Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
Bản in
Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
Tin đăng ngày: - Xem: 13174

Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội

ĐC: số 185 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Xem bản đồ:
Tel: 043.5121.395
Email: conggiaotiepdientu@hanoi.gov.vn
Website: http://hanoi.gov.vn
Đại diện: Nguyễn Thế Thảo
Thăng Long- Hà Nội nằm ở tọa độ: 210 05 vĩ tuyến Bắc, 1050 87 kinh tuyến Đông, trong vùng tam giác châu thổ sông Hồng, đất đai mầu mỡ, trù phú. được che chắn ở phía Bắc - Đông Bắc bởi dải núi Tam Đảo và ở phía Tây - Tây Nam bởi dãy núi Ba Vì - Tản Viên,  khoảng cách là 50km. 

Bản đồ Hà Nội
Thế kỷ XX, Hà Nội nhiều lần xảy ra động đất cấp 6 và đã 2 lần động đất cấp 7. Những năm gần đây, hiện tượng động đất ở vùng Hà Nội tăng lên rõ rệt. Mặt đất Hà Nội xuất hiện nhiều khe nứt sâu, phương Tây Bắc – Đông Nam, trùng với hướng sông Hồng và cũng là hướng các đứt gãy sâu trong vỏ trái đất.  

Một điều hiển nhiên, đất Hà Nội là đất bãi và trên bãi của sông Hồng, do phù sa sông Hồng đắp đổi. Cho nên đất Hà Nội nội thành, bên Hồ Tây, có dòng Tô Lịch, lại có rất nhiều đầm hồ. Xem trên bản đồ từ thời xưa cho đến giữa thế kỷ này, thì lãnh thổ Hà Nội là một vùng đầm lầy, một thành phố sông hồ, nửa đất, nửa nước. Phần lãnh thổ chủ yếu của Thăng Long – Hà Nội xưa là phần đất bồi, được bao bọc bởi sông Hồng ở  Bắc và phía Đông, bởi sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu (nhánh sông Tô) ở phía Tây và phía Nam.    

Trong tờ chiếu (hỏi ý các quan) về việc dời Đô, Lý Công Uẩn  nói: “Ở trung tâm cõi bờ đất nước, có cái thế rồng cuộn hổ ngồi, vị trí ở giữa bốn phương Đông Tây Nam Bắc, địa hình thế núi sông sau trước. Ở nơi đó địa thế rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, cư dân không khổ vì ngập lụt, muôn vật đều phì nhiêu tươi tốt. Xem khắp nước Việt ta chỗ ấy là nơi hơn cả, thực là chỗ bốn phương tụ hội, là nơi đô thành bậc nhất của Đế vương muôn đời!” 

Ta có thể xem đó là một bản tuyên ngôn địa chính trị - địa chiến lược về Hà Nội nghìn xưa và cái “rốn” của Long thành là núi Nùng. Trên núi ấy, các vua Lý-Trần-Lê xây điện Càn Nguyên, điện Kính Thiên và núi Nùng. Huyền thoại được thiêng hoá và cùng Sông Cái, trở thành hai biểu tượng của Kinh thành Núi Nùng-Sông Nhị.

Việt Phủ Thành Chương - một tác phẩm xếp đặt độc đáo

HNP - Hà Nội của chúng ta có một bề dày lịch sử ngàn năm, là nơi hội tụ văn hoá, kết tinh văn minh Việt Nam và bởi vậy “người Hà Nội” cũng đương nhiên trở thành người đại diện của “thế ứng xử Việt Nam”.
           Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
          Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An


 

Nếu Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây, nói như Nguyễn Đình Thi, là nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm” thì từ những phương ngữ Việt Nam do biết bao người “tứ trấn” đổ về đây làm ăn sinh sống qua lịch sử ngàn năm mang lại, đã được thanh lọc và ngưng cất thành “tiếng Hà Nội” hay nói như Tô Hoài là “tiếng Hồ Gươm” đại diện sáng giá nhất của tiếng Việt Nam trong sáng

