Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
Bản in
Hiệp hội Sản xuất Kinh doanh Dược Việt Nam
Tin đăng ngày: - Xem: 3202

Hiệp hội Sản xuất Kinh doanh Dược Việt Nam

ĐC: 138B - Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội
Xem bản đồ:
Tel: (04)3 8465223
Email: office@vnpca.org.vn
Website: http://vnpca.org.vn
Đại diện: DS. Đỗ Văn Doanh

Ðiều 1. Hiệp hội sản xuất kinh doanh dược Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là một tổ chức tập hợp các doanh nghiệp của Việt Nam hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cung ứng, nghiên cứu khoa học, tư vấn, đào tạo trong lĩnh vực dược, tự nguyện tham gia và tuân thủ Điều lệ của Hiệp hội, nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển, góp phần xây dựng ngành dược Việt Nam trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, đóng góp vào sự phát triển của đất nước và thúc đẩy quan hệ hợp tác với cộng đồng quốc tế.

Ðiều 2. Tên, tư cách pháp nhân, địa chỉ và biểu tượng

1. Tên của Hiệp hội

a) Tên tiếng Việt: HIỆP HỘI SẢN XUẤT KINH DOANH DƯỢC VIỆT NAM

b) Tên giao dịch quốc tế:  

VIETNAM PHARMACEUTICAL COMPANIES ASSOCIATION

c) Tên viết tắt :  VNPCA 

2. Hiệp hội sản xuất kinh doanh dược Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tại ngân hàng, tự chủ về tài chính.

3. Trụ sở chính của Hiệp hội đặt tại Thủ đô Hà Nội, có thể có văn phòng đại diện tại các khu vực phía Nam và miền Trung. Việc thành lập Văn phòng đại diện theo quy định của Pháp luật. 

CHƯƠNG II

TÔN CHỈ MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG

Điều 3. Tôn chỉ mục đích

1. Tập hợp, liên kết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dược nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần xây dựng và phát triển ngành dược trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.     

2. Hỗ trợ cho hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp, để mỗi doanh nghiệp đều có lợi ích khi tham gia Hiệp hội.

Ðiều 4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

1. Hiệp hội có tài sản, tài chính riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chủ về tài chính, lấy thu bù chi và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

2. Hiệp hội tổ chức và hoạt động theo pháp luật Việt Nam và theo Điều lệ của Hiệp hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Y tế về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dược.

Ðiều 5. Khẩu hiệu hành động  

"Liên kết - Hợp tác - Phát triển"

Ðiều 6. Phạm vi hoạt động: Hiệp hội có phạm vi hoạt động trong cả nước.

CHƯƠNG III

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HIỆP HỘI

Ðiều 7. Chức năng

1. Tập hợp, liên kết, hợp tác giữa các hội viên trong quá trình hoạt động.

2. Hỗ trợ để các hội viên hoạt động và phát triển.

3. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của các hội viên.

4. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước về các chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển ngành dược và tạo cơ chế, môi trường cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển.

Điều 8. Nhiệm vụ

1. Tập hợp, liên kết các doanh nghiệp thành viên hoạt động và phát triển cả về số lượng và chất lượng, hợp tác cùng phát triển.

2. Hỗ trợ để các doanh nghiệp hoạt động và phát triển:

a) Cung cấp các thông tin thiết yếu, cần thiết về thị trường, giá cả, khoa học công nghệ, pháp lý, số liệu thống kê kinh tế.

b) Tư vấn cho các doanh nghiệp trong công tác đầu tư phát triển; môi giới đầu tư, kinh doanh khi có yêu cầu.

3. Tham gia đào tạo với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước có chức năng đào tạo nhằm đào tạo hội viên nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành chuyên sâu trong lĩnh vực dược theo quy định của pháp luật.

4. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các doanh nghiệp thành viên.

5. Làm cầu nối giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp dược và cộng đồng xã hội. Kiến nghị với Nhà nước về chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam, về chủ trương chính sách liên quan đến lĩnh vực dược, các biện pháp khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết các vướng mắc trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.

6. Làm đầu mối trong công tác xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế; về đầu tư, liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước; quảng bá thương hiệu sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp; tổ chức nghiên cứu, khảo sát thị trường; tổ chức hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm chuyên ngành, quảng cáo và các hoạt động xúc tiến có ý nghĩa khác.

7. Phối hợp, liên kết, hợp tác với các cơ quan quản lý nhà nước,các tổ chức có liên quan để thực hiện các công việc cần thiết nhằm hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp thành viên và Hiệp hội.

8. Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật, trách nhiệm xã hội, văn hoá kinh doanh, xây dựng quan hệ lao động thuận hoà, bảo vệ môi trường và tham gia vào các hoạt động xã hội phù hợp với mục tiêu của Hiệp hội.

