Hội do BCH Hội qui định.
ĐIỀU 9. Đại hội Đại biểu của Hội Phẫu thuật Thẩm mỹ TPHCM có nhiệm vu : 9.1. Thông qua báo cáo của BCH, quyết định đường lối và phương hướng hoạt động của Hội 9.2. Thảo luận và biểu quyết việc sửa đổi (nếu có) điều lệ của Hội. 9.3. Bầu ra BCH nhiệm kỳ mới của Hội theo phương thức bỏ phiếu kín hoặc giơ tay tùy theo Đại hội quyết định. 9.4. BCH sẽ bầu ra Ban Thường vụ, Ban thường vụ trực tiếp bầu Chủ tịch, Tổng Thư ký và Trưởng Ban Kiểm tra.
ĐIỀU 10. BAN CHẤP HÀNH ( BCH ) CỦA HỘI 10.1. Nhiệm kỳ của BCH hội là 3 năm. 10.2. BCH hội thường lệ họp 6 tháng một lần và có thể họp bất thường khi có yêu cầu của 1/3 uỷ viên Ban Thường vụ hoặc ít nhất 1/3 tổng số ủy viên BCH. 10.3. BCH có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội Đại biểu của Hội, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Hội giữa 2 kỳ Đại hội và quyết định cơ cấu tổ chức của BCH Hội. 10.4. Khi xét thấy cần thiết, BCH với sự nhất trí của ít nhất trên 50% tổng số ủy viên có thể quyết định bổ sung hay miễn nhiệm ủy viên BCH của Hội; giải thể hoặc xóa tên một tổ chức thành viên của Hội. Trong những trường hợp đặc biệt, không thể tổ chức họp đa số ủy viên, thì có thể tổ chức lấy ý kiến bằng thư, fax hay Email nhưng phải có đủ chữ ký của ít nhất 1/2 tổng số Ủy viên BCH hoặc Ban Thường vụ để Ban Thường vụ hay BCH thông qua.
ĐIỀU 11. Ban Thường Vụ là cơ quan chỉ đạo của Hội giữa 2 kỳ họp của BCH và hoạt động theo nguyên tắc lãnh đạo tập thể. Ban Thường vụ họp thường lệ hằng 3 tháng một lần. Trong trường hợp cần thiết, Chủ Tịch có quyền triệu tập hội nghị bất thường của Ban Thường vụ. Trong Ban Thường vụ, Chủ tịch trực tiếp đề cử các Phó Chủ tịch, các Cố vấn về từng vấn đề và Phó Tổng Thư ký để Ban Thường vụ thông qua.
ĐIỀU 12. BCH hoặc Ban Thường vụ biểu quyết theo nguyên tắc đa số, trên 50% số có mặt. Nghị quyết của BCH hay Ban Thường vụ chỉ có giá trị khi được thông qua trong các phiên họp với sự tham dự của tối thiểu trên 1/2 tổng số ủy viên.
ĐIỀU 13. TỔ CHỨC LÃNH ĐẠO THỤC HIỆN 13.1. Chủ Tịch có nhiệm vụ chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Hội suốt cả nhiệm kỳ của BCH, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của BCH và Ban Thường vụ, đề xuất những định hướng có tính chiến lược cho sự phát triển của Hội; quyết định các vấn đề đã được tập thể nhất trí thông qua. 13.2. Phó chủ tịch thường trực (hay PCT thứ nhất) là người thay thế chủ tịch khi vắng mặt. 13.3. Các Phó Chủ Tịch có trách nhiệm giúp Chủ Tịch trong mọi mặt công tác theo sự phân công. 13.4. Các Ủy viên Ban Thường vụ được phân công phụ trách các Ban chuyên môn. 13.5. Tổng Thư Ký trong Ban Thường vụ, chịu trách nhiệm tổ chức triển khai các hoạt động của Hội theo chủ trương và kế hoạch đã được BCH hoặc Ban Thường vụ đề ra; quản lý và điều hành các công việc thường xuyên của Hội; theo dõi tổng hợp tình hình hoạt động của Hội và các tổ chức thành viên, báo cáo định kỳ cho Chủ Tịch, Ban Thường vụ và BCH Hội và là người thay thế Chủ tịch khi vắng mặt, sau Phó chủ tịch thường trực. 13.6. Giúp việc cho Tổng Thư Ký có Ban Thư Ký, mà thành viên là từ mỗi Ban cử ra một; và văn phòng Hội gồm văn thư, kế toán, thông tin và thống kê, hậu cần, do thành viên BCH phụ trách. 13.7. Giúp việc cho Ban Thường Vụ có 3 ban: Ban đối ngoại - Khoa học Kỹ thuật và Đào tạo; Ban Kế hoạch Tài chính, Kinh tế, Hậu cần; Ban Thông tin - Tư vấn pháp lý – Tổ chức kiểm tra - Khen thưởng, Kỷ luật. Ban Thường vụ sinh hoạt 3 tháng một lần nghe Ban thư ký báo cáo tình hình hoạt động của hội, thảo luận kế hoạch sắp tới trước khi giao nhiệm vụ cụ thể cho Ban thư ký. 13.8. Khi khuyết Chủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng thư ký hoặc uỷ viên Thường vụ, BCH cử bổ sung trong số uỷ viên BCH với sự chấp thuận của Hội Y Học TP. Hồ Chí Minh.
