Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
Bản in
Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Định
Tin đăng ngày: - Xem: 5952

Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Định

ĐC: Số 8, Trần Phú - TP. Quy Nhơn
Xem bản đồ:
Tel: (056)3820163
Email: vanphong.sobinhdinh@moet.edu.vn
Website: http://binhdinh.edu.vn
Đại diện: Trần Văn Quí

GIÁO DỤC BÌNH ĐỊNH NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG

I. GIÁO DỤC BÌNH ĐỊNH THỜI KỲ PHONG KIẾN (1471-1918):

1. Phủ Hoài Nhơn sau 1471:

Bình Định xưa là vùng đất cũ của vương quốc Chăm Pa cổ với thủ đô là thành Đồ Bàn. Từ 1471 dưới Triều Lê Thánh Tôn, vùng đất này thuộc phong kiến Việt  Nam và có tên là Phủ Hoài Nhơn thuộc Thừa Tuyên Quảng Nam.

Phủ Hoài Nhơn đặt phủ lỵ tại thành Đồâ Bàn cũ, có 3 huyện là Bồng Sơn, Phù Ly, Tuy Viễn cùng 33 xã(1). Hai mươi năm sau, năm 1490, số xã tăng đến con số 100. Năm 1578, sau 1 thế kỷ mở đất, những đoàn người Việt từ Đàng Ngoài đã lần lượt vào khai thác và xây làng lập ấp ở trên nhiều vùng đất của tỉnh Bình Định bây giờ.  Tại nơi ở mới có nhiều người có trình độ nho học. Đó là những hạt giống văn tự ở các địa phương để đến giữa thế kỷ 17 những hạt giống ấy đã làm cho việc học khởi sắc.

Như thế đến cuối thế kỷ thứ 16, ở phủ Hoài Nhơn mới bắt đầu hình thành lớp học tư ở thôn ấp. Lớp học được đặt ở nhà dân hoặc nhà thầy giáo, quy mô từ 5, 7 học sinh đến vài chục trở lên. Nội dung giảng dạy là Nho học. Văn tự chính là chữ Hán. Thầy giáo là các ø thầy khóa, thầy đồ ở Đằng Ngoài vào. Chỉ có phủ lỵ mới có trường công.

Từ thế kỷ 16, chế độ phong kiến bắt đầu suy tàn. Nội dung giáo dục và chế độ thi cử ngày một suy đồi. Việc dạy và học thiên về lối học từ chương, sáo ngữ cốt để thi cử đỗ đạt ra làm quan.

Năm 1660 có khoa thi đầu tiên ở Thuận Quảng nhằm tuyển người vào bộ máy nhà nước.

Năm 1768, dưới thời Nguyễn Phúc Thuần, Đàng Trong có kỳ thi Hương đầu tiên. Đặng Đức Siêu quê làng Phụng Can, huyện Bồng Sơn là một trong lớp người Bình Định đầu tiên thi đậu Hương Tiến (Cử nhân)

2. Giáo dục dưới triều Tây Sơn (1786-1802):

Chế độ phong kiến Việt  Nam sau khi đạt tới đỉnh cao thịnh trị ở triều Lê sơ, từ thế kỷ 16 đã tuột dài trên con đường suy thoái.

Năm 1786, sau khi đuổi Nguyễn ở trong Nam, dẹp Trịnh ở ngoài Bắc, nhà Tây Sơn mà linh hồn là Vua Quang Trung, bắt tay xây dựng đất nước trong đó giáo dục có những điều đổi mới .

a. Lập viện Sùng chính, cử Nguyễn Thiếp làm viện trưởng chuyên coi việc học nhằm hưng khởi chính học  để đào tạo những người thật sự có đức, có tài. Năm 1789, Quang Trung mở khoa thi đầu tiên ở Phú Xuân để chọn người tài giỏi. Đinh Sĩ An quê Bình Khê, Phạm Văn Trung quê Phù Mỹ, Phạm Cần Chính quê Phù Cát đã trúng tuyển.

b. Phát triển giáo dục rộng rãi hơn các triều đại trước. Trường được mở đến tận xã, các  lớp tư vẫn tiếp tục duy trì ; nhân dân đề cử thầy giáo, nhà nước khảo hạch và công nhận.

c. Chữ Nôm đã có từ lâu song phải đến Triều Tây Sơn mới được Quang Trung nâng lên địa vị xứng đáng với mong muốn thoát ly hẵn chữ Hán nhằm gìn giữ tính cách và tâm hồn Việt  Nam. Chữ Nôm được dùng trong thi cử Sách chữ Hán được lần lượt dịch ra chữ Nôm.