9. Thực hiện những công việc khác khi được cơ quan quản lý nhà nước hoặc các tổ chức khác uỷ quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Quyền hạn

1. Ðược thành lập các tổ chức, đơn vị thuộc Hiệp hội, các Văn phòng đại diện tại các khu vực theo quy định của pháp luật, nhằm thực hiện mục đích, chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội.

2. Tham gia các hoạt động dịch vụ; tư vấn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh; tham gia thực hiện việc đào tạo hoặc liên kết với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước có chức năng để đào tạo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Điều lệ này.

3. Kiến nghị với Bộ y tế, Nhà nước về đường lối, chủ trương, chiến lược phát triển ngành dược, chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc phù hợp với tình hình thực tế của Việt nam trong từng giai đoạn.

4. Vận động phát triển hội viên mới, miễn nhiệm tư cách hội viên đối với hội viên không đủ tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ.

5. Đàm phán, ký kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài về các vấn đề có liên quan phù hợp với tôn chỉ mục đích, chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội và phù hợp với quy định của pháp luật.

6. Tham gia và tổ chức các hội nghị quốc tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dược phẩm. Ðược cử đại diện của Hiệp hội tham gia vào các tổ chức quốc tế khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

CHƯƠNG IV

HỘI VIÊN CỦA HIỆP HỘI

Ðiều 10. Hội viên

1. Hội viên của Hiệp hội bao gồm các doanh nghiệp của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cung ứng, nghiên cứu khoa học, đào tạo trong lĩnh vực dược, tự nguyện tham gia và tán thành Điều lệ của Hiệp hội đều có thể trở thành hội viên của Hiệp hội.

2. Hiệp hội có 3 hình thức hội viên

a) Hội viên Chính thức: gồm các doanh nghiệp dược của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cung ứng, nghiên cứu khoa học, đào tạo trong lĩnh vực dược.

b) Hội viên Liên kết: gồm các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có 100%  vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cung ứng thuốc tại Việt Nam.

c) Hội viên Danh dự: là những cá nhân Việt Nam có đóng góp đặc biệt vào việc thực hiện mục đích, chức năng, nhiệm vụ của hiệp hội.

Ðiều 11. Nghĩa vụ của hội viên

1. Thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp, chủ trương, chính sách hiện hành của Nhà nước; Điều lệ của Hiệp hội, các nghị quyết, quyết định của Đại hội, Ban chấp hành, Ban thường vụ, Ban thường trực, Ban kiểm tra và các hoạt động khác theo sự phân công của Hiệp hội.

2. Đóng phí gia nhập Hiệp hội, phí hội viên theo đúng quy định của Ban chấp hành Hiệp hội. Hội viên Danh dự không phải đóng phí gia nhập và hội phí.

3. Đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để cùng thực hiện mục đích của Hiệp hội.

4. Tham dự Đại hội, các cuộc họp do Ban chấp hành, Ban thường vụ, Ban thường trực triệu tập hoặc mời. Trường hợp không thể dự họp được, nếu được Chủ toạ cuộc họp lấy ý kiến bằng văn bản thì hội viên phải có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản, theo một trong các hình thức: tán thành/hoặc không tán thành/hoặc ý kiến khác. Trường hợp hội viên không gửi ý kiến thì coi như là tán thành.

5. Bảo vệ lợi ích chung của toàn Hiệp hội, bảo vệ uy tín ngành dược Việt Nam trên trường quốc tế.

6. Không được thực hiện các hoạt động cạnh tranh thiếu lành mạnh gây tổn thất cho các hội viên và uy tín của Hiệp hội.

7. Báo cáo với Hiệp hội các thông tin, tài liệu, ý kiến phục vụ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội, hội viên.

8. Tham gia góp quỹ có thời hạn, không lãi theo quyết định của Ban chấp hành hoặc Đại hội toàn thể với mục đích hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, đầu tư phát triển, và đào tạo theo quy định của Nhà nước.

9. Hội viên không được cho tổ chức, cá nhân không phải là hội viên lợi dụng danh nghĩa của Hiệp hội để tiến hành các hoạt động tư lợi, không vì mục đích chung của Hiệp hội và các hội viên. Không được lấy tư cách hội viên để cung cấp tài liệu, thông tin, tiết lộ bí mật cho tổ chức và cá nhân ngoài Hiệp hội gây tổn thất đối với hội viên, uy tín của Hiệp hội và lợi ích quốc gia.

