Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
Bản in
Họ Vương Việt Nam
Tin đăng ngày: 16/5/2020 - Xem: 3898

Họ Vương Việt Nam

ĐC: Ban liên lạc
Xem bản đồ:
Tel: 0916.039.995
Email: vuongtocvietnam@gmail.com
Website: http://vuongtocvietnam.com
Đại diện:

Cụ tổ dòng họ Vương Đình về làng Cố Bản xã Hoằng Sơn cho đến nay (2013) chừng khoảng trên 400 năm. Khoảng thời gian đó biết bao biến cố, sự kiện diễn ra, bao triều đại, hình thái xã hội nối tiếp nhau, dòng họ Vương Đình cũng không ngừng phát triển và lớn mạnh.

Là một dòng họ có trên 400 năm gia sử đã sản sinh ra bao nhiêu người con ưu tú góp phần làm dạng danh cho quê hương, dòng họ. Một trong những người con tiêu biểu đó là cụ Vương Đình Chiểu (1809 – 1869), đậu cử nhân năm 1837, đậu đầu giải nguyên năm 1842, làm Quan án sát tỉnh Hải Dương, Đốc học tỉnh Ninh Bình. Cụ không những là tấm gương sáng về tinh thần học tập, rèn luyện trong cuộc sống, mà còn là tấm gương sáng về Đạo Hiếu. Cụ đã dạy các con cháu rằng: làm con phải phụng dưỡng cha mẹ khi còn sống, thờ cúng lúc đã qua đời. Từng bị kỉ luật thời Nguyễn khi cụ đang làm quan án sát tỉnh Hải Dương, chỉ vì khi Cha mất, Cụ đã đưa quân về để tang cho Cha, cho dù lúc đó việc nước đang rất cần đến Cụ.

Vào thời cụ Vương Đình Địch, họ Vương ở làng Cố Bản xã Hoằng Sơn có 1 mẫu ruộng ở khu “Đồng Trong” (5.000m2). Mẫu đất này là đất hương hỏa thờ cúng ông bà tổ tiên của dòng họ. Người được giao trách nhiệm chính thực hiện trách nhiệm này là cụ Vương Đình Địch và con cháu của trực hệ của cụ sau này (cụ Chiểu, cụ Bỉnh, cụ Bà Trịnh Thị Đoàn, cụ Nhâm, cụ Hường). Tuy nhiên, do xã hội đổi thay, năm 1954 có cuộc cải cách ruộng đất, mẫu đất hương hỏa này phải đưa vào hợp tác xã làm đất canh tác chung. Cũng phải nói thêm rằng, vào thời buổi xã hội lúc bấy giờ, “người ta” ít coi trọng tới đời sống tâm linh. Nhưng đối những người con trong dòng họ Vương Đình ở mọi thời đại, mọi chế độ luôn lấy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” mà làm lẽ sống và hành động trong cuộc đời. Mọi người đều coi thờ ông bà tổ tiên là một trách nhiệm có tính luân lý, là sự phát lộ tình cảm và lòng tin huyết thống trong môi trường gia tộc, không có tính cách thần thánh hóa. Mọi thành viên trong dòng họ Vương Đình từ khi mới sinh ra đều được giáo dục rằng: “Tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra mình. Người con hiếu thảo phải biết ơn nghĩa sinh thành của bố mẹ, và đã hiếu với cha mẹ phải hiếu với ông bà tổ tiên tức là nguồn gốc của mình”: Đúng như câu thơ:

"Cây có gốc mới nở nhành xanh ngọn,

Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu,

Người ta nguồn gốc từ đâu?

Có cha mẹ rồi sau có mình."

