Trước ngày 30-4-1975, hệ thống kinh doanh và cung ứng xăng dầu trên toàn miền Nam đều do ba Công ty tư bản nước ngoài SHELL, ESSO và CALTEX nắm độc quyền.
Ngày 24/7/1975 Tổng cục Vật tư (Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam) quyết định thành lập Công ty Xăng dầu Miền Nam. (Quyết định số 222 TVT/QĐ do ông Hồ Văn Châu - Tổng cục trưởng Tổng cục vật tư)(1). Ngày 22/8/1975 Tổng cục Vật tư quyết định thành lập Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè, trực thuộc Công ty Xăng dầu Miền Nam.
Ngày 17 tháng 9 năm 1975, trong quá trình hoàn thiện hệ thống tổ chức các đơn vị kinh tế, Bộ Kinh tế - Tài chính của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, đã công bố quyết định số 40 QĐ/BKT do Quyền Bộ trưởng Dương Kỳ Hiệp ký thành lập Công ty Xăng dầu Miền Nam.
Tổ chức bộ máy của Công ty gồm có:
- Văn phòng Công ty với 5 phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Kế hoạch Cung ứng Xăng dầu; Kế toán; Kho vận; Xây dựng cơ bản; Tổ chức và Lao động tiền lương; Hành chính quản trị.
Các cơ sở trực thuộc.
- Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè.
- Hai Đội Vận tải đường Thuỷ và đường Bộ.
- Xí nghiệp tái sinh dầu thải 23/9 (trước đây là Cửu long sản phẩm dầu hoả Công ty).
- Xưởng sản xuất thùng dầu hỏa 30/4.
- Chi nhánh xăng dầu Phú Tho.
- 19 trạm cấp phát xăng dầu.
- Đội sửa chữa cột bơm.
Ngoài ra, Công ty còn có quan hệ chỉ đạo về môn nghiệp vụ kỹ thuật xăng dầu đối với Tổng kho Xăng dầu Cần Thơ, Vĩnh Long và các Công ty Xăng dầu, Công ty Vật tư ở các tỉnh trong toàn miền.
Tổng số các bộ công nhân viên của Công ty cho đến tháng 11/1975 là 1270 người, trong đó cán bộ tăng cường từ miền Bắc và từ chiến khu về: 200 người, tuyển mới: 172, công nhân viên chức đã làm việc từ trước ngày giải phóng: 898. Giám đốc Công ty là đồng chí Nguyễn Văn Cường.
Ngày 4/11/1976, Bộ trưởng Bộ Vật tư Trần Sâm ký quyết định số 827 VT - QĐ, đổi tên Công ty Xăng dầu Miền Nam thành Công ty Xăng dầu Khu vực II trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam.
Tổ chức bộ máy của Công ty năm 1976 gồm có: (1) Văn phòng Công ty có 6 phòng: Kế hoạch Cung ứng, Kế toán tài vụ, Kho vận và Xây dựng cơ bản, Hành chính quản trị và Ban Bảo vệ.
( Các cơ sở trực thuộc:
- Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè
- Tổng kho Xăng dầu Cần Thơ
- XN 23 - 9
- Xí nghiệp 23 - 11
- Xí nghiệp 30 - 4
- 12 trạm cấp phát xăng dầu trực thuộc
- Kho xăng dầu Minh Hải (Thuận Hải)
Riêng về trạm cấp phát xăng dầu, đầu năm 1976 Công ty đã quản lý 24 trạm. Nhưng đến tháng 8. 1976 thành phố Hồ Chí Minh thành lập Xí nghiệp cung ứng xăng dầu, Công ty đã bàn giao cho thành phố Chi nhánh xăng dầu Phú Thọ và 11 trạm xăng.
Từ tháng 4/1980 Công ty nhận nhiệm vụ trực tiếp cung ứng xăng dầu cho các đơn vị thuộc thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời nhận bàn giao toàn bộ bộ máy quản lý, một Xí nghiệp công tư hợp doanh vận tải xăng dầu, 5 trạm cung ứng xăng dầu với 53 cửa hàng của Công ty xăng dầu thành phố Hồ Chí Minh (1). Tháng 7/1980 Công ty nhận bàn giao toàn bộ bộ máy, cơ sở vật chất xăng dầu của Công ty vật tư Hậu Giang và nhiệm vụ trực tiếp cung ứng xăng dầu cho tỉnh Hậu Giang. Cùng năm 1980, Công ty xây lắp 3 sáp nhập vào Công ty xăng dầu khu vực II, hình thành hai xí nghiệp: Xí nghiệp xây lắp và Xí nghiệp cơ khí 23.11. Đến cuối năm 1980 , tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 2.365 người.
