Tổng giám đốc Nguyễn Tử Quảng
|
|
|
|
Một góc khu làm việc |
Một góc khu làm việc |
|
|
Một góc khu làm việc |
Khu lễ tân |
|
|
Một góc Trung tâm Chăm sóc khách hàng - Bkav Contact Center |
Một góc Trung tâm Chăm sóc khách hàng - Bkav Contact Center |
|
|
Một góc Trung tâm Chăm sóc khách hàng - Bkav Contact Center |
Một góc Trung tâm Chăm sóc khách hàng - Bkav Contact Center |
|
|
|
Đảm bảo an ninh mạng cho ASEM 9 |
Bkis tiền thân là nhóm Bkav. Sản phẩm đầu tiên của Bkis chính là phầm mềm Bkav do Nguyễn Tử Quảng - một sinh viên khoa Công nghệ thông tin trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội - viết đầu tiên năm 1995. Phầm mềm này nổi tiếng và được sử dụng nhiều ở Việt Nam.
Năm 1997, sau khi tốt nghiệp, Quảng được giữ lại làm cán bộ giảng dạy bộ môn Kỹ thuật máy tính, Khoa Công nghệ thông tin trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Vừa giảng dạy, Quảng vừa tiếp tục nghiên cứu phát triển chương trình BKAV.
Tháng 12/2001, Đại Học Bách Khoa Hà Nội thành lập Trung tâm Phần mềm và Giải pháp an ninh mạng (BKIS). Nguyễn Tử Quảng làm giám đốc trung tâm cho đến nay. Trung tâm Phần mềm và Giải pháp an ninh mạng được thành lập với chín thành viên, ngoài Quảng và Bạch Thành Lê còn có những bạn sinh viên, yêu thích công việc diệt virus khác tham gia. Nhóm nòng cốt tham gia viết Bkav trở thành các thành viên nòng cốt của trung tâm an ninh mạng - Bkis.
Lĩnh vực hoạt động
Nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, triển khai phần mềm và giải pháp trong lĩnh vực an ninh mạng, phòng chống virus máy tính.
Hỗ trợ chuyên môn cho các cơ quan chức năng của Chính phủ trong công tác phòng chống, truy tìm tội phạm tin học tham gia, xây dựng luật pháp về tội phạm tin học. Tham gia các hoạt động phòng chống tấn công phá hoại bằng CNTT.
Hợp tác với các tổ chức An ninh mạng và Cứu hộ các sự cố máy tính của các nước trên thế giới và trong khu vực trong việc khắc phục sự cố máy tính, chia sẻ thông tin về an ninh thông tin.
Tham gia công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về An ninh mạng và Công nghệ Thông tin nói chung.
Tái cơ cấu tổ chức
Sau 12 năm hoạt động, Số nhân viên của Bkis đã đạt trên 500. Ngày 25/06/2009 Bkis đã thực hiện tái cơ cấu tổ chức. Theo đó, Bkis thành lập mới: Bkis Security, Bkis Soft, Bkis R&D, Bkis Telecom và Bkis HCM.
Sản phẩm
Phần mềm diệt virus BKAV
Phần mềm điều hành tác nghiệp trực tuyến eOffice - Văn phòng điện tử.
Đóng góp
Bkis - mà đứng đầu là Nguyễn Tử Quảng - đã có nhiều đóng góp cho nền công nghệ thông tin Việt Nam. Một trong số đó chính là việc chuyên nghiệp hóa dịch vụ hỗ trợ người sử dụng máy tính trong lĩnh vực bảo mật & diệt virus.
Bkis là đồng sáng lập hiệp hội các tổ chức Cứu hộ máy tính của khu vực Châu Á Thái Bình Dương - APCERT - Asia Pacific Computer Emergency Response Teams.
Sự kiện nổi bật
3/2008, chỉ vài ngày sau khi Google ra mắt trình duyệt Chrome, BKIS là tổ chức đầu tiên phát hiện ra lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng. Cả Microsoft và Google đều thừa nhận thông tin từ BKIS là chính xác.
12/2008, BKIS công bố lỗ hổng trong công nghệ nhận dạng khuôn mặt của máy tính xách tay, 1 công nghệ mà các nhà sản xuất cho là tuyệt đối an toàn. Tại hội nghị Black Hat diễn ra vào ngày 19/02/2009 ở Mĩ BKIS đã công bố kết quả nghiên cứu này trước thế giới.
7/2009, sau khi hàng loạt các website của chính phủ Mĩ và Hàn Quốc bị tấn công tê liệt, BKIS đã xác định nguồn tấn công các website
Dư luận
Mặc dù có nhiều đóng góp cho lĩnh vực bảo mật ở Việt Nam, tuy nhiên Bkis cũng có nhiều điều tiếng gây tranh cãi trong giới công nghệ thông tin Việt Nam.
Sản phẩm Bkav của Bkis có nhiều phản hồi rằng gây mất ổn định hệ điều hành Windows Tuy vậy Bkis không công nhận.
Sản phẩm Bkav của Bkis bị nghi vi phạm bản quyền do sử dụng một chương trình nén Winrar của Rarlap mà không công bố. Giám đốc BKIS cho rằng việc cho rằng họ vi phạm bản quyền với Rar.exe là không chính xác
Bkis là tiêu điểm của tranh luận trong việc công bố phát hiện nguồn gốc vụ tấn công website của Mỹ, Hàn Quốc vào tháng 7 năm 2009. Theo đó vào ngày 28 tháng 7, bộ Thông tin và Truyền thông đã kết luận Cả BKIS và VNCERT đều thiếu sót