Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
Bản in
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Nam
Tin đăng ngày: - Xem: 5835

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Nam

ĐC: Số 39, Trần Hưng Đạo, Tp Tam Kỳ
Xem bản đồ:
Tel: 05103859102
Email: quangnam@sbv.gov.vn
Website: http://www.sbv.gov.vn
Đại diện: PGĐ: Nguyễn Thị Sương Thu

Sự linh hoạt điều hành 6 tháng qua trong việc thực thi Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24.2.2011 của Chính phủ đã mang lại những tín hiệu đáng mừng, tác động tích cực đến tâm lý người dân và doanh nghiệp ở Quảng Nam.


Dù chịu nhiều tác động nhưng 6 tháng qua nền kinh tế Quảng Nam vẫn tăng trưởng khá.

Tính toán từng bước đi

Không như những dự báo lo ngại, 6 tháng qua, mức tăng trưởng kinh tế đã không hề giảm sút, tình trạng thất nghiệp cũng đã không xảy ra khi cắt giảm đầu tư công, kiềm chế lạm phát và kiểm soát chặt chẽ tiền tệ tại địa phương. Theo nhận định của Sở KH&ĐT, trong khi thực hiện kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu thì dù tổng sản phẩm khoảng 5.217 tỷ đồng (bằng 50,5% kế hoạch năm, tăng 11,5% so với 6 tháng đầu năm 2010), có thấp hơn 2% so với mức tăng của kế hoạch đề ra cả năm vẫn là điều chấp nhận được. Chỉ tiêu sản xuất công nghiệp tăng 18,5% trong khi cả nước chỉ tăng gần 10%; giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 15,2%; kim ngạch xuất khẩu tăng 14,7% và giải quyết việc làm mới cho hơn 19.200 lao động… Số lượng FDI chỉ tăng thêm 146 triệu USD, nhưng vẫn đứng thứ hai trong khu vực 7 tỉnh vùng duyên hải miền Trung; không có nhà đầu tư nào “bỏ cuộc” hay nhiều dự án lớn được khởi công đã chứng minh rằng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn đặt niềm tin vào sự phát triển của kinh tế Quảng Nam. Phía Ngân hàng Nhà nước - chi nhánh Quảng Nam cho hay biên độ lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng đã được thu hẹp từ 13,45% - 14%/năm. Đến ngày 17.6, tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của các tổ chức tín dụng đã đạt 9.887 tỷ đồng, tăng 8,2% so với đầu năm. Áp lực của lãi suất, cộng thêm chủ trương hạn chế cho vay lĩnh vực phi sản xuất dù tỷ lệ tăng trưởng không đáng kể, chỉ khoảng 18,5 nghìn tỷ đồng, nhưng tổng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất chỉ chiếm 7% tổng dư nợ, giảm gần 21% so với đầu năm và cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn chiếm hơn 18% tổng dư nợ, tăng 37% so với đầu năm cho thấy nỗ lực kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền tệ của hệ thống ngân hàng đã đi đúng hướng, theo đúng tinh thần của Nghị quyết 11.

Theo đánh giá của các cơ quan quản lý thì biến động thị trường hay thực hiện chính sách tiền tệ, kiềm giữ lạm phát dù được xem là nghịch lý (nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ dân cư cao vẫn khó vay vốn ngân hàng) đã nằm trong vòng kiểm soát của các tổ chức tín dụng và chính quyền địa phương. Giám đốc Sở Tài chính - ông Trần Đình Tùng cho hay, ngoài việc hoàn tất việc tiết kiệm chi 10%  thì mục tiêu tăng thu ngân sách cao hơn dự toán trung ương 18,2% và tăng thu thêm trên 5% dự toán tỉnh giao là khả quan, khi 6 tháng đầu năm thu ngân sách địa phương đã đạt hơn 83,3% dự toán năm. 