Mùa xuân 1792, Quang Trung mất đột ngột, 10 năm sau Nhà Tây Sơn sụp đổ, những chủ trương tiến bộ về giáo dục đành bỏ dở.

3. Giáo dục dưới triều Nguyễn (1802-1918):

Lập triều Nguyễn Trung hưng vào 1802, Nguyễn Ánh chủ trương khôi phục chế độ khoa cử thời Lê sơ nhằm :

Một là đề cao Nho học, chỗ dựa tinh thần của giai cấp thống trị phong kiến.

Hai là đào tạo quan lại phục vụ bộ máy chuyên chế đồ sộ của Triều Nguyễn.

Ngay khi mới lên ngôi, ở Bình Định, Gia Long cho lập Văn Miếu thờ Khổng tử, ông tổ của Nho học, tại thôn Vĩnh Lại (nay thuộc xã Cát Hanh) Minh Mạng lập Văn chỉ Bồng Sơn, Tuy Phước và Phù Mỹ. Năm 1805, Đặng Đức Huy quê Hoài Nhơn được cử giữ chức Đốc học đầu tiên để trông coi việc học cả trấn Quy Nhơn. Trường ở phủ do Giáo thọ phụ trách. Trường ở huyện được giao cho Huấn đạo. Các trường lớp tư ở làng xã do dân và các thầy đồ mở ra giống như các triều đại trước. Hệ thống trường lớp trong tỉnh có trách nhiệm rèn học sinh có đủ trình độ đi thi Hương.

Năm 1851 Tự  Đức lập Trường thi Bình Định dành cho thí sinh tỉnh Quảng Ngãi đến Bình Thuận. Đây là 1 trong 7 Trường thi trong cả nước.

Trường thi ở Tây Nam thành Bình Định có thành cao 2m, chu vi 1000m. Cứ 3 năm có khoa thi Hương vào tháng 4. Trường thi Bình Định mở khoa thi đầu tiên vào năm 1852 và khoa thi cuối cùng ở vào năm 1918. Trường thi mở được 24 khoa thi kể cả Ân khoa.

Người đậu 4 trường gọi là Hương Cống (Cử nhân) , đậu 3 trường gọi là sinh đồ (Tú tài). Cứ lấy đỗ một cử nhân thì lấy đỗ 3 tú tài. Người đậu Cử nhân được dự thi Hội, thi Đình để lấy học vị Tiến sĩ, Phó bảng .

Kể từ khi Bình Định có người đậu Hương tiến (Cử nhân) đầu tiên năm 1768 đến khi các khoa thi chữ Hán chấm dứt trên cả nước năm 1919 thì Bình Định có khoảng 700 Tú tài, 250 cử nhân, 3 phó bảng và 5 tiến sĩ (2). Người đậu tiến sĩ đầu tiên của Bình Định là Lê Văn Chân quê Phù Mỹ khai khoa tiến sĩ năm 1835 lúc 18 tuổi.

Nho giáo ở nước ta đã để lại trong các thế hệ học sinh nhà trường phong kiến nhiều truyền thống tốt đẹp: hiếu học, tôn sư trọng đạo, liêm chính và thương người. Song nho học cũng đã đào tạo ra những lớp người bảo thủ, xa rời thực tế, lạc hậu trước thời cuộc, trước những biến cố đang từng ngày từng giờ đe doạ sự mất còn của dân tộc.

Năm 1858 trước thế lực ngoại xâm của thực dân Pháp, nền kinh tế xã hội bây giờ không đủ sức ngăn cản và không đủ khả năng tiếp thu cái mới, cái tiến bộ. Nước Việt  Nam mất vào tay thực dân Pháp.