10. Trường hợp hội viên thôi làm hội viên trong bất kỳ trường hợp nào thì đều phải hoàn thành các nghĩa vụ đóng hội phí tới thời điểm đó và phải gửi văn bản thông báo cho Ban thường trực Hiệp hội nếu tự nguyện thôi làm hội viên.

Ðiều 12. Quyền lợi hội viên

1. Được tham gia các hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác do Hiệp hội tổ chức hoặc đồng tổ chức hoặc phối hợp với Hiệp hội tổ chức các sự kiện theo chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội.

2. Ðược tham gia biểu quyết các vấn đề của Đại hôi, của Hiệp hội và được đề cử hoặc ứng cử vào Ban chấp hành Hiệp hội nếu là hội viên chính thức. Hội viên Liên kết, hội viên Danh dự không tham gia ứng cử và bầu cử vào Ban chấp hành, chức danh khác của Hiệp hội và không biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội.

3. Ðược Hiệp hội cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường và các thông tin kinh tế khác do Hiệp hội phát hành.

4. Đề đạt ý kiến với Đại hội và các tổ chức của Hiệp hội về hoạt động của Hiệp hội và những vấn đề về chính sách, pháp luật kinh tế và môi trường kinh doanh nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển.

5. Được Hiệp hội hỗ trợ, giúp đỡ trong việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh dược nhằm tăng năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế.

6. Được giới thiệu tên và các thông tin của hội viên trên Website của Hiệp hội, có liên kết trực tiếp tới trang web của hội viên, nếu có.

7. Được nhận các ấn phẩm do Hiệp hội phát hành; được tham gia đăng bài trên bản tin.

8. Ðược quyền chủ động trong quan hệ kinh tế, hoạt động đối ngoại theo quy định của pháp luật. Khi cần thiết có thể được Hiệp hội uỷ quyền thay mặt Hiệp hội trong quan hệ với các tổ chức khác ngoài Hiệp hội nếu xét thấy việc uỷ nhiệm đó không làm tổn hại đến lợi ích của Hiệp hội, của quốc gia và hội viên.

9. Ðược Hiệp hội bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong sản xuất, kinh doanh, trong quan hệ với khách hàng trong nước và nước ngoài; được xem xét hỗ trợ khi hội viên gặp khó khăn (thiên tai, rủi ro) trên cơ sở quy định sử dụng quỹ hỗ trợ của Hiệp hội.

10. Ðược Hiệp hội giúp đỡ trong hoạt động kinh tế đối ngoại, tham quan khảo sát ở nước ngoài, tham gia các hội chợ, triển lãm, quảng cáo. Hội viên chịu trách nhiệm về chi phí.

11. Ðược khen thưởng theo quy chế khen thưởng của Hiệp hội.

12. Thôi là hội viên của Hiệp hội nếu xét thấy không thể hoặc không muốn tiếp tục tham gia.

Điều 13. Thủ tục gia nhập Hiệp hội và công nhận hội viên

1. Việc công nhận hội viên mới được thực hiện theo đúng các quy định tại Điều lệ này.

2. Hồ sơ xin gia nhập Hiệp hội, gồm:

a) Đơn đăng ký gia nhập Hiệp hội theo mẫu do Ban thường trực Hiệp hội quy định.

b) Bản sao quyết định thành lập, giấy phép đầu tư, giấy phép kinh doanh nếu là tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có đăng ký kinh doanh.

3. Việc xét và công nhận hội viên

a) Ban thường trực Hiệp hội xét và ra quyết định công nhận hội viên chính thức trong thời gian không quá 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Khi nhận được quyết định công nhận, hội viên mới có nghĩa vụ đóng phí gia nhập hội viên (theo mức quy định của Hiệp hội). Doanh nghiệp chính thức trở thành Hội viên kể từ ngày được Ban thường trực Hiệp hội ra quyết định công nhận. Ban thường trực Hiệp hội thông báo danh sách hội viên mới cho tất cả các hội viên, các khu vực trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp trở thành hội viên chính thức.

b) Ban thường vụ Hiệp hội xét và ra quyết định công nhận các trường hợp phù hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 làm hội viên Liên kết; bầu các cá nhân làm hội viên Danh dự theo quy định của Điều lệ.

Sau khi được các tổ chức, cá nhân đồng ý làm hội viên Liên kết, hội viên Danh dự theo quy định của Điều lệ thì Ban thường vụ Hiệp hội ra quyết định công nhận và gửi thông báo danh sách hội viên Liên kết, hội viên Danh dự cho tất cả các hội viên, các khu vực trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày tổ chức, cá nhân trở thành hội viên Liên kết, hội viên Danh dự của Hiệp hội.

