Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
Bản in
Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Tĩnh
Tin đăng ngày: - Xem: 8800

Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Tĩnh

ĐC: Số 72 Phan Đình Phùng – Thành phố Hà Tĩnh
Xem bản đồ:
Tel: 0393.856767
Email: ubthanhpho@hatinh.gov.vn
Website: http://hatinh.gov.vn
Đại diện: Trần Thế Dũng

Điều kiện tự nhiên
 
Thành phố Hà Tĩnh ở vị trí từ 180 - 18024’ vĩ độ Bắc, 10o553’-10o556’ kinh độ Đông, nằm trên trục đường Quốc lộ 1A  cách thủ đô Hà Nội 340 km, thành phố Vinh 50km về phía Bắc; cách thành phố Huế 314 km về phía Nam và cách biển Đông 12,5 km.

- Phía Bắc giáp: Thị trấn Thạch Hà (qua cầu Cày), sông cửa Sót.

- Phía Tây giáp: Xã Thạch Đài, xã Thạch Tân, sông Cày (huyện Thạch Hà).

- Phía Nam giáp: Xã Cẩm Bình, xã Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xuyên).

- Phía Đông giáp: Sông Đồng Môn (huyện Thạch Hà, Lộc Hà)

Thành phố Hà Tĩnh nằm trên vùng đồng bằng ven biển miền Trung, có địa hình thấp, bằng phẳng, đất đai được tạo thành do bồi tích sông, biển, độ cao từ 0,5m-3m.

Thành phố Hà Tĩnh được che chắn bởi ngọn Rào Cỏ thuộc Trường Sơn Bắc phía Tây Hương Khê nên ít bị ảnh hưởng bởi gió Lào. Thời tiết có hai mùa rõ rệt là mùa rét từ tháng 11 đến tháng 4, mùa khô nóng từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 23-24oC; Độ ẩm không khí 85-86%. Lượng mưa trung bình hằng năm là 2.661mm.

Tổng diện tích tự nhiên 56,32km2.

Di tích lịch sử văn hóa
 
Trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài và anh dũng của dân tộc, hoà bình lập lại ở Miền Bắc. Trong bộn bề khó khăn của đất nước dù bận trăm công nghìn việc, Hồ Chủ Tịch đã dành một thời gian đặc biệt hiếm hoi về thăm và làm việc với Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh. Ngày 15/6/1957 Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh, sáng sớm Bác Hồ đến thành phố Hà Tĩnh trước sự chờ đợi của đông đảo cán bộ và nhân dân, sau đó Bác đến dự hội nghị Mặt trận và nói chuyện với 2000 cán bộ đảng viên. Buổi chiều cùng ngày Bác ra cầu ao Sen rửa chân và đứng trên cầu ao nói chuyện với đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Bác thăm vườn và làm việc với cơ quan tỉnh uỷ, Bác ân cần nhắc nhở những việc cần làm và khen ngợi những việc làm hay làm tốt của cơ quan. Đúng 2 giờ chiều ngày 15-6-1957, Bác Hồ rời thị xã Hà Tĩnh trong niềm vui lưu luyến của đông đảo cán bộ và các tầng lớp nhân dân Hà Tĩnh. Đó là một sự kiện trọng đại, có ý nghĩa to lớn trong đời sống tinh thần của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà.

