CÁC PHÒNG:
Văn phòng: (0650) 3822.840
Phòng Thanh Tra Kinh tế: (0650) 3825.090
Phòng Tiếp Dân: (0650) 3827.771
Phòng Xét Khiếu Tố: (0650) 3822.669
CHỨC NĂNG
Thanh tra tỉnh có chức năng giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh
NHIỆM VỤ
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn( được quy định tại Điều 18 của Luật Thanh tra) như sau:
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân huyện, thị; của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh( gọi chung là sở).
- Thanh tra vụ việc có liên quan đến trách nhiệm của nhiều Ủy ban nhân dân huyện, thị; nhiều sở.
- Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.
- Hướng dẫn công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính; phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan hướng dẫn chế độ chính sách, tổ chức biên chế đối với Thanh tra huyện, thị; Thanh tra của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh( gọi chung là Thanh tra sở).
- Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện, thị và Thanh tra Sở.
3. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra.
4. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra tỉnh.
5. Tham gia với Uỷ ban nhân dân huyện, thị, sở và cơ quan, tổ chức hữu quan về cơ cấu tổ chức, biên chế, chế độ, chính sách đối với Thanh tra huyện, thị và Thanh tra sở.
6. Hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính đối với Thanh tra huyện,thị và Thanh tra sở
Tổ chức việc tập huấn nghiệp vụ thanh tra cho thanh tra viên của Thanh tra huyện, thị và Thanh tra sở.
7.Tổng kết, rút kinh nghiệm, xây dựng nghiệp vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra tỉnh.
8.Trưng tập cán bộ, công chức thuộc cơ quan thanh tra cấp dưới; yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia các đoàn thanh tra.
QUYỀN HẠN.
1.Thanh tra tỉnh có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước.
2. Được ban hành các văn bản hướng dẫn và kiểm tra các hoạt động về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật, của Thanh tra Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Quyết định theo thẩm quyền trong việc thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức, viên chức thuộc quyền theo sự phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh và theo quy định của nhà nước về công tác cán bộ
4. Được ban hành quy chế hoạt động trong nội bộ cơ quan để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
(Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trên ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-UBND ngày 05/02/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)