II. GIÁO DỤC BÌNH ĐỊNH DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC (1858 – 1945) :

Năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu nã súng xâm lược vào Đà Nẵng, phải 40 năm sau họ mới bình định được Việt  Nam. Để thiết lập cho được một nền giáo dục làm công cụ phục vụ sự thống trị có hiệu quả, thực dân Pháp còn phải mất một thời gian dài hơn, ngót 60 năm (1858 - 1917)

Buổi đầu nền giáo dục Pháp - Việt chưa có điều kiện phát triển vì nhân dân ta còn nặng tư tưởng bài Pháp. Trong lúc đó hệ thống giáo dục phong kiến vẫn còn nguyên vẹn. Vã lại nhà cầm quyền Pháp cần phải duy trì Nho học để thu phục từng lớp sĩ phu, làm chỗ dựa phát triển nền giáo dục thực dân.

Ở Bình Định nền giáo dục Nho học và Pháp - Việt đã tồn tại đến 1918. Từ đây nền giáo dục của Pháp mới được hoàn chỉnh dần.

Hệ thống các trường công lập như sau:

+ Hương trường: Trường ở thôn do một hương sư dạy lớp  Đồng ấu và Dự bị (lớp 1,2 bây giờ). Đây là loại lớp phát triển nhất dưới thời Pháp thuộc, thu hút đến 75% học sinh tiểu học thời bấy giờ.

+ Trường Tổng: Tổng gồm 10 đến 18 thôn. 1/3 trường Tổng có thêm lớp 3 (cours Elémentaire). Các trường Tổng khác cũng chỉ có các lớp Đồng ấu, Dự bị.

+ Trường Tiểu học : Huyện hoặc Phủ có 1 hoặc 2 trường Tiểu học có đến lớp Nhất (cours Supérieur). Hệ thống trường Dòng xuất hiện rất sớm ở Hoài Nhơn, An Nhơn, Quy Nhơn. Ở Phù Cát và An Nhơn có trường Tiểu học Tư thục.

+ Trường Cao đẳng Tiểu học : ở Tỉnh lỵ Quy Nhơn có Collège de Quy Nhơn dành cho các tỉnh duyên hải Miền Trung từ Quảng Nam trở vào và các tỉnh Tây Nguyên. Từ nhiều năm, Collège de Quy Nhơn hằng năm chỉ có 4 lớp với 180 học sinh trong đó Bình Định có 80 người.

Quy Nhơn còn có trường Tư thục Nam Anh, trường Tư thục Võ Tánh có đến bậc Cao đẳng Tiểu học.

Tuy hệ thống trường lớp khá hoàn chỉnh song việc đi học dưới thời Pháp thuộc thật khó khăn. Năm 1936, tỷ lệ học sinh các cấp so với dân số chỉ chiếm 2,42%, trong đó 2% là học sinh bậc sơ học ( lớp 1,2,3 bây giờ) còn học sinh Tiểu học, Cao đẳng tiểu học và Trung học chỉ còn 0,42% (3).

Tỷ lệ trên thể hiện rõ chủ trương phát triển giáo dục theo chiều ngang khiến đại đa số trẻ em Việt Nam khó được học lên, nếu may mắn được đến trường thì cũng chỉ dừng lại ở trình độ biết đọc biết viết.

Cùng với chính sách làm “dân ngu” nhà cầm quyền Pháp, qua nội dung giáo dục còn có âm mưu đồng hóa người Việt Nam, biến họ thành những người nô lệ phục vụ cho mẫu quốc Pháp.

Tuy thế, hơn 80 năm tồn tại, nền giáo dục Việt -Pháp cũng có những đóng góp nhất định. Nó đã thay thế nền giáo dục Nho học đã lỗi thời, đưa vào nhà trường chữ quốc ngữ giúp trẻ em Việt Nam tiếp thu dễ dàng những kiến thức thiết thực. Nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học nổi tiếng của Việt  Nam cũng đã có thời học ở Collège de Quy Nhơn.

