Hành chính
Gồm 1 thị trấn và 22 xã
Thị trấn Hưng Nguyên
Xã Hưng Trung
Xã Hưng Yên Bắc
Xã Hưng Yên Nam
Xã Hưng Tây
Xã Hưng Đạo
Xã Hưng Mỹ
Xã Hưng Thịnh
Xã Hưng Lĩnh
Xã Hưng Thông
Xã Hưng Tân
Xã Hưng Lợi
Xã Hưng Thắng
Xã Hưng Phúc
Xã Hưng Long
Xã Hưng Tiến
Xã Hưng Xá
Xã Hưng Châu
Xã Hưng Xuân
Xã Hưng Nhân
Xã Hưng Phú
Xã Hưng Khánh
Xã Hưng Lam
Lịch sử - văn hóa
Năm 1490, niên hiệu Hồng Đức thứ 21, đời vua Lê Thánh Tông, Hưng Nguyên là một huyện thuộc phủ Anh Đô, xứ Nghệ An. Sau đó xứ Nghệ An đổi thành trấn Nghệ An. Năm 1831, niên hiệu Minh Mệnh thứ 12, trấn Nghệ An tách thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh: huyện Hưng Nguyên thuộc phủ Anh Đô, tỉnh Nghệ An. Huyện lỵ là thị trấn Hưng Nguyên (TT Thái Lão cũ), cách Vinh khoảng 5 km về phía Tây, một trong những nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Xô viết Nghệ Tĩnh, cũng là nơi nhiều người tham gia cuộc khởi nghĩa này bị giặc Pháp sát hại, hiện vẫn còn nghĩa trang và đài kỷ niệm chính thức, bảo tàng của Xô viết Nghệ Tĩnh, một gạch nối quan trọng trên tuyến đường gần 20 km nối Vinh và quê hương của Hồ Chí Minh.
Hưng Nguyên là quê hương của nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng: quê gốc của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ; quê hương của nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ, của Tổng bí thư Lê Hồng Phong, Liệt sĩ cách mạng Phạm Hồng Thái, tướng Lê Thiết Hùng, Binh bộ thượng thư Đinh Bạt Tụy ở thôn Bùi Ngoạ, xã Hưng Trung đậu "nhất giáp đệ nhất giáp chế khoa xuất thân" kỳ thi đình năm 1554 (bia số 15 tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám). Hưng Nguyên là huyện ngoại vi thành phố Vinh. Phía bắc và đông Bắc giáp huyện Nghi Lộc; phía tây giáp huyện Nam Đàn; phía đông giáp thành phố Vinh; sông Lam uốn khúc và bao bọc huyện từ phía tây nam đến đông nam.
Từ thời Hùng Vương, Hưng Nguyên là địa bàn cư ngụ của người Việt cổ. Năm 1469, vua Lê Thánh Tông đã ra chỉ dụ điều chỉnh lại bản đồ hành chính và tên huyện Hưng Nguyên chính thức ra đời từ đó. Sau nhiều lần chia tách, thay đổi địa giới hành chính, đến năm 1998, địa giới huyện Hưng Nguyên được xác lập như hiện nay.
Nhận thấy ưu thế về vị trí địa lý của Hưng Nguyên, nhiều vị vua hiền xưa đã về đây luận bàn việc nước hoặc trực tiếp cầm quân đốc chiến. Chẳng hạn: vua Lê Đại Hành (năm 1003); vua Lê Thái Tổ (năm 1425); vua Lê Thánh Tôn (năm 1470); vua Quang Trung (năm 1789).
Là vùng đất giàu truyền thống văn hoá, yêu nước và cách mạng, trong bất cứ hoàn cảnh nào, người dân Hưng Nguyên luôn giữ vững và phát huy tinh thần kiên trung, nghĩa khí, dũng cảm chống áp bức, bóc lột, chống ngoại xâm, bền bỉ, kiên cường khắc phục thiên tai, vượt qua bao cam go để dựng xây cuộc sống ngày càng tốt đẹp. Hưng Nguyên từng là lỵ sở của đạo Nghệ An qua các triều đại Trần - Lê - Nguyễn suốt gần 300 năm. Núi Lam Thành đã chứng kiến những chiến tích hào hùng chống quân xâm lược Minh gắn liền với tên tuổi nghĩa sĩ đại vương Nguyễn Biểu và Bình Ngô Thành. Trận đánh núi Lam Thành gắn liền với câu chuyện huyền thoại khi Lê Lợi đánh 3 lần mà vẫn không công được thành, Ngài bèn cầu khấn thần sông Lam. Đêm đến thần sông Lam về báo mộng là nếu Lê Lợi đồng ý cho thần sông một bà vợ thì thần sẽ giúp công thành. Một trong các bà vợ của vua là Phạm thị Ngọc Trần đồng ý quyên sinh xuống sông với điều kiện sau này con bà phải được làm vua. Con trai bà chính là Lê Nguyên Long, là vua Lê Thái Tông sau này. Hiện nay ở chân Rú Thành có đền vua Lê, nơi thờ bà Phạm thị Ngọc Trần.
Không những thế, Hưng Nguyên còn là quê hương của anh hùng dân tộc Nguyễn Phan Nguyên và nhiều nhà yêu nước khác như Đinh Bạt Tụy, Nguyễn Trường Tộ, Lê Hồng Phong, Phạm Hồng Thái... và là vùng đất có nhiều di tích lịch sử - văn hóa tâm linh như đền Hoàng Mười, đền Vua Lê, đền Thanh Liệt, chùa Hến