Tiền thân là Phân đội I (Ban Quy hoạch Lâm nghiệp Sông Hiếu, 1961 -
1964); Đoàn 301 (Cục Điều tra Quy hoạch rừng, 1965-1973); Đoàn Điều tra I
(Viện ĐTQH rừng, 1974 - 1984); Liên đoàn Điều tra II (Viện ĐTQH rừng,
1985 - 1994). Ngày 21/1/1995, theo Quyết định số 32/TCLĐ của Bộ Lâm
nghiệp (Nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) được đổi tên
thành Phân viện ĐTQH rừng Bắc Trung bộ.
Trụ sở chính của Phân viện đóng tại Đường Tân Phúc, khối Tân Phúc, phường Hưng Phúc, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Phân viện có trụ sở cơ sở II, tại Thị trấn Diễn Châu_Huyện Diễn Châu_Tỉnh Nghệ An.
Phạm vi hoạt động: Vùng Bắc Trung bộ, các tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc...
Lĩnh vực hoạt động:
Tổ chức thực hiện các chương trình về lĩnh vực lâm nghiệp, điều tra
theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, cung cấp số liệu cho Viện ĐTQH rừng
định kỳ công bố số liệu tài nguyên rừng cả nước, vùng và từng tỉnh.
Điều tra đánh giá tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp phục vụ cho các
cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp và các nhu cầu khác nhau của
xã hội.
Thực hiện chương trình điều tra cơ bản về tài nguyên rừng (Động vật,
thực vật, lập địa, môi trường rừng) vùng Bắc Trung bộ và cả nước.
Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch và kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng từ cấp xã, huyện, tỉnh đến vùng.
Đo đạc, xây dựng và thành lập bản đồ địa chính các tỷ lệ; đo đạc và xây dựng bản đồ địa hình.
Xây dựng chiến lược quản lý, sử dụng và phát triển tài nguyên rừng
vùng Bắc Trung bộ; thực hiện các công trình trọng điểm về ĐTQH rừng,
thiết kế xây dựng các dự án đầu tư về lâm nghiệp, thiết kế các công
trình lâm sinh; thực hiện các chương trình nghiên cứu thực nghiệm, xây
dựng và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực lâm nghiệp,
môi trường và xã hội nhân văn.
Thực hiện tư vấn về khoa học, kỹ thuật, đào tạo, cung cấp chuyên
gia, chuyển giao công nghệ; thẩm điịnh, thẩm tra và phản biện khoa học
về những nội dung có liên quan đến công tác ĐTQH rừng và môi trường
rừng.
Hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học...