Vào nửa đầu thế kỷ 20 “phong trào Đồng bào” chống sưu cao thuế nặng, đòi dân sinh dân chủ, nổ ra ngay trên đất Bình Định, tấm gương tự cường của nước Nhật, những đổi mới của nước Trung Hoa phong kiến đã thúc đẩy những học sinh vốn có ý thức tự trọng và lòng yêu nước tiến gần với cách mạng.

Liên tục từ 1925 đến 1927, học sinh Hoài Nhơn, Phù Cát, Bình Khê, Quy Nhơn …đã đưa yêu sách đòi thả cụ Phan Bội Châu, tổ chức truy điệu cụ Phan Chu Trinh, tổ chức viếng mộ Mai Xuân Thưởng, phản đối nhà cầm quyền Pháp đàn áp khủng bổ, đòi tăng giờ dạy môn quốc văn, môn lịch sử Việt Nam …

Tháng 10/1930 Chi bộ Cộng sản đã bí mật ra đời ngay trong trường Collège de Quy Nhơn để 15 năm sau trở thành tổ chức dẫn đầu đoàn học sinh đi giành chính quyền ở Quy Nhơn sáng 23/8/1945.

III. GIÁO DỤC BÌNH ĐỊNH-TRONG HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP ( 1945-1975):

Sau khi giành được chính quyền một cách thuận lợi trong cách mạng tháng 8/1945 nhân dân Việt  Nam đã phải gian khổ chiến đấu trong 30 năm liền chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân của mình.

Trong hai cuộc chiến đấu thần thánh ấy trên quê hương mình, giáo dục Bình Định đã có những đóng góp đáng tự hào.  

1. Giáo dục Bình Định trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1955) :

Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, giáo dục tỉnh Bình Định có những thuận lợi rất lớn:

a. Bình Định là vùng tự do hoàn toàn. Thực dân Pháp đã liên tục đổ quân tấn công từ nhiều phía mong sớm chiếm kho người, kho của Bình Định nhưng tất cả các cuộc hành quân của chúng đều thất bại.

b.  Từ thời phong kiến và Pháp thuộc Bình Định có những cơ sở giáo dục lớn : Văn miếu, Trường thi Hương, Trường Quốc Học nên sớm trở thành nơi có truyền thống học tập.

Ngày 8/9/1945, 6 ngày sau khi đọc Tuyên ngôn Độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ :  Chống nạn thất học như chống nạn ngoại xâm  và cho lập Nha Bình dân học vụ ở Trung ương. Các tỉnh, thành có ty BDHV, các huyện các xã có các ban BDHV.

Ở Bình Định, Trưởng ty BDHV đầu tiên là ông Lê Đại Lý. Ty BDHV Bình Định có đội tuyên truyền lưu động, lần lượt đi khắp các xã trong tỉnh vừa biểu diễn văn nghệ cổ động phong trào xóa mù vừa tập huấn cho người làm công tác xóa mù. Một phong trào người người đi học, nhà nhà thành lớp dấy lên sôi nổi hào hứng. Khi cuộc kháng chiến bùng nổ, Trung ương Đảng CSVN chỉ thị : Đi học là kháng chiến. Tiền tuyến diệt xâm lăng, hậu phương trừ giặc dốt.

Đáp lại lời kêu gọi của Đảng, nhân dân Việt  Nam tay bút, tay súng diệt giặc dốt, diệt xâm lăng.

Cuối 1948 hai huyện Hoài Nhơn, Tuy Phước xóa xong nạn mù chữ trong đó xã Phước Lộc (Tuy Phước) được công nhận là con chim đầu đàn của Tỉnh. Tháng 3/1949 toàn tỉnh Bình Định xóa xong nạn mù chữ. Giã Như Lang quê Cửu Lợi ( Hoài Nhơn), vừa làm giao liên vừa làm giáo viên BDHV được tuyên dương chiến sĩ BDHV toàn Khu 5.

Sau cách mạng tháng 8/1945, cùng với Ty BDHV, Ty Tiểu học vụ Bình Định được thành lập. Ông Hà Thúc Làng được cử giữ chức Trưởng Ty từ 3/1946 đến 1949.