Ghi nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trân trọng những tình cảm quý báu của Người với quê hương Hà Tĩnh. Tại thành phố Hà Tĩnh, những di tích lưu niệm của Bác vẫn được nâng niu gìn giữ, như những báu vật và đang được chăm sóc tu bổ ngày càng khang trang. Hồ sen và cầu ao nơi Bác rửa và đứng nói chuyện với đồng chí Nguyễn Chí Thanh được giữ nguyên, tôn tạo thành một cảnh quan đẹp và trang nghiêm, đến mùa sen nở, hương thơm ngát một vùng. Nơi Bác nghỉ trưa và nói chuyện với bộ đội đơn vị E 812 được dựng bia lưu niệm bằng đá hoa cương bốn mặt đặt trên cánh sen cách điệu, ghi lại sự kiện Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh ngày 15/6/1957 và những lời dạy của Người với cán bộ và nhân dân Hà Tĩnh. Toàn bộ khu di tích rộng hơn 10.000m2 được bao quanh bằng hàng rào. Đây là trung tâm thị xã Hà Tĩnh được quy hoạch bởi hai công trình văn hoá là Thư viện và Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh. Xung quanh di tích là các cơ quan Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, khu quảng trường và một khu dân cư được quy hoạch hài hoà, thoáng đãng và đẹp mắt. Năm 2005, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đầu tư tu bổ tôn tạo lại khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh. Tại đây, tượng Bác Hồ được đặt ở nơi trang nghiêm nhất, hồ sen được tôn tạo lại, có đài phun nước, có cầu ao… trở thành một khu di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia của tỉnh. Đây là nơi để nhân dân địa phương nhân những ngày lễ lớn đến thắp hương tưởng niệm Bác. Mỗi gốc cây, ngọn cỏ ở đây như vẫn lưu lại hình bóng Bác năm xưa và như vẫn nhớ lời căn dặn của Bác: "Hà Tĩnh phải làm sao cho tình hình nổi bật lên!". Ghi nhận lời Bác, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đang ngày đêm ra sức phấn đấu xây dựng tỉnh nhà giàu mạnh.

KHU LƯU NIỆM HOẠ SỸ NGUYỄN PHAN CHÁNH

Giữa lòng Thành phố Hà Tĩnh, có một con đường lặng yên uốn mình bên dòng sông Cụt, con đường mang tên người hoạ sỹ tài hoa Nguyễn Phan Chánh, và Khu lưu niệm của Ông củng ở trên con đường này. Tôi đứng ở đây, và như chợt hiểu ra rằng vì sao trong tranh của của Nguyễn Phan Chánh lại đậm chất quê đến thế mặc dù có vẽ theo phong cách phương Tây đi nữa. Một khu vườn xin xắn nơi góc khuất của Thành phố, một ngôi nhà nhỏ bên mép sông, và phía bờ bên kia là cả một làng quê nông thôn Việt Nam hết sức hồn hậu dù đã trải qua biết bao năm tháng nhưng vẫn giữ được vẽ đơn sơ vốn có.

Nguyễn Phan Chánh sinh ngày 21 tháng 7 năm 1892, tại thôn tiền bạt, xã Trung tiết, huyện Thạch Hà (nay là phường Tân giang, Thành phố  Hà Tĩnh). Thời niên thiếu, được gia đình cho theo học chữ Nho và nghệ thuật thư pháp. Hơn mười tuổi, cậu bé Chánh đã nổi tiếng khắp vùng là người hay chữ và viết chữ Thảo đẹp. Năm 14 tuổi, Nguyễn Phan Chánh đã kiếm được những đồng tiền đầu tiên phụ giúp gia đình nhờ việc viết chữ, vẽ tranh thờ và tranh cuộn bán tại các phiên chợ quê. Cùng với đam mê cháy bỏng về nghệ thuật thư pháp, hình ảnh về miền quê nghèo và cuộc sống nông thôn Việt Nam in dấu trong tâm trí của Nguyễn Phan Chánh, để rồi sau này trở thành một "nỗi ám ảnh nghệ thuật", in dấu trong tất cả sáng tác của ông về sau này.

Năm 1922, Nguyễn Phan Chánh tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Ba, Huế nhưng không theo nghề dạy học. Năm 1925, khi Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (một thành viên của Đại học Đông Dương) chiêu sinh khoá đầu tiên, Nguyễn Phan Chánh là người duy nhất thuộc dải đất miền Trung đỗ vào khoá 1 (1925 - 1930). Cùng vào học với cậu sinh viên Chánh năm đó còn có 7 sinh viên khác, gồm: Lê Văn Đệ, Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Công Văn Trung, George Khánh…Năm 1928, ông bắt đầu sáng tác các tranh sơn dầu: "Mẹ bầy cho con đan len", "Hai vợ chồng người nông dân trục lúa".