ĐIỀU 14. BA BAN CHUYÊN TRÁCH 14.1. Ban đối ngoại - Khoa học Kỹ thuật và Đào tạo 14.1.1. Đối ngoại: 14.1.1.1 Nghiên cứu đề xuất kế hoạch hợp tác với các tổ chức nước ngoài. 14.1.1.2 Vận động sự đóng góp về kiến thức kỷ năng và tài chánh của các tổ chức chuyên khoa trong và ngoài nước. 14.1.2. Khoa học Kỹ thuật và Đào Tạo: 14.1.2.1. Tham vấn, cố vấn khoa học công nghệ cho Hội viên. 14.1.2.2. Tham gia tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên ngành, nhằm đào tạo liên tục và cập nhật kiến thức. 14.1.2.3. Khi có yêu cầu của Sở y tế, đề cử cán bộ của các chuyên khoa tương ứng tham gia vào các Hội đồng tư vấn, nhận xét khả năng chuyên môn đối với các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ trong nước cũng như các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ từ nước ngoài đến, theo mục 7 Điều 5 Chương II. 14.1.2.4. Khi cần, tổ chức các Hội Đồng Khoa Học Công Nghệ để xem xét về một vấn đề chuyên môn kỷ thuật, các chuyên gia uy tín từ các hội chuyên ngành của Hội Y Học Thành Phố được mời tham dự tuỳ theo từng vụ việc. 14.1.2.5. Phối hợp với các bệnh viện, các hội chuyên ngành và các trường đại học, tổ chức các lớp huấn luyện, liên tục bồi dưỡng cập nhật kịp thời nhằm nâng cao trình độ về các chuyên khoa cho các hội viên. 14.2. Ban Kế hoạch Tài chính, Kinh tế, Hậu cần: 14.2.1.Tổ chức giúp đỡ việc tự quản lý hành nghề theo luật pháp quy định của các tổ chức thành viên ở quận (huyện) và bệnh viện. Thực hiện các dịch vụ của hội theo luật pháp cho phép để có thể tạo đủ điều kiện vật chất hoạt động và phát triển hội. 14.2.2. Gây quỹ, tạo kinh phí cho Hội hoạt động. 14.2.3.Tham gia, kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chánh cùng các hoạt động khác của Hội và các tổ chức trực thuộc theo các quy định của nhà nước về tài chính và nghĩa vụ thuế. 14.2.4 Kiểm toán nội bộ. 14.3. Ban Thông tin - Tư vấn Pháp lý - Tổ chức kiểm tra - Khen thưởng, Kỷ luật. 14.3.1. Thông tin: Nơi nhận các thông tin đầu tiên của Hội, cũng là nơi phản hồi các kế hoạch và các chương trình hoạt động của Hội. 14.3.2. Pháp lý và Tư vấn: 14.3.2.1 Tổ chức thực hiện, hổ trợ và tư vấn cho các cá nhân và các tổ chức thành viên hành nghề đúng luật pháp của nhà nước. Nghiên cứu bảo vệ các quyền lợi chính đáng của hội viên hay thành viên trước các Hội Đồng xét xử của Hội Phẫu thuật Thẩm mỹ TP.HCM. 14.3.2.2. Tổ chức tham vấn, cố vấn về pháp luật cho Hội, cùng tham gia tích cực xây dựng dự thảo qui chế Luật của người hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ. 14.3.3. Kiểm Tra. 14.3.3.1 Thực hiện việc kiểm tra thường kỳ hay đột xuất theo hệ thống, đảm bảo tính trong sáng trong sự tự quản hành nghề, bảo vệ danh dự của nghề nghiệp cao quý, nhắc nhở nhau tôn trọng ranh giới của các chuyên ngành. 14.3.3.2. Kiểm tra khi có dấu hiệu thành viên của hội không thực hiện đúng các luật quy định cho người hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ, hay có dấu hiệu vi phạm điều lệ Hội. Thay mặt Hội thực hiện công tác kiểm tra và phối hợp khi phải thực hiện điều này ngoài tổ chức của Hội, do yêu cầu hay sự uỷ quyền của GĐ. Sở Y Tế TP. HCM đối với Hội . 14.3.3.3. Xem xét giải quyết các đơn khiếu tố liên quan đến hành nghề của hội viên. 14.3.4. Khen thưởng và kỷ luật của Hội (Thực hiện Điều 20, 21,và 22, chương V) 14.3.4.1. Thường kỳ hay đột xuất đề nghị khen thưởng và thông tin trên báo các gương tốt đáng tôn vinh trân trọng của hội. 14.3.4.2. Khi cần ,thành lập “ Hội đồng khen thưởng hay Hội đồng kỷ luật, để xem xét các thành tích hay các vi phạm của chuyên ngành nào thì mời các chuyên viên của chuyên ngành đó tham dự Hội đồng, các vi phạm vượt khuôn khổ hành nghề của Hội được xử lý theo quy định khen thưởng, kỷ luật của cơ quan chức năng theo đúng pháp luật của nhà nước.