Người Hà Nội đã và vẫn tài hoa, trong đánh giặc, trong làm ăn, trong học hành thi cử, trong chơi vui giải trí người Hà Nội vẫn đặc biệt mẫn cảm trước thời sự quốc gia và quốc tế. Bên dáng vẻ yêu kiều duyên dáng của nhiều cô gái Hà Nội.   Hà Nội hôm nay vẫn còn là Hà Nội của một “thời quá độ” của những tháng năm đầu quá độ lên Thủ đô xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thời quá độ là một thời đang cách mạng, cuộc sống còn nghèo nàn và khắc nghiệt, nếp sống cũ chưa hẳn đã tàn phai, nếp sống mới chưa được định hình và củng cố, cái xấu và cái tốt, người xấu và người tốt, trắng đen lẫn lộn. Tân cổ giao thoa, tốt xấu, trắng đen lẫn lộn đẻ ra nhiều cái lố lăng của hôm nay ứng xử Hà Nội thời quá độ.

Chẳng ai ưa những sự lố lăng – ăn làm ẩu tả, ăn nói tục tằn, ăn mặc nhăng nhố…Ai chẳng lấy làm đau lòng trước sự bẩn thỉu của đường phố, bẩn thỉu của nhà cửa cống rãnh, bẩn thỉu của di tích và thắng cảnh, bẩn thỉu của đồ vật, quần áo, bẩn thỉu của tiếng nói, cử chỉ và tâm hồn con người mang danh “người Hà Nội” mà không thực là “người Hà Nội”.

 Tôi không đồng tình với cách nhìn nhận hiện tượng nông dân hoá và nông thôn hoá Hà Nội là xu thế tất yếu của thời kỳ quá độ….Chúng ta không giấu giếm rằng trình độ và tốc độ công nghiệp hoá của Hà Nội chưa cao, rằng tầng lớp công nhân Hà Nội chưa mạnh về số lượng và nhất là về chất lượng đủ làm cột trụ vững chắc cho xã hội Hà Nội, cho phong cách sống, lao động và giao tiếp công cộng của người Hà Nội.

Hà Nội hôm nay đã từ bỏ kiếp sống ký sinh của một đô thị tiêu thụ cũ ăn bám vào một vùng nông thôn cả nước mà trước hết là châu thổ sông Hồng.

Là đô thị đứng đầu cả nước – đúng với nghĩa đen của khái niệm “Thủ đô” – nhưng quả thật, trình độ và tốc độ đô thị hoá của Hà Nội chưa cao để có thể lan truyền ảnh hưởng đô thị hóa ra vùng ven đô. Tỉnh Hà Nội thì đã to, nhưng “thành phố” Hà Nội thì còn nhỏ và sức chứa dân cư trong nội thành thì “quá tải” từ lâu mà khả năng “tăng thế hiệu” của Hà Nội thì có hạn.

Quy hoạch Hà Nội đã có phương hướng đúng nhưng năng lực và thực tiễn triển khai còn kém. Tình hình đó cộng với pháp luật chưa đủ và chưa nghiêm trong xây dựng khiến cấu trúc phố phường ở nhiều nơi bị giải thể, trở nên lộn xộn và mất hẳn vẻ đẹp của sự hài hoà. Hài hoà thiên nhiên và hoà mục xã hội là hai điều kiện cơ bản nhất của vẻ đẹp và hạnh phúc con người.

Người Hà Nội hôm nay – thông qua ban chỉ đạo điều tra cơ bản – đang rà xét lại toàn bộ tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên xã hội – con người của Hà Nội, để vượt qua bi kịch trì chậm về kinh tế và sự đứt gãy của truyền thống thanh lịch người Hà Nội.

- Nếp sống thuần phong mỹ tục

Chịu ảnh hưởng của đạo đức cổ truyền, lại được bổ sung bằng những quan điểm Nho giáo, tập quán sinh hoạt trong các gia đình Việt Nam thể hiện sự tuân thủ nghiêm ngặt tôn ti trật tự giữa người trên, kẻ dưới, trong gia đình và dòng họ, đồng thời thể hiện sự gắn bó chặt chẽ, tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, gia tộc.