Hệ thống giáo dục phổ thông cũ 13 năm vẫn được giữ  nguyên nhưng chương trình, nội dung giảng dạy có nhiều thay đổi cơ bản: Dạy bằng tiếng Việt thay cho tiếng Pháp, môn tiếng Việt được tăng cường, các môn lịch sử, địa lý có thay đổi lớn, tiếng Pháp được dạy như một ngoại ngữ, các môn khoa học tự nhiên không có thay đổi đáng kể.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 từ một nền giáo dục nô lệ, giáo dục Bình Định đã có những biến đổi sâu sắc.

Năm học 1949 - 1950 năm học thứ 5 trong chế độ mới, lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục Bình Định, trường Trung học Nguyễn Huệ mở bậc Trung học với 3 lớp chuyên khoa gồm có 150 học sinh trong đó có 5 nữ sinh. Đây là điều mà trong 24 năm tồn tại dưới thời thuộc Pháp (1921 - 1945) Collège de Quy Nhơn không làm được.

Tháng 7/1950, ngành giáo dục cả nước thực hiện cải cách giáo dục lần thứ 1 nhằm phục vụ tốt hơn giai đoạn mới của cuộc kháng chiến.

Hệ phổ thông 9 năm, 3 cấp thay thế hệ thống giáo dục cũ : Cấp 1 (bậc sơ tiểu học cũ)  có các lớp 1 đến 4, cấp 2 (bậc cao đẳng tiểu học cũ) có các lớp 5, 6, 7, cấp 3 (bậc Trung học cũ) có lớp 8 và 9.

Mục tiêu đào tạo, phương châm giáo dục được khẳng định : “Giáo dục,bồi dưỡng thế hệ trẻ thành người công dân, người lao động tương lai”, “học đi đôi với hành”, “Lý luận gắn với thực tế”.

Năm 1952, Ty Tiểu học vụ sát nhập với Ty BDHV thành Ty giáo dục Bình Định . Ông Nguyễn Đức Ràng được cử giữ chức Trưởng Ty (1951 - 1955).

Mặc cho nạn đói hoành  hành (1952), mặc cho địch tăng cường đánh phá, vào những năm 1953, 1954, giáo dục Bình Định phát triển chưa từng có. Phần lớn các xã đều có 5 đến 7 trường cấp 1 với 1.000 đến 1.500 học sinh. Trường Trung học Nguyễn Huệ là trường cấp 2, 3 lớn nhất tỉnh với 1000 học sinh. Các huyện đồng bằng đều có 2 trường cấp 2 với quy mô trên dưới 10 lớp.

Việc mở các lớp Sư phạm đặc biệt, cấp tốc, chủ trương đề bạt giáo viên, trưng tập cán bộ ngoài ngành giáo dục cùng các lớp bồi dưỡng chuyên môn đều đặn cho giáo viên trong những tháng hè đã nhanh chóng cung cấp hằng trăm giáo viên cho các trường cấp 2 đang mở ra khắp nơi sau cải cách giáo dục.

Trong hoàn cảnh bấy giờ việc xã hội hóa giáo dục được tiến hành mạnh mẽ trên tinh thần tự nguyện cao của nhân dân. Trường sở đặt ở đâu, thì chính quyền và nhân dân ở đó lo xây cất. Con em gia đình liệt sĩ ở vùng địch chiếm đóng ra ăn học ở Bình Định được bà con nhận về cưu mang, giúp đỡ. Với khoản phụ cấp ít ỏi, 36kg gạo tháng, các thầy cô giáo vẫn hết lòng giảng dạy trong điều kiện thiếu thốn mọi bề. Năm 1952 Mặt trận Liên Việt tỉnh thành lập 4 trường cấp 2 dân lập thu hút cả ngàn học sinh, Ty giáo dục quản lý nhân sự và chuyên môn, nhân dân nộp học phí để trả phụ cấp cho giáo viên.

Nhờ đó mà năm 1953 sỉ số các cấp học đều tăng gấp nhiều lần so với năm 1936 dưới thời Pháp thuộc : Ở cấp 1 sỉ số tăng gấp 2 lần, ở cấp 2 gấp 43 lần, ở cấp 3 gấp 5 lần (sỉ số cấp 3 tăng ít vì sau khi học hết cấp 2, phần lớn học sinh lớp 7 đều ra trường phục vụ kháng chiến, chỉ có 10% học sinh được chọn lên học lớp 8)(4).

