Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
Bản in
Uỷ ban Nhân dân thành phố Bắc Ninh
Tin đăng ngày: - Xem: 5017

Uỷ ban Nhân dân thành phố Bắc Ninh

ĐC: Đường Ngô Gia Tự - T.P Bắc Ninh
Xem bản đồ:
Tel: 0241 821340
Email: dic@bacninh.gov.vn
Website: http://bacninh.gov.vn
Đại diện: Đặng Sĩ Sảo

Thị xã Bắc Ninh là một trong những vùng đất cổ của Biệt Nam, nơi sản sinh ra nền văn hoá Quan họ đặc sắc, chiếc nôi của nền văn minh lúa nước Đại Việt. Trải qua bao biến động của lịch sử, cho đến nay, nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích của vùng đất đã từng một thời là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của người Việt cổ.

 Đặc biệt, kể từ khi tỉnh Bắc Ninh được tái lập (1-1-1997), với vị trí thuận lợi, tiềm năng về công nghiệp, nông nghiệp dồi dào và truyền thống văn hoá lâu đời, thị xã Bắc Ninh một lần nữa trở lại vị trí trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh. Đồng thời, trên cơ sở của những tiềm năng sẵn có, thị xã Bắc Ninh có nhiều lợi thế trong việc phát triển kinh tế công ? nông nghiệp và thương mại - dịch vụ một cách toàn diện

·         Diện tích tự nhiên: 26,34km2

·         Dân số: trên 76,4 nghìn ngư­ời

·         Ðơn vị hành chính: 5 ph­ường và 4 xã

·         Tốc độ tăng trư­ởng kinh tế: 15%/năm

·         Bình quân l­ương thực: 132 kg/ngư­ời/năm

Khơi dậy và phát huy những tiềm năng kinh tế.

     6 năm đã trôi qua kể từ ngày thị xã Bắc Ninh trở lại vị trí tỉnh lỵ của tỉnh Bắc Ninh. Trong suốt chặng đường ấy, Đảng bộ và nhân dân thị xã luôn hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Đảng bộ thị xã đã đề ra. Trong đó, thắng lợi tổng quát nhất là kinh tế liên tục tăng trưởng khá cao và ổn định, bình quân đạt 17,5%/năm. Cơ cấu kinh tế đã và đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp ? thương mại - dịch vụ và nông nghiệp. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao thể hiện rõ nét trên hầu hết các ngành kinh tế then chốt.

     Trên lĩnh vực nông nghiệp, giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 1996 ? 2001, tăng bình quân 6%/năm, đạt 53 tỷ đồng vào năm 2001. Thành tựu nổi bật trong sản xuất nông nghiệp trước hết là trồng trọt. Mặc dù, diện tích đất canh tác giảm do chuyển sang xây dựng đô thị. Nhưng nhờ thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất như sử dụng giống lúa mới cho năng suất cao, cơ giới hoá công việc đồng áng ( năm 2001 đã có 60% diện tích làm đất được làm bằng máy) đã đưa năng suất lúa năm 2001 đạt 96 tạ/ha, tăng 40% sơ với năm 1995. Tổng sản lượng lương thực đạt 9.500 tấn. Đồng thời, do diện tích đất canh tác giảm, người dân thị xã đang dần chuyền hướng đầu t ư hiệu quả vào các loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao, hệ số quay vòng sử dụng đất nhanh như: dưa hấu, dưa chuột bao tử, cây hoa, cây cảnh,?Vì thế, giá trị thu hoạch trên 1 ha canh tác hiện lên tới 32 triệu đồng, tăng 28% so với năm 1997.

     Chăn nuôi phát triển khá với mức tăng bình quân 9,05%/năm, đã góp phần đưa tỷ trọng chăn nuôi - thuỷ sản trong cơ cấu nông nghiệp lên 37,3%. Phong trào chăn nuôi theo phương thức công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như xã Võ Cường hiện có trên 100 hộ có mức thu nhập 20 ? 30 triệu đồng/năm từ chăn nuôi và làm kinh tế VAC. Mô hình nuôi trồng thuỷ sản tại các đồng ruộng trũng ( 1 lúa +1 cá) được đẩy mạnh với việc thả gần 20.000 con giống có năng suất, chất lượng cao trong năm 2001, tăng 10% so với năm 2000. Ngoài ra, thị xã Bắc Ninh còn đẩy nhanh việc thực hiện chương trình nuôi cá chim trắng và tôm càng xanh. Kết quả ban đầu cho thấy, nuôi tôm càng xanh cho lãi gấp 4 ? 5 lần nuôi cá.

     Với vai trò trung tâm công nghiệp của tỉnh, trong 6 năm qua, sản xuất CN ? TTCN đã thu được nhiều kết quả khả quan, tốc độ tăng bình quân đạt 17,9%/năm. Trong đó, công nghiệp quốc doanh tăng bình quân 15%/năm. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp năm 2001 đạt 75 tỷ đồng tăng 7,1% so với năm 2000. Các mặt hàng truyền thống được khôi phục và phát triển như: vôi, sứ điện, chạm bạc? Riêng ngành giấy, do được tập trung đầu tư sản xuất và một phần được xuất khẩu, doanh thu năm 2000 đạt 27 tỷ đồng, chiếm 38,8% giá trị sản xuất toàn ngành và xuất khẩu được 6.000 tấn giấy, tăng 145% so với năm 1999. Ngoài những sản phẩm truyền thống, thị xã Bắc Ninh cũng đã và đang tích cực đầu tư kho a học - kỹ thuật, đổi mới công nghệ và quy tình sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm mới như: giấy kraft, kính phản quang, dụng cụ y tế,? Hiện nay, ngành CN ? TTCN thị xã đã thu hút hơn 3.180 lao động với thu nhập ổn định, góp phần quan trọng đưa kinh tế thị xã phát triển theo hướng CNH ?HĐH.

