Trường Trung học kinh tế kỹ thuật Bình Định
Thứ tư, 06 Tháng 5 2009 05:56
1. Giới thiệu về Trường:
- Trường TH KTKT Bình Định ngày nay tiền thân là trường trung học Nông nghiệp Nghĩa Bình, được thành lập ngày 30/4/1976, đến năm 1989 được đổi tên Trường trung học nông lâm Bình Định và tháng 8 năm 1996 đổi tên thành Trường trung học Kinh tế Kỹ thuật Bình Định.
- Các ngành nghề đào tạo:
+ Chăn nuôi thú y.
+ Kế toán.
+ Quản lý đất đai.
+ Công nghệ thông tin.
+ Trồng trọt
+ Hành chính văn thư.
+ Khuyến nông.
+ Quản trị kinh doanh.
2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ:
2.1 Cơ cấu tổ chức:
- Ban giám hiệu: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo và Phó Hiệư trưởng phụ trách nội chính.
- Các phòng chức năng: Phòng Đào tạo, Phòng Hành chính Tổ chức, phòng Tài chính Kế toán, phòng Quản trị đời sống và phòng Quản lý chất lượng và thông tin, hướng nghiệp.
- Các khoa và tổ bộ môn: Khoa Kinh tế (gồm: bộ môn Kế toán và bộ môn Quản trị kinh doanh), Tổ bộ môn Chăn nuôi thú y, Tổ bộ môn Trồng trọt, Tổ bộ môn Các môn học chung, Tổ bộ môn Văn hóa, Tổ bộ môn Tin học và trại thực hành thực tập.
2.2 Chức năng, nhiệm vụ:
- Chức năng:
+ Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ bậc THCN, dưới bậc THCN phục vụ nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế, xã hội, địa phương.
+ Liên kết đào tạo Đại học vừa làm vừa học tại trường.
+ Nghiên cứu và thực nghiệm Khoa học-Công nghệ, kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo và sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo ngành nghề đào tạo.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của trường:
+ Tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu chương trình đào tạo các ngành nghề được cấp trên có thẩm quyền cho phép.
+ Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại cán bộ THCN hoặc cán bộ khác phù hợp với ngành nghề đào tạo của trường.
+ Tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình của những ngành nghề được phép đào tạo trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định do Hiệu trưởng thành lập.
+ Thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, các dịch vụ khoa học, công nghệ phù hợp với ngành nghề đào tạo và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức tuyển sinh, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, quản lý sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
+ Liên kết với các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, các cơ sở đào tạo (từ dạy nghề đến đại học) để mở rộng quy mô đào tạo phát triển công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo.
+ Hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học với nước ngoài theo quy định của Chính phủ.