Bộ máy tổ chức của Công ty năm 1981 gồm có: các Phòng nghiệp vụ, kỹ thuật; 2 Tổng kho Xăng dầu của 2 kho Xăng dầu trực thuộc (Mỹ Tho và Vũng Tàu), Xí nghiệp Vận tải, Xí nghiệp Tái sinh dầu, Xí nghiệp Xây lắp, Xí nghiệp Cơ khí, Kho Tích liệu, Trạm Sửa chữa bơm xăng, 5 trạm Cung ứng xăng dầu với mạng lưới 55 Cửa hàng ở Tp HCM
Năm 1984 Tổng Công ty đã thành lập Xí nghiệp xăng dầu Hậu Giang trực thuộc Công ty XD Khu vực II, chuyển Xí nghiệp Xây lắp về Bộ vật tư (Quyết định 369 XD-QĐ ngày 8/8/1984 của Bộ Vật tư) và bộ phận Vận tải Thuỷ của Xí nghiệp Vận tải Thuỷ Bộ về VITACO.
Xí nghiệp Xăng dầu Hậu Giang thuộc Công ty xăng dầu khu vực II, chuyển về trực thuộc Tổng Công ty từ 1/7/1988.
Xí nghiệp 23/11 cũng chuyển về trực thuộc Bộ Vật Tư từ 1/1/1988
Tổng số lao động của Công ty đến ngày 3/12/1988 là 1742 người, trong đó có 1602 người trong sản xuất chính và 141 người trong các khâu sản xuất phụ. Từ tháng 8/1986 đồng chí Trần Văn Thiện là Giám đốc Công ty Xăng dầu Khu vực II.
Năm 1988, xuất phát từ yêu cầu bảo vệ an toàn khu vực Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè, Giám đốc Công ty Xăng dầu Khu vực II và Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự Thành phố đã thống nhất đề nghị UBND Thành phố thành lập Ban chỉ huy Thống nhất bảo vệ khu vực Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè. Ban chỉ huy do Giám đốc Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè làm Trưởng ban, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè là phó Ban và 7 uỷ viên khác.
Năm 1989, Tổng giám đốc Tổng Công ty Xăng dầu Trương Đình Tuyển ký quyết định số 352 XD-QĐ ngày 24/5/1989 thành lập Xí nghiệp Bán lẻ Xăng dầu trực thuộc Công ty. Xí nghiệp là đơn vị kinh doanh hạch toán kế toán phụ thuộc, bắt đầu hoạt động từ 1/7/1989. Các Phòng, Ban ở Văn phòng Công ty, từ 11 Phòng, Ban rút xuống còn 9; các đầu mối trực thuộc Công ty từ 44 rút xuống còn 6; thành lập Tổ thống kê hàng hoá độc lập; khoán cho các Cửa hàng Xăng dầu; phân cấp cho Tổng kho Nhà Bè, kho Tiền Giang, Xí nghiệp Bán lẻ, hai Xí nghiệp Sản xuất phụ.
Từ cuối năm 1990, chỉ thị 369 HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng đã cho phép một số đơn vị được kinh doanh xăng dầu. Thị trường xăng dầu trong nước bắt đầu hình thành. Tổng Công ty Xăng dầu chuyên từ Bộ Vật tư về Bộ Thương nghiệp (sau đổi thành Bộ Thương mại và Du lịch).
Thực hiện đề án của Tổng Công ty "hoàn thiện quản lý và tổ chức kinh doanh xăng dầu thời kỳ 1993 – 1995", Công ty thành lập mới những bộ phận đáp ứng yêu cầu thực tế như: Phòng Kỹ thuật Hàng hoá và Phân xưởng Gas – Nhựa đường thuộc Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè. Đến tháng 12/1993, Công ty có 11 Phòng và Giám đốc chương trình, gồm 140 người và 5 đơn vị trực thuộc với 1.130 lao động.
Năm 1994, Công ty đã nâng Kho Xăng dầu Tiền Giang thành Chi nhánh Xăng dầu Tiền Giang.
Tháng 1/1995, Công ty Dầu lửa Trung ương và Tổng Công ty Xăng dầu hợp nhất thành Tổng Công ty Xăng Dầu Việt Nam.
Cũng năm 1995, 24 Công ty Vật tư các tỉnh gia nhập Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam.
Ngày 25/2/1995 Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam quyết định hợp nhất Chi nhánh Dầu lửa Miền Nam vào Công ty Xăng dầu khu vực II.
