Trong những năm qua, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước đã đạt được nhiều thành công. Hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu phát triển mạnh, tăng trưởng kinh tế duy trì nhịp độ cao trong nhiều năm liên tục, các chỉ số kinh tế cơ bản đều đạt cao và bền vững,… Những kết quả trên có sự nỗ lực và đóng góp không nhỏ của ngành Ngân hàng. Phóng viên Tạp chí KCN Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Trương Quang Dũng - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bình Phước về những kết quả hoạt động và phương hướng, nhiệm vụ của ngành Ngân hàng trong thời gian tới nhằm đóng góp tích cực cho sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh Bình Phước.
PV: Xin ông cho biết, trong thời gian qua, ngành Ngân hàng tỉnh Bình Phước đã thực hiện vai trò hỗ trợ doanh nghiệp và đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như thế nào?
Ông Trương Quang Dũng: Trong những năm qua, tình hình kinh tế trong và ngoài nước có những diễn biến phức tạp, khó lườngảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và hoạt động Ngân hàng trên địa bàn nói riêng. Nhiệm vụ của Ngành là vừa phải đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh; vừa phải thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chặt chẽ, góp phần kiểm soátlạm phát, duy trì tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Nhờ bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh, sự nỗ lực, cố gắng của toàn ngành Ngân hàng nên hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh nhà ngày càng ổn định và phát triển, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bình Phước
Mạng lưới hoạt động của các Tổ chức tín dụng (TCTD) ngày càng được mở rộng đến tận vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ, tiện ích và sản phẩm ngân hàng hiện đại, nhất là việc cho vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh.
Các TCTD trên địa bàn với vai trò là “bà đỡ” cho các doanh nghiệp tiếp tục có những giải pháp phù hợp, tích cực để huy động tối đa nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế; đồng thời chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước. Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ đến tháng 5/2011 đạt 10.150 tỷ đồng, tăng 1.652 tỷ đồng (tăng 19,43%) so với đầu năm; tăng 104,98%so với cùng kỳ năm trước.
Việc cấp tín dụng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, và đúng chủ trương của tỉnh là tập trung vốn cho các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; ưu tiên cấp tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu nông sản, nhất là vốn cho ngành điều trong niên vụ 2011; chú trọng vốn cho xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt đối với các ngành, nghề và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh được khuyến khích phát triển tại địa phương.
Tổng dư nợ cho vay đến cuối tháng 5/2011 ước đạt 13.500 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 2.053 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 17,93%. Trong đó, dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng gần 70% trong tổng dư nợ cho vay, chất lượng tín dụng được bảo đảm, nợ xấu chiếm khoảng 1,14%
PV: Để phát huy hơn nữa vai trò của ngành Ngân hàng trong việc hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp phát triển, đóng góp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh phát triển công nghiệp, dịch vụ của tỉnh Bình Phước, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bình Phước sẽ tập trung vào những mục tiêu, nguyên tắc hoạt động nào, thưa ông?
Ông Trương Quang Dũng: Mục tiêu tổng quát trong hoạt động của ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 là đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn và các phương tiện thanh toán hợp lýcho nền kinh tế của tỉnh, thúc đẩy nhanh phát triển công nghiệp, dịch vụ nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội IX tỉnh Đảng bộ Bình Phước,đặc biệt là Nghị quyết chuyên đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh phát triển công nghiệp, dịch vụ giai đoạn 2011-2015,
Tập trung và ưu tiên vốn tín dụng cho công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến trong nông nghiệp, các ngành công nghiệp, dịch vụ được ưu tiên và là thế mạnh của tỉnh. Phấn đấu mức tăng trưởng tín dụng hàng năm từ 20-25%. Đến năm 2015, tổng dư nợ toàn địa bàn ước đạt khoảng 30.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay đối với ngành công nghiệp, xây dựng là 10.800 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 36%, thương nghiệp - dịch vụ 9.600 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32% và nông, lâm nghiệp, thuỷ sản là 9.600 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32%. Hoạt động Ngân hàng phải bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển, nâng cao đời sống của các tầng lớp nhân dân và giữ vững an toàn hoạt động của từng TCTD, của toàn hệ thống.
Hoạt động ngân hàng không những tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp dễ dàngtiếp cận nguồn vốn tín dụng nhanh nhất, hiệu quả nhất, mà còn chủ động tiếp cận với doanh nghiệp, tìm hiểu kế hoạch sản xuất, kinh doanh và nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp để có phương án hỗ trợ hiệu quả. Bên cạnh đó, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh còn chủ động phối hợp với các sở, ngành chức năng, tham mưu UBND tỉnh mở hội nghị thường niên gặp mặt giữa các ngân hàng th¬ng m¹i và doanh nghiệp trên địa bàn để thảo luận, bàn bạc, cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ giữa Ngân hàng và doanh nghiệp hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
PV: Thực hiện những mục tiêu trên, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bình Phước sẽ chú trọng vào những giải pháp nào, thưa ông?
Ông Trương Quang Dũng: Trong thời gian tới, ngành Ngân hàng Bình Phước sẽ tập trung thực hiện các định hướng và giải pháp sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; công khai, minh bạch và đơn giản các hồ sơ, thủ tục trong hoạt động Ngân hàng, nhất là các hồ sơ, thủ tục về cho vay, bảo lãnh trên cơ sở chấp hành tốt các quy định của pháp luật có liên quan, hướng dẫn của Ngành, giảm bớt các thủ tục, giấy tờ thực sự không cần thiết.
- Tăng cường huy động vốn tại chỗ thông qua các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, đúng quy định của pháp luật, phấn đấu huy động vốn hàng năm tăng từ 25% đến 28%.
- Bám sát mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vốn tín dụng ngân hàng tập trung đầu tư vào các dự án khả thi, có hiệu quả kinh tế, khả năng thu hồi vốn, trong đó chú trọng cho vay đối với các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên đầu tư và phát triển của tỉnh, các ngành công nghiệp hỗ trợ và chế biến trong nông nghiệp, nâng dần tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ trong tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế.
- Chú trọng tăng trưởng tín dụng gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng; góp phầnthúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh ngày càng phát triển, tránh tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng, góp phần kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Phấn đấu tăng trưởng tín dụng hàng năm từ 20-25%, tổng dư nợ cho vay đến cuối năm 2015 ước đạt khoảng 30.000 tỷ đồng, nợ xấu ở mức dưới 3%.