4. Trường hợp bị từ chối, Ban thường trực Hiệp hội thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho đương sự biết. Đương sự có thể khiếu nại lên Ban thường vụ hoặc Ban chấp hành Hiệp hội hoặc Đại hội. Quyết định của Đại hội là quyết định cuối cùng.

Ðiều 14. Thủ tục xin ra khỏi Hiệp hội

1. Hội viên xin ra khỏi Hiệp hội phải làm đơn gửi Ban thường trực hoặc Ban thường vụ Hiệp hội xem xét và quyết định.

2. Trước khi ra khỏi Hiệp hội, hội viên phải hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ tài chính (nếu có) với Hiệp hội.

Ðiều 15. Phí gia nhập và phí hội viên

1. Hội viên Chính thức, hội viên Liên kết theo quy định Điều lệ phải chấp hành đầy đủ các quy định về phí gia nhập và phí hội viên theo mức do Ban chấp hành Hiệp hội quy định theo từng thời điểm phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Hội viên khi được công nhận là hội viên Chính thức, hội viên Liên kết theo quy định của Điều lệ, phải nộp ngay phí gia nhập hội viên theo mức quy định của Hiệp hội. Hội viên đã xin ra khỏi Hiệp hội muốn trở lại tiếp tục làm hội viên phải thực hiện nghĩa vụ như gia nhập lần đầu.

3. Hội viên chính thức, hội viên Liên kết theo quy định của Điều lệ, muốn duy trì quyền lợi hội viên của mình sẽ phải nộp phí hội viên hàng năm. Phí hội viên có giá trị duy trì quyền hội viên trong 01 (một) năm kể từ thời điểm phải thanh toán. Hội viên không nộp phí hội viên hàng năm hoặc nộp chậm so với quy định sẽ không được hưởng các quyền và lợi ích của hội viên.

4. Phí gia nhập và phí hội viên đã nộp sẽ không được hoàn trả lại trong mọi trường hợp.

5. Hội viên Danh dự không phải nộp phí gia nhập và phí hội viên.

Ðiều 16. Chấm dứt tư cách hội viên

1.Tư cách hội viên sẽ bị chấm dứt trong các trường hợp sau:

a) Hội viên tự nguyện xin ra khỏi Hiệp hội;

b) Bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, bị giải thể, bị tuyên bố phá sản;

c) Vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Hiệp hội hoặc hoạt động trái với mục đích của Hiệp hội, gây tổn hại đến uy tín của Hiệp hội, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách hội viên;

d) Theo quyết định giải thể Hiệp hội của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Không nộp đầy đủ và đúng hạn phí gia nhập Hiệp hội và phí hội viên theo quy định của Hiệp hội.

2. Thẩm quyền quyết định chấm dứt tư cách hội viên: Tổ chức của Hiệp hội có thẩm quyền xét công nhận hội viên thì tổ chức đó có thẩm quyền miễn nhiệm tư cách hội viên. Đương sự bị tước tư cách hội viên theo điểm c khoản 1 Điều này có quyền khiếu nại lên Ban chấp hành Hiệp hội hoặc Đại hội. Quyết định của Đại hội là quyết định cuối cùng.

CHƯƠNG V

CƠ CẤU, TỔ CHỨC HIỆP HỘI

Ðiều 17. Tổ chức của Hiệp hội, bao gồm:

1. Ðại hội toàn thể;

2. Ban chấp hành;

3. Ban thường vụ;

4. Ban kiểm tra;

5. Ban thường trực;

6. Văn phòng Hiệp hội;

7. Và các tổ chức trực thuộc như: các trung tâm, văn phòng đại diện ở các khu vực, các ban, tiểu ban chuyên môn.

Ðiều 18. Đại hội thường kỳ

1. Ðại hội toàn thể là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội được tổ chức 03 (ba) năm một lần và có nhiệm vụ thảo luận, xem xét, quyết định, thông qua:

a) Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động của Hiệp hội trong nhiệm kỳ;

b) Phương hướng, nhiệm vụ hoạt động của Hiệp hội trong nhiệm kỳ tiếp theo;

c) Báo cáo tài chính của Hiệp hội trong nhiệm kỳ;

d) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Hiệp hội (nếu cần thiết);

đ) Bầu Ban chấp hành, Ban kiểm tra của Hiệp hội;

e) Các vấn đề khác liên quan đến công tác của Hiệp hội và của các hội viên;

g) Xét, công nhận hội viên mới đã bị Ban thường vụ, Ban thường trực từ chối nếu đương sự yêu cầu. Xét, giải quyết khiếu nại việc khai trừ hội viên theo điểm c khoản 1 Điều 16.