ĐIỀU 15: HỘI VIÊN HỘI PHẪU THUẬT THẨM MỸ Những người có đủ tiêu chuẩn sau đây, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Hội có thể được công nhận là Hội viên Hội Phẫu thuật Thẩm mỹ TP. HCM: 15.1. Hội viên chính thức: Hội đủ một trong hai điều kiện sau: 15.1.1. Là bác sĩ Việt Nam có Giấy phép hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ tạo hình do Sở Y tế TPHCM hoặc Bộ Y tế cấp. 15.1.2. Là bác sĩ Việt Nam có chứng chỉ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ (thời gian được đào tạo tối thiểu là ba tháng) hiện đang làm việc tại các Bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ tạo hình hoặc khoa phẫu thuật thẩm mỹ tạo hình của Bệnh viện (có xác nhận của Bệnh viện hiện đang công tác). Điều kiện kết nạp Hội viên chính thức (sau khi thành lập hội):
- Có chứng chỉ phẫu thuật thẩm mỹ, tạo hình;
- Có đủ 05 năm thực hành theo qui định của Bộ Y tế;
- Có đủ 02 hội viên chính thức giới thiệu.
15.2. Hội viên dự khuyết: 15.2.1. Là bác sĩ Việt Nam có chứng chỉ tạo hình thẩm mỹ (thời gian được đào tạo tối thiểu là ba tháng) nhưng chưa đủ 5 năm thực hành theo qui định của Bộ Y tế. 15.2.2. Là bác sĩ Việt Nam ở những khoa lân cận có liên quan đến PTTM như: Khoa Tai mũi họng, khoa ngoại, khoa phẫu thuật hàm mặt, khoa mắt, khoa bỏng, khoa da liễu,… 15.3. Hội viên danh dự: Những cán bộ ngành y trong nước và nước ngoài đã cao tuổi hay đã có nhiều cống hiến cho công tác của Hội, nếu tự nguyện tham gia có thể được công nhận là hội viên danh dự. 15.4. Hội viên ở các tỉnh khác: Là bác sĩ có Giấy phép hành nghề của cơ quan y tế có thẩm quyền tại các tỉnh, nơi chưa đủ điều kiện thành lập Hội, được xem là hội viên chính thức của Hội PTTM TP.HCM. 15.5. Hội viên liên kết: Là bác sĩ nước ngoài có chứng chỉ phẫu thuật thẩm mỹ tạo hình, có năm năm thực hành phẫu thuật thẩm mỹ và có hai hội viên chính thức giới thiệu.
ĐIỀU 16. NHIỆM VỤ CỦA HỘI VIÊN: 16.1. Chấp hành điều lệ của Hội Phẫu thuật Thẩm mỹ, nghiêm chỉnh chấp hành các chỉ thị, nghị quyết của BCH các cấp Hội. 16.2. Giữ vững và bảo vệ đoàn kết trong Hội, tích cực tham gia học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, trau dồi kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp theo đúng pháp luật đã quy định trong hành nghề. Đấu tranh chống những tư tưởng và hành động có hại đến nhiệm vụ, uy tín và danh dự của Hội và của ngành nghề. 16.3.Tham gia mọi sinh hoạt trong Hội, tích cực góp phần vào việc xây dựng và phát triển Hội. 16.4. Đóng góp hội phí theo quy định.
ĐIỀU 17. QUYỀN LỢI CỦA HỘI VIÊN 17.1. Tất cả hội viên đều có quyền thảo luận; và biểu quyết mọi công việc của Hội, ứng cử và bầu cử vào BCH các cấp Hội theo quy định, trừ hội viên dự khuyết, hội viên danh dự, hội viên các tỉnh khác và hội viên liên kết. 17.2. Được thông tin bồi dưỡng kiến thức về chính trị và chuyên môn; được khuyến khích phát huy năng lực về mọi mặt; được tạo điều kiện để phát triển khả năng. 17.3. Được tham gia báo cáo các đề tài nghiên cứu khoa học của mình trong các buổi sinh hoạt KHKT; được giới thiệu đăng các bài viết và các công trình nghiên cứu của mình vào các tạp chí khoa học trong hệ thống y học; được công nhận và bảo vệ quyền tác giả, sáng chế, được tổ chức Hội nhận xét về các công trình, công tác của mình khi cần thiết, được chọn lọc để đề nghị khen thưởng. 17.4. Được giới thiệu với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được cấp chứng chỉ hành nghề. 17.5. Được bảo vệ quyền lợi chính đáng và danh dự của mình trước pháp luật và công luận. 17.6. Được hưởng mọi quyền lợi khác do tổ chức Hội quy định. |