Mong muốn ban đầu của những người sáng lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương là đào tạo những thầy giáo dạy vẽ cho học trò các trường kỹ thuật, trường dạy nghề và trường trung học phổ thông tại xứ thuộc địa. Ba năm đầu, các sinh viên khoá 1 của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được tiếp cận theo một chương trình "hoàn toàn Pháp", với kỹ thuật và phương pháp tạo hình phương Tây. Suốt thời gian ở Việt Nam, với nhãn quan của một người biết trân trọng giá trị nghệ thuật bản địa truyền thống, năm 1929, lần đầu tiên ông Hiệu trưởng Victor Tardieu đã đưa nghệ thuật vẽ tranh lụa vào giảng dạy tại nhà trường. Đó cũng chính là lần đầu tiên, cậu sinh viên năm thứ tư Nguyễn Phan Chánh tiếp xúc với nghệ thuật vẽ trên lụa. Mối duyên kết se tên tuổi Nguyễn Phan Chánh cùng dòng tranh lụa Việt Nam cũng được tạo dựng từ đó. Chính ông hiệu trưởng Victor Tardieu là người vốn không đánh giá cao khả năng vẽ tranh sơn dầu của Nguyễn Phan Chánh nhưng đã thật sự bị khuất phục bởi khả năng vẽ lụa điêu luyện của cậu sinh viên này.

Trong tất cả các sáng tác của Nguyễn Phan Chánh, mỗi tác phẩm đều có một bài thơ viết kiểu chữ Thảo rất đẹp bên cạnh. Thơ, họa và thư pháp luôn song hành cùng nhau, hỗ trợ và tôn lên vẻ đẹp của nhau trong mỗi bức tranh của ông. Nguyễn Phan Chánh là họa sĩ Việt Nam duy nhất ưa dùng chữ Nho trong tất cả các tác phẩm của mình. Trong tranh của Nguyễn Phan Chánh thì hội họa mô tả đề tài của tranh, thi ca nói về tâm sự của người họa sĩ. Đôi khi thơ trên tranh của Nguyễn Phan Chánh còn mang một giá trị độc lập, không liên quan nhiều đến nội dung tranh. Nguyễn Phan Chánh gợi cho người ta nhớ đến những mẫu mực của nghệ thuật cổ điển phương Đông và phương pháp tạo hình phương Tây. Ông được xem là một hiện tượng khá đặc biệt của nên hội họa Việt Nam, thành công vang dội ngay từ tác phẩm đầu tiên. "Chơi ô ăn quan" - tác phẩm đầu tay của ông đã trở thành một trong những mẫu mực của hội họa Việt Nam.

Là một họa sĩ được đào tạo bài bản theo chương trình của Châu Âu nhưng tâm hồn Việt và tính cách Việt trong con người Nguyễn Phan Chánh không bị "đồng hoá". Nguyễn Phan Chánh tiếp nhận ảnh hưởng ở nghệ thuật tạo hình phương Tây khi xây dựng tác phẩm của mình nhưng nội dung của tác phẩm thấm đượm tinh thần phương Đông. Nông thôn Việt Nam là mảng đề tài lớn, bảo lưu nhiều hơn cả những tinh hoa của dân tộc thể hiện qua những nét sinh hoạt, những tập tục và cảnh trí thiên nhiên. Phương thức chọn nhân vật của Nguyễn Phan Chánh là một lối thể hiện tính cách của ông. Ông thường tập trung vẽ phụ nữ, trẻ em với những cảnh sinh hoạt thường nhật của nông thôn Việt Nam... Đó chính là mảng đề tài được thể hiện xuyên suốt các tác phẩm của Nguyễn Phan Chánh những năm 1930 đến 1945. "Chơi ô ăn quan", "Em bé cho chim ăn", "Đi cày", "Đi cấy", "Rửa rau cầu ao", "Lên đồng", "Trốn tìm", "Chim sổ lồng", "Chị em đùa cá",… là những tác phẩm nổi tiếng, sống mãi với thời gian, được sáng tác trong thời kỳ này. Tranh của ông chứa đựng sự sung mãn và biến ảo trong từng nét vẽ. Ông đặc biệt chú ý đến đến cách làm dịu tan hình thể trên nền phẳng, tạo ra sức khái quát cao. Tranh của Nguyễn Phan Chánh thường sử dụng các màu: nâu, đen, trắng vỏ trứng, xám, đỏ bã trầu,… Nghệ thuật sử dụng màu sắc trong tranh ông điêu luyện đến độ tạo cảm giác như có sự chuyển động giữa đối tượng và nền, ngăn bởi những nét buông mảnh và dịu.

