Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
Bản in
Viễn thông tỉnh Bình Phước
Tin đăng ngày: - Xem: 5040

Viễn thông tỉnh Bình Phước

ĐC: số 416, QL14, phường Tân Phú, TX. Đồng Xoài
Xem bản đồ:
Tel: 0651.3888999
Email: vanphong@vnptbinhphuoc.com.vn
Website: http://vnptbinhphuoc.com.vn
Đại diện: Phạm văn Trinh

Bình Phước là tỉnh miền Đông Nam Bộ, nối liền với Nam Tây Nguyên, và phần cuối của dãy Trường Sơn. Trong kháng chiến, Bình Phước là địa bàn căn cứ chiến lược, là hành lang nối liền khu 6 và khu 7 với chiến khu D Đông Nam Bộ, căn cứ miền là đoạn cuối đường mòn Hồ Chí Minh, nơi tiếp nhận sức người, sức của của hậu phương lớn chi viện cho chiến trường Nam Bộ, là nơi có thủ phủ của Chính Phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tại Lộc Ninh, có căn cứ của Quân ủy và Bộ chỉ huy miền trong chiến dịch tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1975.

Đối với địch, Bình Phước là địa bàn án ngữ, tuyến phòng ngự quan trọng bảo vệ cửa ngõ phía Bắc Sài Gòn, là nơi địch thường xuyên bố trí một lực lượng lớn chủ lực với hầu hết các đơn vị sừng sỏ của cả quân Mỹ và quân Ngụy. Mỹ - Ngụy đã sử dụng nhiều thủ đoạn tàn ác để đánh phá phong trào cách mạng của nhân dân ta như lập hệ thống "dinh điền", "khu trù mật", "ấp chiến lược", thực hiện hàng ngàn cuộc hành quân càn quyét. Chúng chà đi, sát lại kể cả máy bay B52 huỷ diệt bằng bom đạn, bằng chất độc hoá học với cường độ diễn ra trên địa bàn tỉnh Bình Phước ngày càng khốc liệt, kéo dài suốt cuộc chiến tranh.

Từ cuối năm 1960, bộ phận thông tin vô tuyến điện (VTĐ) của tỉnh đã bắt liên lạc được với Đài của Khu Uỷ miền Đông và đài VTĐ của Miền. Đài VTĐ Bình Phước được giao thêm nhiệm vụ đào tạo điện báo cho T1, T4, T6, T10. Đến cuối năm 1964, đã đào tạo được 3 khóa với trên 40 điện báo viên giúp cho Miền phát triển mở rộng mạng đài VTĐ đến các huyện, các khu vực trọng điểm, đảm bảo chuyển nhận kịp thời các chỉ thị chiến đấu của Đảng.

Năm 1962, ngành giao bưu nhận thêm nhiệm vụ mới là: Vừa vận chuyển thư từ báo chí, đưa đón khách, vừa vận chuyển hàng chiến lược (vũ khí, đạn dược, thuốc men...). Trước khi chiến dịch nổ ra (tháng 5/1965), Mỹ Ngụy đã sử dụng lần đầu tiên máy bay B52 ném bom rải thảm ở Bình Long- Phước Long nhằm triệt phá các căn cứ kháng chiến và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta. Những cuộc hành quân càn quyét và ném bom của địch đã khiến việc đảm bảo đường dây liên lạc của tỉnh xuống các huyện cũng như về miền gặp nhiều khó khăn.

Trước tình hình đó, cán bộ chiến sỹ giao bưu đã linh hoạt vận động mọi phương thức để đảm bảo thông suốt mạng lưới thông tin liên lạc. Các trạm giao liên vừa củng cố lực lượng đảm bảo liên lạc giữa các trạm, vừa vận chuyển hàng hoá, lương thực, vừa đưa đón cán bộ chiến sỹ từ miền bắc vào và từ Trung ương cục, Bộ chỉ huy Miền về tập trung cho chiến dịch Phước Long- Đồng Xoài.
Từ cuối năm 1965-1967, Mỹ chuyển từ chiến lược "chiến tranh đặc biệt" sang chiến lược "chiến tranh cục bộ", chúng ồ ạt đưa quân vào miền Nam và sử dụng nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại. Ban giao bưu của tỉnh nhiều lần phải dời căn cứ vì bom đạn địch đánh phá ác liệt.

Chuẩn bị vào cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, Tỉnh ủy điều động phân nửa quân số giao bưu chuyển qua lực lượng vũ trang trực tiếp chiến đấu, đường dây liên lạc được tổ chức lại theo hướng gọn nhẹ, cơ động, mỗi trạm còn lại 5-7 người song các chiến sỹ giao bưu vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Sau Tết Mậu Thân 1968, trên các chiến trường địch phản kích quyết liệt, ta thiếu hụt quân số trong khi địch trụ dài ngày trên các ngã đường. Ban giao bưu tỉnh đã củng cố đường du kích, đường công khai, mở thêm nhiều cánh để phục vụ cho sự chỉ đạo của trên. Trong thời gian này quân số hao hụt chưa được bổ sung, lương thực thuốc men cạn kiệt, thương vong ngày một nhiều, chiến trường thì ác liệt, tuyến hành lang, giao thông, liên lạc vận chuyển của ta đã bị thu hẹp thậm chí có nơi bị cắt đứt hoàn toàn, địa bàn hoạt động giữa ta và địch phần lớn là xen kẽ. Các điều kiện để thông tin liên lạc và chiến đấu là vô cùng khó khăn. Nhiều chiến sỹ giao bưu - thông tin đã hy sinh...