2. Trong trường hợp số thành viên của Hiệp hội quá 300 hội viên, Ðại hội toàn thể có thể tiến hành theo hình thức Ðại hội đại biểu. Đại hội đại biểu bao gồm các đại biểu do hội nghị hội viên tại các khu vực bầu. Số lượng và cơ cấu đại biểu sẽ do Ban Chấp hành quy định theo tỷ lệ hội viên ở các khu vực. Các hội viên tiến hành bầu đại biểu và thông báo cho Ban Chấp hành ít nhất 15 (mười lăm) ngày trước ngày dự kiến tổ chức Đại hội.

3. Khi triệu tập Đại hội thường kỳ, Ban chấp hành phải công bố chương trình nghị sự, quyết định về số lượng và cơ cấu đại biểu và hướng dẫn Hội viên bầu đại biểu (trong trường hợp Đại hội đại biểu) ít nhất 30 (ba mươi) ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức Đại hội.

Ðiều 19. Đại hội bất thường

1. Đại hội bất thường được triệu tập theo quyết định của tối thiểu 2/3 (hai phần ba) tổng số uỷ viên Ban chấp hành hoặc tối thiểu 1/2 (một phần hai) hội viên chính thức đề nghị. Đại hội bất thường được tiến hành để giải quyết những vấn đề quan trọng vượt quá thẩm quyền của Ban Chấp hành.

2. Việc triệu tập Đại hội bất thường sẽ do Ban chấp hành thực hiện, chương trình nội dung Đại hội bất thường phải được Ban chấp hành công bố ít nhất 10 (mười) ngày trước ngày dự kiến tổ chức Đại hội bất thường.

Ðiều 20. Tổ chức Đại hội hợp lệ

Việc tổ chức Ðại hội hợp lệ phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Đồng thời Đại hội toàn thể tối thiểu phải có trên 1/2 (trên một nửa) số hội viên tham dự, Đại hội đại biểu tối thiểu phải có 2/3 (hai phần ba) đại biểu được triệu tập có mặt.

Ðiều 21. Nguyên tắc biểu quyết và thông qua nghị quyết của Đại hội

1. Ðại hội có thể thông qua các nghị quyết, quyết định thuộc thẩm quyền của Đại hội bằng hình thức biểu quyết tại Đại hội với hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín, do Đại hội quyết định hoặc nếu đại biểu không có mặt tại Đại hội, trong trường hợp cần thiết thì Chủ toạ xin ý kiến bằng văn bản, trong trường hợp đó đại biểu vắng mặt phải có trách nhiệm gửi ý kiến tham gia bằng văn bản theo một trong các hình thức: tán thành/hoặc không tán thành/hoặc ý kiến khác; trường hợp không có ý kiến bằng văn bản thì coi như đã tán thành.

2. Các nghị quyết, quyết định của Đại hội được thông qua theo một trong hai hình thức sau:

a) Được trên 1/2 (trên một nửa) hội viên chính thức có quyền biểu quyết có mặt tại Đại hội tán thành;

b) Hoặc trên 1/2 (trên một nửa) số hội viên chính thức có ý kiến tán thành bằng văn bản.

Ðiều 22. Ban chấp hành

1. Ban chấp hành Hiệp hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội giữa hai nhiệm kỳ. Ban Chấp hành do Đại hội toàn thể bầu theo quy định tại Điều lệ. Uỷ viên Ban chấp hành phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, tâm huyết, có trình độ chuyên môn, có năng lực và kinh nghiệm quản lý, điều hành.

2. Số lượng uỷ viên Ban chấp hành do Ðại hội quyết định. Uỷ viên Ban chấp hành được phân bổ theo tỷ lệ tương ứng với số hội viên của từng khu vực.

3. Ban chấp hành gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, các uỷ viên.

4. Ban chấp hành bầu Ban thường vụ, Chủ tịch và các Phó chủ tịch, Tổng thư ký. Kết quả bầu được thông qua nếu người được bầu có số phiếu bầu trên 1/2 (trên một phần hai) số đại biểu dự bầu.

5. Mỗi nhiệm kỳ của Ban chấp hành là 3 (ba) năm.

6. Ban chấp hành họp thường kỳ 6 (sáu) tháng một lần do Chủ tịch Hiệp hội triệu tập để xem xét và đánh giá tình hình hoạt động của Hiệp hội, thảo luận và quyết định các biện pháp cần thiết để thực hiện quyết định, nghị quyết của Ðại hội Hiệp hội.

7. Khi cần thiết, Ban chấp hành họp bất thường theo triệu tập của chủ tịch Hiệp hội hoặc theo đề nghị của trên 1/2 (trên một nửa) số uỷ viên Ban chấp hành.