Điều đó cũng diễn ra đối với mọi nhà ở Thăng Long-Hà Nội, nhưng trên một số vấn đề lại mang theo những nét đặc trưng của tính cách con người Thăng Long-Hà Nội. Ở đây, sự tuân thủ tôn ti trật tự được thể hiện một cách tự nhiên, nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, trên kính dưới nhường, già trẻ được yên vui.

        Việt Nam có truyền thống hiếu học rất quý báu mà tiêu biểu ở đỉnh cao Thăng Long. Thăng Long có Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của cả nước, tinh hoa nền giáo dục Việt Nam tỏa đi từ nơi ấy.

Với truyền thống hiếu học, nhiều thuần phong mĩ tục đã hình thành. Đó là tinh thần tôn sư trọng đạo, người thầy ở địa vị cao hơn cả vị trí người cha trong mối quan hệ quân-sư-phụ. Đó là sự chuẩn bị nghiêm cẩn của cha và con trong buổi nhập môn, tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề cha đưa con đến nhà thầy và đi lễ thánh sư Khổng phu tử.

Việc học tập ngày càng được coi trọng và trở nên thiêng liêng trong tâm thức mọi người. Cả kinh thành quý trọng chữ nghĩa đến mức không dám dẫm lên giấy có chữ hoặc dùng giấy có chữ để bao gói, lau chùi, cho rằng làm như vậy là có tội. Thường ngày, có những người hàng phố đi nhặt giấy có chữ về đốt vàng mã. Người ta đề ra mọi thứ kiêng kị cho trẻ như: không ăn cơm cháy sợ ăn sẽ bị tối dạ. Không ăn chân gà, sợ viết run tay. Không học bài vào giờ gà lên chuồng, sợ bị quáng gà và học bài lâu thuộc… Nhiều điều vô lí, nhưng lại có tác dụng thực tế gây thêm ý thức trân trọng mọi thứ liên quan đến học tập.

Theo quan điểm Nho giáo, quan hệ bạn bè là một trong năm quan hệ cơ bản của xã hội phong kiến. Quan hệ bạn bè lấy sự tin cậy lẫn nhau (chữ tín) làm đầu.

Ở Thủ đô, nơi tập trung mọi hoạt động kinh tế - xã hội, đầu mối giao lưu của đất nước, người Thăng Long có sự giao tiếp rộng rãi. Bè bạn đông và có nhiều loại, nhưng người dân Thăng Long giữ được sự trong sáng của tình bạn cùng những phong tục giao tiếp tốt đẹp. Có sự kết bạn giữa những người cùng chí hướng, tri âm tri kỉ. Họ sẵn sàng chia sẻ mọi nỗi buồn vui, giúp nhau khi hoạn nạn.

So với người nơi khác thì người Thăng Long nói chung giàu có, văn hóa cao, do đó có điều kiện hơn để duy trì những thủ tục, lễ nghi theo tập quán cổ truyền. Nhưng phú quý sinh lễ nghĩa, người Thăng Long không chỉ áp dụng mà còn sửa đổi và thêm thắt, có trường hợp còn bày vẽ thêm, đặc biệt là về cưới xin, ma chay, giỗ tết, làm cho nhiều thủ tục trở nên rườm rà, cầu kì và tốn kém.

Tuy nhiên cái làm nên cốt cách Thăng Long trong phong tục tập quán không phải ở chỗ phú quý sinh lễ nghĩa ấy mà ở chỗ người Thăng Long đã biểu lộ được phần nào sự tinh tế của mình trong khi thực hiện những điều ấy. Chính như vậy, những người Thăng Long đã thu hút được cảm tình của người hàng xứ nhờ có được sự thanh lịch, một trong những vẻ đẹp tiêu biểu của người Thăng Long trong mọi hoàn cảnh giao tiếp.