Không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng cũng có những chuyển biến tích cực. Trong hoàn cảnh kháng chiến khó khăn, chất lượng văn hóa nhất định còn hạn chế song tinh thần tự giác học tập và tinh thần “Học tập để phục vụ nhân dân” đã giúp thế hệ học sinh bấy giờ vươn xa khi có điều kiện học tập tốt hơn. Hàng trăm học sinh đã thành đạt trên nhiều lĩnh vực. Theo thống kê chưa đầy đủ hơn 80 học sinh thời ấy đạt những học vị, học hàm cao : Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ chuyên ngành, Giáo sư, Phó giáo sư.

Mặt khác của chất lượng giáo dục bấy giờ là thành phần học sinh đã thay đổi hẵn so với nhà trường cũ : 2/3 học sinh là con em gia đình nông dân lao động, 30% học sinh phổ thông là nữ sinh, riêng ở cấp 2 tỷ lệ nữ sinh là 9%, ở cấp 3, 5,6%. Đó là những điều mà Collège de Quy Nhơn  trước đây chưa hề có.

Đây là chặng đường rất vẻ vang của giáo dục Bình Định.

Ngày 28/7/1954 Hiệp định Giơne được ký kết. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Miền Nam, từ vĩ tuyến 17 trở vào, đối phương còn tạm thời quản lý. Ngày 15/4/1955, ngày cuối cùng của việc tập kết chuyển quân, tất cả các trường còn lại ở phía Nam Bình Định đóng cửa.

Giáo dục Bình Định đi vào một thời kỳ đấu tranh mới.

2.  Giáo dục Bình Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1955 - 1975).

 Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, đế quốc Mỹ đã thay chân Pháp, nhảy vào miền Nam Việt Nam. Mỹ ngụy đã cố sử dụng giáo dục làm công cụ xâm lược Việt  Nam. Chúng đã gieo rắc trong học sinh, sinh viên tư  tưởng hoài nghi, mơ hồ, tư  tưởng an phận, sợ Mỹ, phục Mỹ. Chúng phát triển trong học sinh, sinh viên lối sống thực dụng, quay lưng với hiện tại, chấp nhận cuộc sống vị kỷ ương hèn …. Mặt khác, Mỹ ngụy tìm mọi cách tiêu diệt nền giáo dục cách mạng, tìm cách ngăn chặn, loại trừ những mầm mống cách mạng trong nhà trường.

Vì thế, trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giáo dục Bình Định đã kiên cường đấu tranh bảo vệ nền giáo dục dân tộc, dân chủ, nhân dân đã được xây dựng trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Cuộc đấu tranh ấy đã diễn ra đều khắp ở ba vùng chiến lược : Miền núi, nông thôn, đô thị và đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Sau cuộc nổi dậy lịch sử của nhân dân Vĩnh Thạnh chống lệnh dồn dân lập ấp của địch, thắng lợi tháng 12/1959, cả huyện Vĩnh Thạnh, miền Tây huyện An Lão, 3 xã huyện Vân Canh đã trở thành vùng giải phóng đầu tiên của Bình Định.  Tại đây cơ quan lãnh đạo của tỉnh được thành lập cùng bộ máy các ban ngành trong  đó có bộ máy ngành giáo dục.

Năm 1962 hai đồng chí Lê Đức Nhân (Phan Long) và Đặng Hồng Nam (Đặng Đức Cúc) từ miền Bắc về gây dựng cơ sở giáo dục. Cuối năm 1964 tiểu ban giáo dục được thành lập nằm trong Ban truyên huấn Tỉnh. Tháng 12/1971 phong trào giáo dục phát triển mạnh mẽ, tiểu ban giáo dục tách khỏi Ban tuyên huấn hình thành Ban Giáo dục Bình Định do đồng chí Đặng Hồng Nam phụ trách cùng 3 uỷ viên.