Không chỉ nỗ lực tăng thu, giảm bội chi ngân sách hay kiểm soát chặt chẽ chính sách tiền tệ, chính sách an sinh xã hội cũng đã được đặt lên hàng đầu. Ngoài 19.200 chỗ việc làm mới cho người lao động thì tổng số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp đã lên đến 2,4 tỷ đồng, chi trả kịp thời 225 tỷ đồng tiền bảo hiểm cho hơn 26 nghìn trường hợp… Và, chưa có một con số thống kê cụ thể, nhưng kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu, chấn chỉnh việc tăng giá bán hàng hóa hay đầu cơ của tư thương trước biến động của thị trường đã hoàn tất.
Kiên quyết cắt giảm đầu tư công

Ngay từ đầu năm, khi tiến hành thực hiện Nghị quyết 11, quan điểm của Quảng Nam là sẽ linh hoạt thừa hành để tạo đột phá đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư. Những công trình cần thiết sẽ được tiến hành đầu tư và cắt giảm những công trình chưa thực sự cần thiết đến sự phát triển xã hội. Chính từ sự linh hoạt trong điều hành và quản trị của chính quyền nên cắt giảm đầu tư công, dù là bài toán không hề dễ dàng, đã được thực hiện thông suốt và ít nhiều đạt hiệu quả trong hiện tại. Vấn đề chính được quan tâm là hướng tới mục tiêu lâu dài, rà soát tính hợp lý và nâng cao hiệu quả đầu tư công cũng như tái cấu trúc nền kinh tế. Vì vậy, chính quyền đã thể hiện quyết tâm không phải cắt giảm đầu tư công theo định lượng. Các sở ban ngành và địa phương đã chấp hành, tuân thủ một cách nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh, tự xoay xở trong gói ngân sách được duyệt…

Quan điểm không thực hiện một cách máy móc, cắt địa phương này, sở nọ một vài công trình, dự án…, chính quyền đã mạnh tay và cương quyết cắt giảm trước hết là lãng phí, thất thoát vốn đầu tư và xóa bỏ công trình xây dựng kém chất lượng. Theo Sở KH&ĐT, hầu hết các ngành và tất cả các huyện, thành phố đều thực hiện cắt giảm và điều chuyển vốn đầu tư theo đúng tinh thần của Nghị quyết 11. Ông Trần Văn Tri - Giám đốc Sở KH&ĐT cho rằng tiến độ rà soát các công trình giãn tiến độ, điều chuyển nguồn vốn, tập trung vốn cho các công trình trọng điểm, bức xúc, bố trí vốn cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư; thanh toán khối lượng công trình hoàn thành năm 2011 đã dường như hoàn tất. Theo thống kê mới nhất, hiện Quảng Nam đã tạm dừng triển khai để điều chỉnh 85 công trình, dự án mới với tổng nguồn vốn hơn 100 tỷ đồng. Kho bạc cũng đã kiên quyết từ chối thanh toán 41 hạng mục với tổng số tiền hơn 14,5 tỷ đồng.

Không thể phủ nhận rằng những hiệu ứng từ thực thi Nghị quyết 11 đã tác động tích cực đến tâm lý người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông Tri cũng cho hay, dù có nhiều kết quả tích cực thì nỗ lực kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội vẫn còn “khoảng trống”. Việc thực hiện Nghị quyết 11 chưa triệt để, nhất là cắt giảm các dự án đầu tư khởi công mới ở một số ngành, địa phương chưa kịp thời, thiếu kiên quyết. Nhiều công trình, dự án mới trong kế hoạch 2011 chưa bảo đảm các thủ tục nhưng vẫn cân đối vốn và chậm ra quyết định điều chuyển nguồn vốn theo chỉ đạo của UBND tỉnh. “Ba vấn đề phát sinh cần được quan tâm ưu tiên giải quyết. Đó là phát sinh từ các dự án bị cắt giảm, đình, hoãn trong đợt rà soát đầu tư công vừa qua; lãi suất tín dụng còn ở mức quá cao, ảnh hưởng đến đầu tư phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; rất cần có hướng dẫn về điều chỉnh tổng mức đầu tư do giá vật tư, vật liệu tăng quá cao” - ông Tri nói.

Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Hôm nay: 10,062 | Tất cả: 74,300,174
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc
   
Facebook chat