8. Cuộc họp của Ban chấp hành được xem là hợp lệ khi có tối thiểu 1/2 số lượng uỷ viên Ban chấp hành tham dự.

9. Các quyết định của Ban chấp hành liên quan đến hội viên phải được ít nhất 2/3 số uỷ viên Ban chấp hành có mặt nhất trí. Những vấn đề khác được biểu quyết theo nguyên tắc quá bán (trên 1/2 uỷ viên có mặt).

10. Trường hợp uỷ viên Ban chấp hành vắng mặt trong cuộc họp Ban chấp hành thì có thể lấy ý kiến bằng văn bản và uỷ viên đó phải có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản với một trong các hình thức: tán thành hoặc không tán thành hoặc ý kiến khác. Trường hợp không tham gia ý kiến dưới một hình thức nào thì coi như đồng ý.

11. Thành viên của Ban chấp hành có thể bị miễn nhiệm trước thời hạn theo một trong các trường hợp sau:

a) Quyết định của Đại hội bất thường;

b) Đề nghị của trên 1/2 (trên một nửa) số hội viên chính thức.

12. Thành viên của Ban chấp hành có đơn xin rút khỏi Ban chấp hành, chỉ được quyền rút khỏi Ban chấp hành theo một trong các trường hợp sau:

a) Quyết định của Đại hội bất thường;

b) Đề nghị của trên 1/2 (trên một nửa) số hội viên chính thức;

c) Quyết định của Ban chấp hành.

Ðiều 23. Nhiệm vụ của Ban chấp hành và uỷ viên Ban chấp hành

1. Nghiên cứu và đề ra những công việc, biện pháp cần thiết để thực hiện các nghị quyết, quyết định của Ðại hội.

2. Quyết định kế hoạch, chương trình công tác hàng năm của Hiệp hội.

3. Quy định mức phí gia nhập Hiệp hội, hội phí và cách thu phí.

4. Thực hiện các nghĩa vụ thành viên của Hiệp hội đối với các tổ chức quốc tế mà Hiệp hội tham gia.

5. Ðề xuất, kiến nghị với Đại hội toàn thể, các cơ quan Nhà nước giải quyết các vấn đề liên quan đến các hoạt động của ngành dược nhằm thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu thuốc, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dược phẩm sản xuất tại Việt Nam trên thị trường quốc tế, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và lợi ích chính đáng của các Hội viên.

6. Trong phạm vi thẩm quyền của mình chuẩn bị các nội dung, xây dựng các dự án, dự thảo các quy chế của Hiệp hội trong các lĩnh vực tổ chức và hoạt động của Hiệp hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu để đưa ra Ðại hội toàn thể thảo luận và quyết định.

7. Xét khen thưởng, đề nghị khen thưởng cho các Hội viên. Kiến nghị các cơ quan Nhà nước xử lý Hội viên vi phạm Ðiều lệ Hiệp hội hoặc các quy định của pháp luật. Xét công nhận hội viên mới đã bị Ban thường vụ, Ban thường trực từ chối; nếu đương sự có yêu cầu.

Ðiều 24. Ban thường vụ Hiệp hội

1. Ban thường vụ gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và một số Uỷ viên do Ban chấp hành Hiệp hội bầu.

2. Nhiệm vụ của Ban thường vụ:

a) Thay mặt Ban chấp hành chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Hiệp hội giữa hai kỳ họp;

b) Báo cáo kiểm điểm công tác trong các kỳ họp của Ban chấp hành;

c) Quyết định thành lập, quy định quy chế hoạt động của các ban và tổ chức trực thuộc Hiệp hội;

d) Quyết định tổ chức các hội nghị khoa học trong nước và quốc tế;

đ) Quyết định các kế hoạch công tác, chương trình hoạt động của các ban và tổ chức trực thuộc Hiệp hội;

e) Quyết định gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực theo quy định của pháp luật.

Điều 25. Ban thường trực Hiệp hội

1. Ban thường trực Hiệp hội gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, tổng Thư ký và một số uỷ viên do Chủ tịch đề xuất được Ban thường vụ thông qua.

2. Ban thường trực Hiệp hội là cơ quan thường trực của Hiệp hội, trực tiếp lãnh đạo, điều hành Hiệp hội và các tổ chức trực thuộc.

