Mnh đất chúng ta đang sống ngay hôm nay gắn bó máu thịt với tổ quốc Việt Nam từ ngày các Vua Hùng dựng nước. Theo các thư tịch và việc khai quật của các nhà kho cổ học, tìm thấy các cổ vật, xưng người khổng lồ, đồng tiền vàng với năm loại khác nhau. Qua các di chỉ kho cổ học được phát hiện thì vào thời đại đồ đá mới rồi đồ đồng, đồ sắt vùng đất Diễn Châu ngày nay đã có người dân cư trú sinh sống và làm chủ nền văn hoá ấy.
Bản đồ huyện Diễn Châu
Những di vật, cổ vật phát hiện được ở rú Ta, Đồng mõm, ở Diễn Đoài, ở Thành Trài ( Diễn Hồng)… Với truyền thống về vua An Dương Vương tại Đền Cuông Xã Diễn An, Đền thờ Tướng Cao Lỗ ở Diễn Thọ và đến nay Diễn Châu đã có 91 Di tích lịch sử văn hoá, trong đó đã có 13 di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia đó là:
-
Di tích Đền Cuông
-
Đền thờ Tướng Cao Lỗ
-
Mộ và nhà thờ tiến sỹ Nguyễn Xuân Ôn
-
Nhà thờ và mộ của cụ Ngô Trí Hoà và của cụ Ngô Sỹ Vinh
-
Đài tưởng niệm các liệt sỹ cách mạng 1930 - 1931
-
Đình Long Ân
-
Nhà thờ họ Nguyễn ở Diễn Đồng
-
Nhà thờ họ Nguyễn ở Diễn Liên
-
Nhà thờ Pháp độ công Trần Quốc Duy tại Diễn Thắng
-
Mộ và nhà thờ tiến sỹ Đoàn Văn Lễ (Diễn Nguyên)
-
Mộ và nhà thờ Đoàn Nhữ Hài (Diễn An )
-
Di tích lịch sử Lèn Hai Vai (Diễn Bình).
Đến nay chúng ta cũng có 5 di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc nghệ thuật được tỉnh xếp hạng đó là:
-
Mộ và nhà thờ Nguyễn Trung Minh (Diễn Xuân)
-
Đình Xuân ái (Diễn An)
-
Nhà thờ cụ Ngô Trí Tri ở Diễn Hoa
-
Nhà thờ họ Võ Văn vật Diễn Liên
-
Mộ và đền thờ Tạ Công Luyện ở Diễn Cát.
Đền Cuông - Ảnh: Thanh Hải
Minh chứng rằng vùng đất Diễn Châu hôm nay từ cổ xưa đã có các cư dân người Việt dến khai khẩn, sinh c lập nghiệp xây dựng và phát triển. Mnh đất ấy, tri qua 1380 năm, đã có nhiều lần phân chia, tách nhập địa giới hành chính với những tên gọi khác nhau.Trước lúc được mang tên Diễn Châu, vùng đất của chúng ta thuộc huyện Hàm Hoan, đến đời Hán thuộc huyện Cửu Đức, đến đời Ngô, đời Tần thuộc huyện Đức Châu của quân Nhật Nam.
Đời Nam Lương (502 - 507) vẫn giữ nguyên tên gọi như thế. Năm 618, nhà Đường xâm chiếm nước ta, năm 622 đặt Giao Châu đại tống qun phủ lãnh 10 châu.
Đến năm 627 Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) lên ngôi đặt niên hiệu là Trịnh Quán đổi Đức Châu làm Hoan Châu và vùng Hoan Châu cũ thì gọi là Diễn Châu. Tên Diễn Châu có từ đó cho đến về sau, vùng đất này có tên gọi và duyên cách địa lý hành chính khác nhau.
Biển Diễn Thành - Ảnh: Thanh Hải
Từ thời kỳ thuộc nhà Đường cho đến thời kỳ tự chủ độc lập của các triều đại phong kiến Việt Nam như: Khúc, Dưng, Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần. Diễn Châu vẫn đứng độc lập là một vùng riêng biệt. Cuối đời Trần, Nhà Hồ có tiến hành thay đổi hệ thống hành chính toàn quốc, đổi tên gọi các lộ, các phủ là Trấn. Tháng 4 năm 1397 lộ Diễn Châu được gọi là Trấn Vọng Giang, đến năm 1403 Hồ Hán Thưng lên ngôi lại đổi tên Phủ Diễn châu làm Phủ Linh Nguyên. Khi Nhà Minh xâm lược nước ta, chúng đổi tên An Nam làm Giao Chỉ, tiến hành áp đặt chế độ quận, huyện lập 17 phủ và 5 Châu trong đó có châu Diễn Châu. Đến năm 1417 chúng lại đặt Châu Quỳ phụ thuộc Phủ Diễn Châu.
Năm 1469 Lê Thánh Tông lên nắm ngôi sắp xếp lại bn đồ hành chính trong toàn quốc, chia thành 12 thừa tuyên, trong đó Diễn Châu trở thành một Phủ của Thừa tuyên Nghệ An qun lĩnh 2 huyện Đông Thành và Quỳnh Lưu. Năm 1802, Gia Long để Phủ Diễn Châu kiêm qun lý huyện Đông Thành và huyện Quỳnh Lưu. Và từ đó đến năm 1945 mnh đất này có tên là Diễn Châu. Từ khi chúng ta giành được chính quyền một số làng thuộc tổng Hoàng Trường được cắt ra huyện Quỳnh Lưu. Năm 1977 Thị trấn Diễn Châu được thành lập, đến nay huyện Diễn châu có 38 xã và 1 Thị trấn.
Từ năm 627 đến năm 2007 Diễn châu tròn 1380 năm.
Gần 14 thế kỷ qua, các thệ hệ người Diễn châu tự hào với những con người đã chọn lựa, dừng chân để sinh c lập nghiệp tại đây, mở mang đồng ruộng, trụ vững với thiên nhiên và chống lại mọi thế lực hắc ám xây dựng nên vùng quê giàu đẹp, văn minh, làm nên truyền thống kiên cường, bất khuất trong lịch sử đấu tranh. Truyền thống của vùng văn hoá, đất văn chưng theo năm tháng dày thêm, đẹp thêm, huy hoàng thêm.