Từ đầu năm 1990 Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè đã cho khôi phục, cải tạo Khu Công nghiệp và Kiểm định Gas trên cơ sở hệ thống xuất nhập Gas của Hãng ESSO trước năm 1975. Đồng thời Xưởng Nhựa đường tại kho B cũng được phục hồi, cải tạo và nhanh chóng hoạt động.
Về phía tổ chức bộ máy, từ cuối năm 1993 Công ty đã thành lập Phòng Kinh doanh Gas, để nghiên cứu, tổ chức kinh doanh, phát triển thị trường. Ngày 1/1/1994, Doanh nghiệp Kinh doanh Gas – Nhựa đường chính thức hoạt động,
Năm 1996, Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định và vững chắc. Sau khi sáp nhập với Tổng Công ty Dầu lửa, và tiếp nhận 24 Công ty Vật tư Tổng hợp cấp Tỉnh, hai Công ty Xây lắp, Tổng Công ty tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống tổ chức. Năm 1996, Tổng Công ty thành lập VP Đại diện của Tổng Công ty ở phía Nam, đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổ chức bộ máy của Công ty đầu năm 1996 gồm các Phòng, Ban, Khối Văn phòng, Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè, Xí nghiệp Bán lẻ Xăng dầu, Xí nghiệp Vận tải. Năm 1997, Tổng Công ty quyết định thành lập Xí nghiệp Gas Sài Gòn trực thuộc Công ty. Năm 1997 Xí nghiệp Gas Sài Gòn trở thành Công ty Gas Petrolimex. Năm 2000 xí nghiệp Vận tải chuyển thành Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Sài Gòn.
Năm 1997, Tổng kho Nhà Bè được nhận Huân chương Lao động hạng Hai về thành tích “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từ 1993 - 1997, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Xí nghiệp Bán lẻ Xăng dầu năm 2000 được nhận Huân chương Lao động hạng Ba vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh.
1996 - 2000, nửa cuối những năm chín mươi của thế kỷ, Công ty Xăng dầu Khu vực II tiếp tục phát triển và đứng vững trong cơ chế thị trường, đóng góp cho sự phát triển của thành phố Hồ Chí Minh và Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam.
Từ năm 1999 Petrolimex Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng Công ty có Hội đồng Quản trị. Sau ba năm hoạt động, mô hình đó đã phát huy vai trò lãnh đạo, điều hành và cơ chế giám sát. Điều quan trọng là Tổng Công ty tiếp tục phân cấp và điều chỉnh cơ chế kinh doanh theo hướng giao quyền chủ động, và trách nhiệm cho các Công ty, tăng cường kiểm tra giám sát.
Để nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ tốt cho khách hàng, Công ty đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000. Năm 2002 Công ty được công nhận. Việc đăng ký và được tổ chức đánh giá quốc tế (BVQI) cấp giấy chứng nhận đã góp phần khẳng định thương hiệu Petrolimex Sài Gòn một thành viên năng động và vững mạnh của Petrolimex Việt Nam.
Công đoàn tổ chức gắn biển “Công trình chào mừng Đại hội IX Đảng Cộng Sản Việt Nam” cho công trình xây mới ba bồn 24.000m3 tại Kho B Nhà Bè. Xí nghiệp Bán lẻ Xăng dầu tổ chức Hội thi “Người Cán bộ quản lý Cửa hàng Giỏi” và xây dựng 8 Cửa hàng Xăng dầu kiểu mẫu. Công đoàn Công ty triển khai sâu rộng tới tất cả các đơn vị cuộc vận động lớn của công đoàn Tổng Công ty xăng dầu xây dựng phong cách người lao động Petrolimex: “Trách nhiệm - Tri thức - Văn minh”.
Công ty tiếp tục duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng giai đoạn I. Tháng 9/2003 BVQI đã tổ chức đánh giá giám sát định kỳ lần I tiếp tục công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001.2000.
Năm 2003, Công ty đạt “Giải thưởng Chất lượng Quản lý của Việt Nam” và được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.
Năm 2003, Công ty được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất vì thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 1999 - 2003.
Năm 2004 Công ty đã triển khai QĐ/137 CP và 1505 của Bộ Thương Mại một cách nghiêm túc, chủ động, tích cực và kiên quyết ngay từ đầu năm. Công ty đã xác lập, ổn định được hệ thống phân phối với 304 khách hàng trực tiếp, 24 tổng đại lý. Trong đó 53 cửa hàng, 336 đại lý, 255 hộ khách hàng công nghiệp trực thuộc Tổng đại lý, 20 KH tái xuất bao gồm KH Campuchia, KH chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, tàu biển nước ngoài, 88 đại lý bán lẻ với 101 điểm bán.