     Với những lợi thế về giao thông và thị trường, hoạt động thương mại - dịch vụ tại thị xã Bắc Ninh luôn sôi động. Hiện thị xã có 27 doanh nghiệp ngoài quốc doanh; 2.790 hộ các thể, 8 chợ và hàng chục cửa hàng bách hoá tổng hợp quốc doanh. Trong thời gian qua, ngành thương mại - dịch vụ luôn giữ vững vị trí quan trọng trong việc phục vụ đời sống cư dân, ổn định thị trường và là cầu nối giao lưu hàng hoá với các tỉnh lân cận. Trong 5 năm (1996 ? 2000), ngành thương mại - dịch vụ - du lịch tăng bình quân 13%/năm, số hộ kinh doanh tăng bình quân 11%/năm, số lao động tăng 8,5%/năm. Riêng trong năm 2001, tổng mức luân chuyển hàng hoá bán ra đạt 402 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2000.&a mp;a mp;a mp;l t; /P>

Cơ sở hạ tầng và đời sống văn hoá ? xã hội phát triển
     Cũng như hầu hết các tỉnh mới tái lập, việc quy hoạch lại thị xã và xây dựng kiện toàn hệ thống cơ sở hạ tầng được đặt lên hàng đầu. Vì thế, công tác quản lý quy hoạch và xây dựng đến năm 2000 và 2005 đã sớm được lập, trình duyệt quy hoạch chi tiết. Trên cơ sở này, công tác xây dựng cơ bản, quản lý đô thị đã dần đi vào nề nếp. Nhiều công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như : hệ thống đèn cao áp, khu nhà làm việc UBND thị xã, nhà văn hoá quan họ,? vùng hàng chục công trình khác đang tiếp tục được quy hoạch và thực hiện. Các tuyến giao thông nội thị, giao thông nông thôn và hệ thống cấp thoát nước, ? đã được xây dựng với tổng kinh phí gần 300 tỷ đồng.

     Mạng lưới thông tin liên lạc ở thị xã đã được đầu tư trang bị công nghệ hiện đại. Cột ăng ten cao 125m, tổng đài tự động VICK ? 1226 hoà mạng tự động đã được hoàn thành trong năm 1997. Đến  hết năm 2001, số máy điện thoại đưa vào sử dụng là 11.100 máy, đạt 14,6 máy/100 dân.

     Để đảm bảo cung cấp đẩy đủ nguồn kinh phí cho phát triển kinh tế - xã hội, UBND thị xã luôn chú trọng đến công tác thu ngân sách, nên hàng năm nguồn thu này luôn đạt và vượt mức kế hoạch, bình quân là 11,6%/năm.

     Chương trình giải quyết việc làm đã giúp cho gần 4.000 lao động có công việc ổn định trong vòng 6 năm lại đây. Kinh tế phát triển tạo điều kiện từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm đi ( năm 2001 chỉ còn 2,9%); đồng thời đưa mức sống ở 2 vùng thành thị và nông thông xích lại gần nhau theo hướng thành thị hoá.

     Cùng với đà phát triển, quy mô giáo dục các cấp được mở rộng, chất lượng giáo dục được nâng lên, cơ sở vật chất được tăng cường. Trong các năm học qua, tỷ lệ học sinh xếp loại khá trở lên đạt 94 ? 95%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 95 ? 98%. Và hiện nay, thị xã Bắc Ninh đã đạt chuẩn phổ cập THCS. Không những thế, học sinh thị xã còn đạt nhiều giải thưởng cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia và cấp tỉnh.

     Tuy nhiên, để xứng đáng với vị trí mới và tiến xa hơn nữa, thị xã Bắc Ninh sẽ phải khắc phục những tồn tại trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội như: công nghiệp còn nhỏ bé; thương nghiệp chủ yếu là bán lẻ, hàng hoá sản xuất chưa đủ sức cạnh tranh, cơ cấu ngành và nội bộ ngành chậm chuyển dịch; ít có dự án đầu tư của nước ngoài; diện tích đất ít lại có gần 50% dân số nông nghiệp; tỷ lệ người không có việc làm ngày càng tăng; tệ nạn xã hội còn nhiều; vốn đầu tư xây dựng đô thị hàng năm thấp? Khó khăn là thế, song dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ thị xã, cùng sự nỗ lực của nhân dân trong việc khai thác và phát huy những tiềm năng sẵn có, thị xã Bắc Ninh sẽ t ạo được sức bật mới, hoà nhịp cùng tỉnh Bắc Ninh và cả nước vững bước trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

     Trong tương lai không xa, thị xã Bắc Ninh sẽ trở thành đô thị loại 3, giàu đẹp và văn minh. Trong đó, có một khu công nghiệp chế biến lớn; một vùng nông sản hàng hoá chất lượng cao; một trung tâm thương mại - dịch vụ sầm uất. Một hệ thống giáo dục ? đào tạo từ mầm non đến cao đẳng, đại học tiên tiến. Một vùng quê giàu đẹp, văn minh đậm đà bản sắc văn hoá quan họ sẽ toả sáng và vững bước trong thế kỉ XXI

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2005

-         Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 17,6%/năm

-         GDP bình quân đầu người 2.300 USD/năm

-         Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 550 tỷ đồng.

-         Tạo 1.100 ? 1.300 chỗ làm mỗi năm.

-         Giảm hộ nghèo xuống dưới 1%.

Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Hôm nay: 26,645 | Tất cả: 74,274,681
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc
   
Facebook chat