 Từ 1960, các lớp BDHV, BTVH tại chức được mở ở các làng dân tộc, ở các đơn vị sản xuất, đơn vị bộ đội, ở các cơ quan. Huyện Vĩnh Thạnh, huyện An Lãođã có trường phổ thông nội trú. Ngoài  các trường lớp của địa phương, 7 trường tập trung của tỉnh đã lần lượt ra đời trong những năm 1962 - 1972. Đó là trường Sư phạm sơ cấp, những trường Bổ túc văn hoá tập trung, những trường phổ thông nội trú dành cho thanh thiếu niên, cán bộ người Kinh và người dân tộc. Hàng trăm giáo viên tiểu học, hàng ngàn thanh niên có văn hoá đã ra trường được cung cấp cho miền núi, miền xuôi phục vụ kháng chiến.

Cùng thời gian trên, giáo dục Bình Định đã tiếp nhận từ hậu phương lớn miền Bắc 6 4 giáo viên, cán bộ giáo dục; từ miền xuôi những giáo viên, những thanh niên không cam chịu sống trong sự kiềm kẹp của địch đã thoát ly theo cách mạng. Đó là lực lượng quý báu giúp cho giáo dục phát triển khi vùng giải phóng ngày càng mở rộng.

Nông thôn Bình Định trong kháng chiến chống thực dân Pháp là nơi giáo dục phát triển mạnh mẽ nhất. Đó là điều kiện thuận lợi để khi địch đến lập chính quyền, nhân dân ta lợi dụng chủ trương mở nhiều trường để rêu rao tính “ưu việt” của chính quyền Sài Gòn, đã đấu tranh mở nhiều trường lớp dạy hợp pháp  và bán hợp pháp. Qua đấy , cơ  sở cách mạng tập hợp lực lượng giáo chức vốn có cảm tình với cách mạng để giáo dục, tổ chức móc nối thành cơ sở của ta, hoạt động bí mật hoặc bán công khai, góp phần đấu tranh chống nền giáo dục vong bản, ngoại lai của Mỹ ngụy.

Năm 1959, trong lúc nhân dân miền Nam đang rất căm phẩn về luật 10/59 của chính quyền Sài Gòn thì Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng ra đời, chỉ rõ “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân…. Con đường đó là dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang …”

Nghị quyết 15 như luồng gió mạnh thổi bùng ngọn lửa đấu tranh lâu nay âm ỉ. Tháng 2/1961, Ủy ban lâm thời Mặt trận dân tộc giải phóng Bình Định ra đời. Phong trào diệt ác phá kèm đựơc phát động trong toàn tỉnh. Cuối năm 1962, các đô thị miền Nam nổ ra phong trào phật giáo chống chính quyền Ngô Đình Diệm. Ở Quy Nhơn, Bồng Sơn, Tam Quan hằng ngàn học sinh xuống đường chống đàn áp Phật giáo - Ngày 11-6-1963 Diệm - Nhu bị lật đổ. Ngụy quyền ở thôn xã rệu rã. Năm 1964, 1965 cả vùng đồng bằng Bình Định nổi dậy diệt ác phá kèm giành chính quyền làm chủ, khí thế rất hồ hởi.

Tính đến tháng 6-1965, nông thôn đồng bằng Bình Định căn bản được giải phóng với 564.500 dân, trong đó có 51.255 học sinh cấp 1, 2 (5)  đạt tỷ lệ 9% dân số, gấp 1,5 lần số học sinh cấp 1, 2 vùng tự do Bình Định 12 năm trước. Đây là giai đoạn giáo dục cách mạng phát triển mạnh mẽ nhất, rộng khắp nhất, đặt nền tảng để duy trì, phát triển ngành trong những giai đoạn gay go, phức tạo về sau.