Thành lập Phòng Khai thác Dịch vụ tại Tổng kho Nhà Bè, tiến hành khảo sát, đánh giá và xây dựng phương án khai thác mặt bằng tại Xí nghiệp bán lẻ. Bộ thương mại và Tổng Công ty đã chấp thuận đề xuất của Công ty bổ sung thêm chức năng kinh doanh.
Năm 2004, tổng số CBCNV của Công ty có 1508 người trong đó có 3 thạc sĩ, 393 người có trình độ đại học chiếm 25% lao động và 249 người có trình độ trung cấp. Nếu so sánh với năm 2001, số cán bộ công nhân có trình độ đại học tăng thêm 44 người. Đó là một bước tiến trong việc nâng cao chất lượng nguồn lực của Công ty.
Năm 2005, kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập Công ty.
Ngày 27/06/2005 Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam quyết định thành lập Xí nghiệp Dịch vụ Xây lắp và Thương mại PetrolimexSaigon trực thuộc Công ty Xăng dầu khu vực II (QĐ số: 259/XD-QĐ-TGĐ).
Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam tổ chức tổng kết đánh giá nửa thế kỷ xây dựng và phát triển. Đồng thời chuẩn bị cho chặng đường mới, hướng tới xây dựng Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam thành Hãng Xăng dầu Quốc gia mạnh và năng động.
1996 - 2005, quãng thời gian 10 năm đi qua hai thế kỷ. Công ty Xăng dầu Khu vực II vững bước đi lên trên con đường xây dựng và phát triển trở thành một thành viên năng động, vững mạnh của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam. Thương hiệu Petrolimex Sài Gòn tiếp tục được khẳng định tại thị trường xăng dầu trong nước và còn được nhắc đến trong khu vực cũng như nhiều hãng xăng dầu trên thế giới.
Mười năm, trong chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển của Công ty Xăng Dầu Khu vực II, trong chặng đường gần một thế kỷ truyền thống công nhân Xăng dầu Nhà Bè. Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè đã trở thành cụm kho cảng dầu mới lớn nhất Việt Nam. Công ty có đủ năng lực tiếp nhận tồn chứa xuất cấp từ 5 - 6 triệu m3 tấn/năm các loại xăng dầu, năng suất bốc dỡ bình quân 49 giờ/tàu (giảm 7 giờ so với thời gian quy định).
Suốt chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển. Công ty Xăng dầu Khu vực II đã được các Bộ, Ngành ở Trung ương, Tổng Công ty Xăng dầu, Thành uỷ, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ. Đó là nhân tố thuận lợi có tính quyết định cho sự phát triển của Công ty. Đảng bộ, Ban Giám đốc và tập thể CBCNV Công ty đã đoàn kết nỗ lực phấn đấu vì sự phát triển của đơn vị, của ngành, và đóng góp với tinh thần trách nhiệm cho sự phát triển kinh tế – xã hội theo hướng bền vững và hiệu quả của Thành phố Hồ Chí Minh.
TÊN CỬA HÀNG |
ĐỊA CHỈ |
ĐIỆN THOẠI (08) |
Cửa hàng số 1 |
136 Hai Bà Trưng - Q1 |
8295109 |
Cửa hàng số 2 |
6/5 Trần Não – Q2 |
7400208 |
Cửa hàng số 3 |
102 Phạm Hồng Thái - Q1 |
8298316 |
Cửa hàng số 4 |
99 Nguyễn Văn Cừ - Q5 |
9236194 |
Cửa hàng số 5 |
70-72 CMT8 - Q3 |
9303278 |
Cửa hàng số 6 |
Võ Thị Sáu - Pastuer - Q3 |
8299691 |