                                  Nhất cao là núi Ba Vì 
               Nhất thanh, nhất sắc, Kinh Kỳ Thăng Long

Nhân dân ta giàu lòng hiếu khách. Lòng hiếu khách ấy ở người Thăng Long càng được thể hiện rõ. Đến một gia đình Thăng Long, khách được đón tiếp niềm nở, chân tình. Lúc muốn về bao giờ cũng được chủ nhà lưu luyến, cố níu giữ lại bằng mọi lí do thiện cảm. Khách từ nơi xa tới dễ dàng bắt gặp những nụ cười thân thiện cùng lời chào vồn vã của những người buôn bán ở các nhà hàng, quán trọ khi giao tiếp.

- Tiếng Hà Nội , nói như Tô Hoài là tiếng Hồ Gươm :

Tiếng Việt là thống nhất, từ Bắc đến Nam, nhưng có nhiều phương ngữ, khác nhau về giọng nói, sắc điệu thanh âm, khác nhau cả về một số từ, con chữ...Tiếng Hà Nội không giống bất cứ một phương ngữ nào của tiếng Việt. Nó là một thành tựu văn hóa, một kết quả giao hoà tổng hợp và sáng tạo mới của mọi phương ngữ. Việt Nam do biết bao thế hệ người “tứ trấn” - tứ chiếng, bốn phương tới hội tụ, hợp lưu, sinh sống ở trung tâm Hà Nội. Ban đầu mang nguyên si lên Hà Nội tiếng nói của địa phương mình rồi mới tiếp xúc với nhau và biến đổi lần lần, qua đời con đời cháu...và hình thành nên một thứ tiếng mới, tiếng Hồ Gươm. Tiếng Hà Nội là kết quả của giao thoa ngôn ngữ (interfrence) của mọi địa phương Việt Nam, do ở chỗ Hà Nội là trung tâm dân tộc, trung tâm giao lưu cả nước.

Cái sang trọng bao giờ cũng là một sắc thái cần và bắt buộc của văn hoá thủ đô, văn hóa Thăng Long – Hà Nội về ăn, mặc, ở và đi lại, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi.

Khéo léo tay nghề, đất lề Kẻ Chợ.
Ngát hương thơm hoa sói hoa nhài
 Khôn khéo thợ thầy Hà Nội

Khi người ta lao động giỏi ở một trung tâm giao dịch, một trung tâm “mở cửa”, đón gió muôn phương thì nảy sinh nhu cầu lựa chọn (“kén cá, chọn canh”), đòi hỏi và có điều kiện thoả mãn việc tiêu dùng “của ngon vật lạ” từ các nơi đổ về.

Gắng công kén hộ Cốm Vòng
Kén hồng Bạch Hạc cho lòng ai vui

Hình thành một mạng lưới làng quê sản xuất đặc sản nông phẩm và sản phẩm thủ công ven đê cùng với phố phường thủ công nội đô, giao lưu với nhau ở bốn chợ chính trước bốn cổng thành Đông, Tây, Nam, Bắc (“bán mít chợ Đông, bán hồng chợ Tây, bán mây chợ Huyện, bán quyến (lụa) hàng Đào”) và một màng lưới chợ ven đô ở các cửa ô” Bưởi, Cầu Giấy, chợ Dừa, cầu Dền, Đống Bá v.v…Vì thế mà có “ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây”, “giò Chèm, nem Vẽ”, “cốm Vòng, gạo tám Mễ trì, tương Bần, hung Láng còn gì ngon hơn”, “lụa làng Trúc vừa thanh vừa bóng”, lĩnh Bưởi, the La v.v…

 Với một nếp sống phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thần, lịch sử ngàn năm văn vật của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội đã hun đúc cho người Hà Nội một nếp sống thanh lịch: từng trải mà nhẹ nhàng, kiên định mà duyên dáng, hào hoa mà thanh thoát, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch, nhố nhăng …từ lời ăn tiếng nói đến phong cách làm ăn, suy nghĩ …

Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Hôm nay: 24,630 | Tất cả: 74,314,742
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc
   
Facebook chat