Vào khoảng những năm 1830 cụ Vương Đình Chiểu với số tiền dành dụm được đã đưa cho Bố xây dựng nhà thờ ông bà tổ tiên (trước năm 1954, đến ngày giỗ tổ tất cả các chi làm giỗ nhà thờ này). Và cũng chính Cụ là người đã bỏ ra kinh phí đưa cho anh trai là Vương Đình Triệu xây nhà vừa là để ở vừa để lập bàn thờ, thờ ông Bác là Vương Đình Lỗi. Tuy nhiên khi đến đời Chắt cụ Triệu là Cụ Vương Đình Thông đã bán ngôi nhà này đi, có lẽ vì lý do khó khăn trong cuộc sống. Cũng chính vì vậy mà các đời sau của chi nhánh này chịu nhiều hậu quả khắc nghiệt của quy luật nhân quả. Trải qua sự tàn phá của thời gian (điều kiện tự nhiên khắc nhiệt), biến cố của xã hội (phong kiến, pháp thuộc, xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường), nhưng nhà thờ cụ Vương Đình Địch xây dựng vẫn tồn tại qua nhiều thế hệ, cũng giống như “ Quân thân ân nghĩa tồn thiên địa; Tổ khảo tinh thân tại tử tôn”. Sự trường tồn của nhà thờ dường như thách thức với thời gian, với biến cố xã hội, với hành động phá hoại. Đây là nơi lưu giữ Gia phả, tự cổ cùng những sắc phong, tượng thờ, bài vị và những điển tích về dòng họ Vương Đình. Nhà thờ cũng là nơi lưu giữ những di vật của tổ tiên, và có thể coi là một bảo tàng thu nhỏ của dòng họ Vương Đình, bởi nó chứa đựng rất nhiều thông tin về dòng họ. Nội thất bên trong từ xưa đã được sắp đặt trang nghiêm, có thứ tự rõ ràng. Khi đến đây, những người ngoại tộc cũng có thể hiểu khá tường tận về lịch sử, những con người, những danh nhân của dòng họ Vương Đình. Một sự kiện gia sử rất đáng nhớ đó là: Nhờ có sự tồn tại của nhà thờ mà đã cung cấp thông tin lịch sử để con cháu dòng họ Phạm (Vương) Đình ở làng Cát Khánh xã Cẩm Vân – huyện Cẩm Thủy tìm lại được nguồn gốc tổ tiên của mình sau trên 120 năm thất lạc. Sự trường tồn của nhà thờ còn tượng trưng cho một dòng họ bền vững, lâu đời và là nơi lưu giữ những giá trị tinh thần to lớn của tất cả mọi người con trong dòng họ Vương Đình. Đồng thời nó cũng là vật chứng lịch sử cho con cháu dòng họ Vương Đình ở làng Cố Bản sống theo đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.


Trải qua sự tàn phá của thời gian, nhà thờ có một số bộ phận bị hư hỏng, tuy nhiên con cháu dòng họ Vương Đình luôn thấm nhuần đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Đến năm 2004, cụ Vương Đình Hựu, con út cụ Vương Đình Nhâm cùng các con cháu (Bằng, Quyên, Cảnh, Yên, Đạt, Ánh) đã sữa chữa, tôn tạo lại nhà thờ. Trong lần sửa chữa tôn tạo này, mọi người đều tuân theo tôn chỉ là không làm thay đổi bất cứ một hình thức kiến trúc cổ của nhà thờ mà tiền nhân đã để lại mà chỉ sửa chữa thay thế những bộ phận bị hỏng. Đến năm 2009, Chính quyền địa phương, cùng toàn thể dòng họ đề nghị Nhà nước công nhận nhà thờ là di sản văn hóa cấp Quốc Gia.


Trước năm 2001, phần mộ của các cụ tổ tiên dòng họ Vương Đình ở làng Cố Bản – xã Hoằng Sơn cũng giống như ở làng Cát Khánh xã Cẩm Vân nằm rải rác ở nhiều nơi, nhiều cánh đồng. Con cháu dòng họ nghĩ rằng, nếu để như vậy lâu ngày rất dễ bị thất lạc, hay lãng quên. Trước tình hình đó, cụ Vương Đình Hựu, Phạm (Vương) Đình Khả, Phạm (Vương) Đình Bình cùng các con cháu xây dựng nhà mồ chi nhánh cụ Vương Đình Chiểu tại cồn Ông Mười và Nghĩa trang làng Cát Khánh và quy tập mộ các cụ vào đó. Đồng thời đến năm 2005, toàn dòng họ cùng đóng góp để xây dựng lại mộ cụ Vương Đình Địch ở cánh đồng Bãi Trên. Hai nơi này là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các tiền nhân dòng họ Vương Đình tại làng Cố Bản – xã Hoằng Sơn. Các con cháu sau này sẽ không quên đạo lý uống nước nhớ nguồn và sống để xứng đáng với ông bà tổ tiên.


Không còn mẫu đất hương hỏa do ông bà tổ tiên để lại, nhưng mọi thành viên trong dòng họ Vương Đình đều phải có trách nhiệm với những thế hệ trước, với ông bà tổ tiên. Mọi người trong gia tộc Vương Đình, dù ở làng Cố Bản, ở trong xã, trong huyện. trong tỉnh, ở mọi miền của nước Việt Nam hay ở nước ngoài đều được đến nhà thờ để phúng viếng ông bà tổ tiên của dòng Họ và có trách nhiệm đóng góp tôn tạo nhà thờ. Giữ gìn và tôn tạo để nhà thờ được trường tồn là trách nhiệm của mọi người.

Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Cửa hàng Ván giày trượt Patin Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Cửa hàng Ván giày trượt Patin Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Hôm nay: 4,251 | Tất cả: 73,466,537
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc
   
Facebook chat