Cửa hàng số 7 |
372 Lê Văn Sỹ - Q3 |
9317593 |
Cửa hàng số 8 |
15 Hoàng Văn Thụ - QPN |
8441221 |
Cửa hàng số 9 |
380 Lê Văn Sỹ - TB |
8442091 |
Cửa hàng số 10 |
56 Lý Thường Kiệt - TB |
8645030 |
Cửa hàng số 11 |
281 Lý Thường Kiệt-Q11 |
8650060 |
Cửa hàng số 12 |
Q12 – An Phú Đông |
7195018 |
Cửa hàng số 13 |
1092 Hùng Vương - Q6 |
7517054 |
Cửa hàng số 14 |
Trần Qúy – Thuận Kiều - Q11 |
8558769 |
Cửa hàng số 15 |
218 Trần Văn Kiểu - Q6 |
8550196 |
Cửa hàng số 16 |
Nguyễn Duy Trinh - Q9 |
7317242 |
Cửa hàng số 17 |
H. Vương- Ng Duy Dương - Q5 |
8354249 |
Cửa hàng số 18 |
444 Trần H. Đạo - Q5 |
9238906 |
Cửa hàng số 19 |
178/6 Điện Biên Phủ - BT |
8990682 |
Cửa hàng số 20 |
59 Phan Đăng Lưu - PN |
5510580 |
Cửa hàng số 21 |
52 Nơ Trang Long – BT |
8412605 |
Cửa hàng số 22 |
57 Nguyễn Văn Nghi - GV |
8943549 |
Cửa hàng số 23 |
79 Diên Hồng - Q1 |
8223477 |
Cửa hàng số 24 |
155A Nguyễn Chí Thanh – Q5 |
8555822 |
Cửa hàng số 25 |
169 Hai Bà Trưng - Q3 |
8297546 |
Cửa hàng số 26 |
410 Nguyễn Đình Chiểu - Q3 |
8359027 |
Cửa hàng số 27 |
749 Trần Hưng Đạo – Q5 |
9234962 |
Cửa hàng số 28 |
116 Lê Quang Sung - Q6 |
8555543 |
Cửa hàng số 29 |
19/9 Quang Trung – GV |
8944461 |
Cửa hàng số 30 |
160 Xô Viết NT – BT |
8993554 |
Cửa hàng số 31 |
Nguyễn Văn Trỗi – PN |
8443707 |
Cửa hàng số 32 |
59 Hùng Vương – Q10 |
8352576 |
Cửa hàng số 33 |
Hiệp Bình Phước – Thủ Đức |
7269722 |
Cửa hàng số 34 |
360 Nguyễn Kiệm – PN |
8445013 |
Cửa hàng số 35 |
70 Trương Định – Q3 |
9325287 |
Cửa hàng số 36 |
744 Trẩn Hưng Đạo – Q5 |
9234110 |
Cửa hàng số 37 |
615A Trần Hưng Đạo - Q5 |
9237143 |
Cửa hàng số 38 |
188 Pasteur – Q3 |
8293214 |
Cửa hàng số 39 |
152 Nguyễn Khoái – Q4 |
8253082 |
Cửa hàng số 40 |
1B Phạm Ngũ Lão – Q1 |
8224127 |
Cửa hàng số 41 |
326 Trần Phú - Q5 |
9234075 |
Cửa hàng số 42 |
115 Lê Quang Sung – Q6 |
8552889 |
Cửa hàng số 43 |
16/8 Ap 3 Phú Xuân – NB |
7827214 |
Cửa hàng số 44 |
55A/2 QL1, An Phú Tây - BC |
7600518 |
Cửa hàng số 45 |
28/25A CMT8 – Tân Bình |
8495970 |
Cửa hàng số 46 |
102 Trần Phú – Q5 |
8394358 |
Cửa hàng số 47 |
39C QL13 KP1- Thủ Đức |
7271133 |
Cửa hàng số 48 |
13/6 Hùynh Tấn Phát – Q7 |
8733428 |
Cửa hàng số 49 |
254 Lũy Bán Bích Q. Tân Phú |
9734751 |
Cửa hàng số 50 |
Đường Duyên Hải H. C.Giờ |
7860094 |
Cửa hàng số 51 |
477A Kinh Dương Vương Q.6 |
8756643 |
Cửa hàng số 52 |
Đường Lã Xuân Oai Q.9 |
7301155 |
Cửa hàng số 53 |
Khu Rạch Miễu |
5170911 |
Cửa hàng số 54 |
QL 22 Xả Phước Hiệp Củ Chi |
7916716 |
Cửa hàng số 55 |
QL 22 Xả Tân Hiệp Hốc Môn |
|
Trạm sửa chữa |
40 Bình Thới - Quận 11 |
8618346 |
Kho Phú Lâm |
447A Kinh Dương Vương Q.6 |
6671435 |
Cửa hàng số 56 |
QL 50 XảĐaPhướcBìnhChánh |
7780405 |
Cửa hàng số 57 |
TL 15 TânThạnhĐông Củ Chi |
7951321 |
Cửa hàng số 58 |
TL 8 TânThạnhTây Củ Chi |
7951327 |
Cửa hàng số 59 |
TL 7 Xả Phước Thạnh Củ Chi |
7910994 |
Cửa hàng số 60 |
TL 8 X.Tân An Hội H.Củ Chi |
7903693 |