3. Ban thường trực Hiệp hội có những nhiệm vụ sau:

a) Tổ chức thực hiện những công việc do Ban thường vụ đề ra;

b) Xây dựng và điều hành các cơ quan chuyên môn và các tổ chức trực thuộc để giải quyết những công việc thường xuyên của Hiệp hội;

c) Bổ nhiệm và bãi nhiệm các Phó Tổng thư ký, lãnh đạo các cơ quan chuyên môn và Giám đốc các tổ chức trực thuộc Hiệp hội;

d) Chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp của Ban thường vụ, Ban chấp hành, Hiệp hội;

đ) Đề xuất với Ban thường vụ việc mời các tổ chức, cá nhân tham gia các đơn vị chuyên môn của Hiệp hội do Ban thường vụ thành lập. Đề xuất để Ban thường vụ mời hội viên Liên kết theo quy định tại khoản 2, Điều 10 và đề xuất với Ban thường vụ bầu hội viên Danh dự;

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban thường vụ ủy nhiệm;

f) Phải báo cáo trước Ban thường vụ về việc thực hiện nhiệm vụ công tác của mình theo hàng quý hoặc đột xuất theo yêu cầu.

Ðiều 26. Chủ tịch Hiệp hội

1. Chủ tịch là người đại diện của Hiệp hội trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước hội viên về mọi hoạt động của Hiệp hội. Lãnh đạo hoạt động của Ban chấp hành, Ban thường vụ, Ban thường trực Hiệp hội. Thay mặt Hiệp hội quan hệ với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước để giải quyết các vấn đề có liên quan đến mục tiêu  hoạt động của Hiệp hội.

2. Chủ tịch uỷ quyền cho các Phó Chủ tịch phụ trách, giải quyết từng vấn đề công tác của Hiệp hội. Khi vắng mặt, Chủ tịch uỷ quyền cho Phó Chủ tịch thường trực hoặc Phó Chủ tịch khác điều hành hoạt động của Hiệp hội.

3. Căn cứ yêu cầu công việc, Chủ tịnh Hiệp hội đề xuất với Ban thường vụ thảo luận và quyết định thành lập các trung tâm, ban, đơn vị chuyên môn trực thuộc Hiệp hội để thực hiện mục tiêu của Hiệp hội.

Điều 27. Phó Chủ tịch Hiệp hội

1. Hiệp hội có thể có 03 (ba) hoặc nhiều hơn các Phó Chủ tịch. Trong đó có một Phó Chủ tịch thường trực.

2. Các Phó Chủ tịch có nhiệm vụ tham gia giúp Chủ tịch điều hành chung và được Chủ tịch phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác cụ thể.

3. Phó Chủ tịch thường trực làm việc theo chế độ chuyên trách, có nhiệm vụ giúp Chủ tịch, thường trực giải quyết các công việc của Hiệp hội và được giao phụ trách một số lĩnh vực công tác.

Ðiều 28. Tổng thư ký Hiệp hội

1. Tổng thư ký là uỷ viên của Ban chấp hành do Ban chấp hành bầu ra. Nhiệm kỳ của Tổng thư ký cùng nhiệm kỳ của Ban chấp hành.

2. Tổng thư ký có nhiệm vụ:

a) Là người giúp việc Ban chấp hành, Ban thường vụ, Ban thường trực để xử lý các công việc hàng ngày của Hiệp hội;

b) Là người giúp Chủ tịch điều phối hoạt động của các tổ chức, cơ quan chuyên môn thuộc Hiệp hội và được Chủ tịch phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác cụ thể;

c) Là người phụ trách Văn phòng của Hiệp hội, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của Văn phòng Hiệp hội.

Ðiều 29. Văn phòng Hiệp hội

1. Ban thường vụ thành lập Văn phòng Hiệp hội do Tổng thư ký phụ trách. Biên chế cán bộ và nhân viên Văn phòng Hiệp hội do Chủ tịch đề xuất và được Ban thường vụ thông qua. Trong trường hợp cần thiết, Ban thường trực Hiệp hội có thể mời một số cán bộ, chuyên gia làm cố vấn, cộng tác viên.

2. Quy chế hoạt động của Văn phòng Hiệp hội do Tổng thư ký đề xuất và được Ban Thường vụ thông qua.

Ðiều 30. Ban kiểm tra

1. Trưởng Ban kiểm tra  là ủy viên Ban chấp hành, do Chủ tịch Hiệp hội đề cử và được Đại hội bầu. Nhiệm kỳ của Ban kiểm tra theo nhiệm kỳ của Đại hội.

2. Ban kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra tư cách đại biểu tham dự Ðại hội, các cuộc họp của Hiệp hội; kiểm tra các đơn vị, hội viên và cá nhân trong việc tuân thủ và thực hiện nghị quyết của Ðại hội và Ban chấp hành; kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các quyết định, nghị quyết, quy định do Hiệp hội ban hành; kiểm tra về tài chính và báo cáo kết quả kiểm tra trước Chủ tịch Hiệp hội, Ban chấp hành, hội nghị hàng năm và trước Ðại hội toàn thể.