Sau Cách mạng tháng 8, Nguyễn Phan Chánh trở về quê hương, là Uỷ viên thường vụ Hội Văn hoá Cứu quốc của tỉnh. Tuy phải xa những tấm lụa thân yêu của mình, vì trong vùng kháng chiến nơi họa sĩ ở bấy giờ, không có lụa dùng cho tranh nhưng với tinh thần kháng chiến cứu nước và nghệ thuật vẽ tranh dân gian, Nguyễn Phan Chánh đã vẽ tranh cổ động và áp phích về đề tài chống thực dân. Trong thời gian này ông đã vẽ hình của rất nhiều các lãnh tụ và các chiến sĩ cộng sản: Nguyễn Ái Quốc, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Phú. Trong chín năm tham gia kháng chiến, hoạ sĩ đã vẽ tranh tuyên truyền cổ động: "Em bé tẩm dầu", (1946), "Phá kho bom giặc" (1947), "Lội suối", (1949).

Sau hiệp định Giơnevơ, Nguyễn Phan Chánh trở về Hà Nội, trở về với những vuông lụa. Những năm tháng sau ngày Hà Nội được tiếp quản, Nguyễn Phan Chánh liên tục sáng tác, với số lượng tranh gấp nhiều lần những năm đầu sáng tác. Tranh của ông sau này xuất hiện nhiều nhân vật hơn, màu sắc được nới rộng và sáng hơn. Các màu xanh lục tươi, xanh lam tươi, đỏ tươi xuất hiện. Hình ảnh những người nông dân trong tranh của ông được nhìn từ góc độ mới với một thế giới quan mới. Từ năm 1955 đến những năm 1970 sau này, bút pháp tả thực của Nguyễn Phan Chánh được trang bị thêm những nguyên lý của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa. "Trăng tỏ", "Trăng lu, "Chiều về tắm cho con", "Sau giờ trực chiến", "Đi chống hạn, "Đan mây", "Bữa cơm mùa thắng lợi",… là những tác phẩm được ông sáng tác trong thời kỳ này.

Với những thành tựu vang dội trong sự nghiệp sáng tác, Nguyễn Phan Chánh được mời tham gia giảng dạy Mỹ thuật tại một số trường học, trong đó có Trường Bưởi và Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (1955). Bằng những kinh nghiệm và sự nhiệt huyết trong sáng tạo nghệ thuật, ông đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam sau này.

Tháng 8 và tháng 9 năm 1982, mừng thọ hoạ sĩ 90 tuổi, Bộ Văn hoá Việt Nam cùng Bộ Văn hoá Tiệp Khắc, Bộ Văn hoá Hungary tổ chức triển lãm 47 tác phẩm của các thời kỳ sáng tác của Nguyễn Phan Chánh tại Praha, Bratislava, Budapest, Bucharest. Tháng 7 năm 1983, phòng tranh Nguyễn Phan Chánh được trưng bày tại Viện Bảo tàng Phương Đông ở Moskva

Nguyễn Phan Chánh mất năm 1984, được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch. Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động hạng 3, Huân chương Lao động hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng nhất. Suốt cuộc đời làm nghệ thuật, Nguyễn Phan Chánh đã để lại một sự nghiệp đồ sộ với số lượng ước khoảng trên 170 tác phẩm. Mỗi tác phẩm của ông đều gợi nhắc tên người sáng tác - Nguyễn Phan Chánh - cùng trường phái tranh lụa Việt Nam. Với những đóng góp to lớn và mang tính tiên phong của ông trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam, năm 1996, ông đã vinh dự được Đảng và Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

 

 

Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Hôm nay: 29,805 | Tất cả: 74,277,841
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc
   
Facebook chat