Tháng 3/1972, tuyến hành lang chiến lược Bắc - Nam đã được mở rộng từ Kiến Đức, Phước Long, Bình Long, Bến Cát, chiến khu Đ... Lộc Ninh trở thành thủ phủ của Chính phủ cách mạng Lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam. Con đường chiến lược đường Hồ Chí Minh cũng đã được thông suốt từ Bắc vào đến Lộc Ninh. Lộc Ninh trở thành nơi tập kết sức người, sức của từ hậu phương miền bắc chuyển vào chi viện cho chiến trường miền nam, vận chuyển lương thực, vũ khí, quân trang, quân dụng nhiên liệu, xăng dầu phục vụ cho chiến dịch. Từ đây, mạng giao bưu, thông tin của tỉnh đến với Bộ chỉ huy Miền có nhiều điều kiện hoạt động thuận lợi hơn.

Trong những ngày đầu giải phóng, cán bộ, chiến sỹ giao bưu thông tin tập trung tiếp quản, bảo vệ an toàn các cơ sở thông tin bưu điện đồng thời tiếp tục bảo đảm mạng lưới thông tin liên lạc. Khối lượng công việc rất nhiều và phức tạp, nhưng số lượng người ít, trình độ chuyên môn thấp, điện thoại cũ, đường dây điện thoại kéo theo kiểu dã chiến, công tác phát hành thư từ, báo chí còn chậm trễ (nhất là từ dưới lên trên)... Để hoàn thành nhiệm vụ, ngành giao bưu thông tin tỉnh đã gấp rút chấn chỉnh lại bộ máy, tổ chức, tăng cường cán bộ, trang bị thêm phương tiện, vật tư, kỹ thuật.

Đầu năm 1976, Tỉnh ủy Sông Bé ra Nghị quyết thành lập Ty Bưu điện Sông Bé. Ngày 18/12/1976, Bưu điện tỉnh Sông Bé cũng được thành lập với biên chế ban đầu chỉ là 198 người. Sau khi tỉnh Sông Bé được tách ra thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước, ngày 01/07/1997, Bưu điện tỉnh Bình Phước được thành lập và đi vào hoạt động.

Ngay từ khi thành lập, Bưu điện tỉnh Bình Phước đã nhanh chóng tổ chức lại mạng lưới BCVT cho phù hợp với địa giới hành chính mới. Đến nay, sau 8 năm thành lập và phát triển, Bưu điện Bình Phước đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận.

Về Bưu chính, từ 21 Bưu cục và điểm phục vụ năm 1997 đến nay đã nâng tổng số Bưu cục và điểm phục vụ lên 289 điểm, trong đó có 31 Bưu cục, 57 điểm BĐ-VHX và 201 đại lý. Bán kính phục vụ bình quân từ 10,17 km/điểm (1997) giảm xuống còn 3,9km/điểm. Mạng lưới đường thư cấp 2,3 được cơ giới hoá (xe ô tô chuyên dùng và xe máy) công tác PHBC ngày càng được củng cố, số lượng đầu báo phát hàng ngày một tăng, đặt biệt là báo Đảng. Chất lượng khai thác Bưu chính không ngừng được nâng cao, đảm bảo các chỉ tiêu thời gian và chất lượng. Nhiều dịch vụ mới cũng đã được cung cấp.

Về Viễn thông, năm 1997, mạng viễn thông Bưu điện tỉnh Bình phước tuy đã được số hóa nhưng còn nhiều hạn chế, dung lượng chuyển mạch lắp đặt gần 7.500 số với 4.700 thuê bao, mật độ điện thoại 0,78 máy/100 dân. Hệ thống truyền dẫn chủ yếu bằng đường truyền viba băng hẹp, chất lượng không ổn định. Thông tin di động chưa có trên địa bàn tỉnh. Đến nay, mạng lưới viễn thông đã được mở rộng và hiện đại hóa với hơn 39.821 thuê bao cố định, 80/82 xã trong toàn tỉnh có máy điện thoại; 100% các huyện lỵ, thị trấn, thị tứ có phủ sóng điện thoại di động. Mật độ điện thoại bình quân đạt 9,8 máy/100 dân, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ VII đã đề ra cho giai đoạn 2001 - 2005 là 3 - 4 máy/100 dân. Các tuyến truyền dẫn Đồng Xoài - Phước Long, Đồng Xoài - Bù Đăng, Đồng Xoài - Đồng Phú đã được cáp quang hóa. Các tuyến truyền dẫn còn lại cũng đã được đầu tư thay thế truyền dẫn quang.

Với những nỗ lực vượt bậc, 7 năm liền Bưu điện tỉnh đã liên tục hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao, năm sau luôn cao hơn năm trước. Tốc độ phát triển máy điện thoại tăng bình quân hàng năm trên 30%. Tổng số máy điện thoại trên mạng đến cuối năm 2005 hơn 84.644 máy (kể cả máy điện thoại di động) so với năm 1997 tăng hơn 16 lần.

Ghi nhận những thành quả trên, Bưu điện tỉnh Bình Phước đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu. Đặc biệt, tháng 12/2005 vừa qua, Bưu điện Bình Phước vinh dự được nhận thêm một danh hiệu cao quý: Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Đây sẽ là động lực để Bưu điện tỉnh Bình Phước tiếp tục nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng ngành bưu chính viễn thông ngày càng bền vững.

Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Hôm nay: 2,183 | Tất cả: 72,526,472
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc
   
Facebook chat