Phong trào đồng khởi đã đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Năm 1965 Đế quốc Mỹ vội vàng đổ quân vào Miền Nam Việt  Nam,  gây ra cuộc chiến tranh cục bộ tàn khốc nhằm đánh chiếm và bình định trở lại Miền Nam Việt  Nam. Tại Bình Định, những năm 1966, 1967 Sư đoàn không vận số 1 Mỹ, Sư đoàn Mãnh Hổ Nam Triều Tiên đã càn quét, đánh phá rất ác liệt. Một bộ phận nhân dân ở phía Nam tỉnh đã bỏ làng chạy vào  vùng địch để tránh bom đạn. Lãnh đạo tỉnh chủ trương quyết tâm giữ dân, bám đất. Ngành giáo dục nêu khẩu hiệu : “Dân bám đất, giáo dục bám dân, giáo viên bám trường” “Địch càn ta nghỉ, địch rút ta dạy”. Có nơi trường phải tạm đóng cửa, thầy trò tham gia du kích bám đất, giữ làng. Trường cấp 3 Hoài Nhơn mới học được một học kỳ phải ngừng hoạt động, học sinh thoát ly tham gia kháng chiến. Trường Sư phạm sơ cấp Hoài Nhơn bị địch tập kích, 1 số giáo viên, giáo sinh bị địch bắt. Trong cuộc đấu tranh gian khổ ấy nhiều thầy giáo học sinh đã hy sinh.

Sau cuộc Tổng tấn công tết Mậu Thân năm 1968, đế quốc Mỹ buộc phải “Việt  Nam hóa chiến tranh” tăng cường trang bị quân ngụy, dùng lực lượng  quân Ngụy tiếp tục đánh phá, càn quét, tiến hành “bình định đặc biệt” nông thôn Miền Nam nhằm thực hiện sự thống trị của Mỹ mà không có Mỹ.

Năm 1969 chiến tranh lại diễn ra hết sức ác liệt, địch lấn chiếm, đóng đồn bót khắp xóm làng, lập bộ máy kìm kẹp. Việc tranh chấp giành dân giữa ta và địch diễn ra rất quyết liệt. Nông thôn Bình Định ở vào trạng thái “da báo” :dọc theo quốc lộ 1 là vùng kẹp chặt , nơi còn cán bộ cơ sở là vùng lỏng kẹp, có vùng tranh chấp, có vùng  làm chủ, lại có vùng lõm làm chủ, có vùng giải phóng. Trong tình hình đó việc tổ chức trường lớp cũng hết sức linh hoạt, không nơi nào giống nơi nào. Tỉnh chủ trương mở các lớp hợp pháp “xanh vỏ đỏ lòng”, trường lớp, thầy giáo là của địch, nhưng nội dung giảng dạy lại do cách mạng chi phối.

Tháng 5/1959 học sinh các trường Trung học ở Quy Nhơn bãi khóa đòi dân sinh dân chủ, đòi chấm dứt chiến tranh, vãn hồi hoà bình. Ngày 7/12/1970. Xảy ra  vụ lính Mỹ bắn chết học sinh lớp 6 Nguyễn Văn Minh. Lập tức 60.000 lượt người (hơn 1/4 dân thị xã Quy Nhơn bấy giờ) xuống đường biểu tình phản đối liền trong 4 ngày , học sinh các trường ở Quy Nhơn tham gia rất đông.

Ngày 19/4/1972 Huyện Hoài Ân hoàn toàn giải phóng liền đó 7 xã phía Bắc Phù Mỹ giành được chính quyền để tháng 5/1972, huyện Hoài Nhơn sạch bóng quân thù tạo nên vùng giải phóng liên hoàn Bắc Bình Định. Vùng giải phóng mở rộng đến đâu thì trường lớp mọc lên ngay đến đó. Trường Sư phạm sơ cấp của tỉnh được phục hồi. Các lớp sư phạm cấp tốc mở ra ở nhiều nơi. Các trường BTVH, trường phổ thông nội trú được mở rộng chuẩn bị lực lượng phục vụ vùng giải phóng trong tình hình mới.

Đầu năm 1973 Hiệp định Paris ký kết nhưng Mỹ - Thiệu vẫn ngoan cố tăng cường càn quét lấn chiếm. Tháng 3/1975 với tinh thần “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” quân dân Miền Nam thần tốc xông lên. Năm học 1974 - 1975 chưa kết thúc thì 31/3/1975 Bình Định hoàn toàn giải phóng đã mở ra một thời kỳ mới cho ngành giáo dục.

Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Hôm nay: 15,400 | Tất cả: 74,305,512
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc
   
Facebook chat