CHƯƠNG VI

TÀI SẢN, TÀI CHÍNH CỦA HIỆP HỘI

Ðiều 31. Tài sản của Hiệp hội

1. Tài sản của Hiệp hội gồm: tài sản do Nhà nước, các tổ chức, cá nhân hỗ trợ; tài sản tự có; tài sản thuê (nếu có).

2. Nếu tài sản bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng thì được thanh lý theo quyết định của Ban chấp hành Hiệp hội và theo quy định của pháp luật.

Ðiều 32. Tài chính của Hiệp hội

1. Tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi để thực hiện các hoạt động của Hiệp hội.

2. Quy chế tài chính của Hiệp hội do Ban chấp hành thông qua, phù hợp với các quy định của Nhà nước và được Chủ tịch Hiệp hội phê chuẩn. Chủ tịch Hiệp hội chịu trách nhiệm quản lý và điều hành công tác tài chính của Hiệp hội, báo cáo tình hình tài chính, quyết toán công khai trước Ban Chấp hành về quản lý và sử dụng tài chính.

3. Ban chấp hành Hiệp hội cử cán bộ (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) trực tiếp thực hiện các công tác tài chính của Hiệp hội theo đúng quy định.

4. Các nguồn thu của Hiệp hội, bao gồm:

a) Phí gia nhập hội viên, hội phí của các hội viên;

b) Các nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh và dịch vụ của Hiệp hội theo quy định của pháp luật;

c) Các nguồn tự nguyện đóng góp, tài trợ của hội viên;

d) Các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức kinh tế, hiệp hội, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, cá nhân trong và ngoài nước;

đ) Các nguồn thu khác.

5. Các khoản chi của Hiệp hội, bao gồm:

a) Chi cho các hoạt động quản lý của Hiệp hội;

b) Chi lương, phụ cấp, công tác phí, bảo hiểm, phúc lợi cho cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác của Hiệp hội;

c) Chi cho các hoạt động thông tin, tuyên truyền, xuất bản, hội nghị, hội thảo, bồi dưỡng kiến thức, tập huấn nghiệp vụ;

d) Chi hợp tác quốc tế;

đ) Chi thuê trụ sở, mua sắm tài sản, bảo trì thiết bị văn phòng.;

e) Chi khen thưởng hàng năm, đột xuất và các khoản chi khác theo quy chế tài chính của Hiệp hội;

f) Các khoản chi khác để thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật.

CHƯƠNG VII

HỢP NHẤT; SÁP NHẬP; CHIA, TÁCH; GIẢI THỂ

Ðiều 33. Hợp nhất; sáp nhập; chia, tách

1. Việc hợp nhất; sáp nhập; chia, tách được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.

2. Các vấn đề về tài sản, quyền và lợi ích, trách nhiệm, nghĩa vụ, và các vấn đề tài chính khác của Hiệp hội liên quan đến hợp nhất, sáp nhập; chia, tách Hiệp hội sẽ được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.

Ðiều 34. Giải thể, thanh quyết toán tài sản, tài chính

1. Việc giải thể  được tiến hành theo quy định của pháp luật .

2. Ban thường vụ và Ban kiểm tra có trách nhiệm tiến hành kiểm kê tài sản, kiểm quỹ để báo cáo Ban chấp hành Hiệp hội quyết định xử lý. Tài sản, tài chính và các khoản nợ của Hiệp hội  xử lý theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG VIII

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Ðiều 35. Khen thưởng và kỷ luật

1. Hội viên có thành tích xuất sắc đóng góp cho hoạt động của Hiệp hội được Hiệp hội khen thưởng theo quy chế khen thưởng, kỷ luật của Hiệp hội; được đề nghị các cấp thẩm quyền khen thưởng.

2. Hội viên vi phạm điều lệ, nghị quyết, quyết định của Hiệp hội, pháp luật  phải chịu hình thức kỷ luật theo quy chế khen thưởng, kỷ luật của Hiệp hội và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

3. Quy chế khen thưởng, kỷ luật do Ban chấp hành quy định và được Chủ tịch Hiệp hội ban hành.

CHƯƠNG IX

ÐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Ðiều 36. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ

Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ phải được Ðại hội Hiệp hội nhất trí thông qua theo nghị quyết của Đại hội.

Ðiều 37. Hiệu lực thi hành

Bản Điều lệ này có 9 chương, 37 Điều được Đại hội Hiệp hội sản xuất kinh doanh dược Việt Nam lần thứ III họp  ngày 03 tháng 10 năm 2008 tại Hà Nội và Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Hiệp hội khoá III, nhiệm kỳ 2008 - 2011 họp ngày 06 tháng 11 năm 2008 tại Hà Nội nhất trí thông qua và có hiệu lực thi hành theo quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ./.

Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Hôm nay: 2,747 | Tất cả: 73,968,735
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc
   
Facebook chat