Máy trợ thính nằm trong tai (ITE)
Kiểu máy ITE vừa khít hoàn toàn với tai ngoài của bạn. Loại này có một vỏ nhựa cứng, bên trong chứa các thiết bị điện tử. Chúng dùng tốt cho những người bị mất thính lực từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, không nên sử dụng máy cho trẻ em.
Máy trợ thính nằm sau vành tai (BTE)
Máy trợ thính BTE bao gồm một hộp nhựa được đặt phía sau tai. Nó có một tai nghe đặt vừa vặn trong tai ngoài và hướng âm thanh đến tai của bạn. Một loại khác, được gọi là Mini BTE được đặt hoàn toàn phía sau tai, với một ống nhỏ đi vào ống tai của bạn. Điều này giúp giữ ráy tai không bị tích tụ và đảm bảo giọng nói của bạn được nghe rõ. Máy BTE được sử dụng cho trường hợp mất thính lực từ nhẹ đến nặng.
Cả hai kiểu máy trợ thính RIC (Receiver-in-canal) và RITE (receiver-in-the-ear) đều có bộ phận phía sau tai kết nối với máy thu bên trong tai hoặc ống tai bằng một sợi dây nhỏ. Điều này cho phép âm thanh tần số thấp đi vào tai một cách tự nhiên và âm thanh tần số cao được khuếch đại thông qua thiết bị trợ thính. RIC và RITE là các lựa chọn tốt cho những người bị mất thính lực từ nhẹ đến nặng.
Các tính năng tùy chọn của máy trợ thính
Không phải loại máy trợ thính nào cũng có các tính năng tùy chọn mà bạn mong muốn. Do đó, hãy hỏi chắc chắn các tính năng trước khi mua. Dưới đây là các tính năng phổ biến:
- Giảm tiếng ồn: Tất cả các thiết bị trợ thính đều có khả năng giảm tiếng ồn nhất định. Chức năng này ở mỗi loại máy có khả năng hoạt động khác nhau.
- Micrô định hướng: Giúp bạn phản hồi tốt hơn với âm thanh phát ra từ một hướng cụ thể và điều chỉnh tiếng ồn xung quanh.
- Pin sạc: Một số thiết bị trợ thính có pin sạc. Điều này giúp bạn bảo trì máy dễ dàng hơn, không cần phải thay pin thường xuyên.
- Telecoil: Telecoil giúp bạn nghe dễ dàng hơn khi nói chuyện trên điện thoại tương thích Telecoil. Công nghệ Telecoil loại bỏ âm thanh từ môi trường và chỉ thu nhận âm thanh từ điện thoại. Đồng thời, tính năng này cũng nhận tín hiệu từ các hệ thống vòng lặp cảm ứng công cộng ở một số nhà thờ, rạp hát, cho phép bạn nghe loa, kịch hoặc nghe phim tốt hơn.
- Kết nối không dây: Ngày càng nhiều các loại máy trợ thính không dây có thể kết nối với một số thiết bị tương thích Bluetooth như điện thoại di động, máy nghe nhạc và tivi.
- Điều khiển từ xa: Một số thiết bị trợ thính đi kèm điều khiển từ xa. Nhờ vậy bạn có thể điều chỉnh các tính năng của nó mà không cần chạm vào máy.
- Đầu vào âm thanh trực tiếp: Tính năng này cho phép bạn cắm vào nguồn âm thanh từ tivi, máy tính hoặc máy nghe nhạc.
- Lập trình: Một số thiết bị trợ thính có thể lưu trữ một số cài đặt được lập trình sẵn cho các nhu cầu và môi trường nghe khác nhau.
- Kiểm soát tiếng ồn môi trường: Một số loại máy có chức năng khử tiếng ồn, giúp chặn tiếng ồn xung quanh. Một số cũng cung cấp tính năng giảm tiếng ồn từ gió.
- Đồng bộ hóa: Đối với một cá nhân có hai máy, một số loại máy có thể được lập trình để hoạt động cùng nhau. Việc điều chỉnh âm lượng hoặc thay đổi chương trình được thực hiện cho máy trợ thính trên một tai cũng sẽ được thiết lập trên thiết bị còn lại.
Bên cạnh đó, còn có các loại thiết bị trợ thính cho các loại mất thính lực cụ thể. Ví dụ như loại máy sử dụng cho những người không có ống tai hoặc tai ngoài, các loại máy lắp vào kính mắt…
Điều chỉnh máy trợ thính
Điều quan trọng nhất bạn cần lưu ý là việc dùng máy trợ thính không thể giúp bạn nghe được mọi thứ như trước đây. Nhưng khi bạn sử dụng nó, bạn sẽ nhận thức rõ hơn về âm thanh và biết chúng đến từ đâu.
Khi lần đầu tiên nhận máy, bạn cần kiên nhẫn. Có thể mất một thời gian để làm quen với nó. Dành thời gian để tìm hiểu máy trợ thính của bạn hoạt động như thế nào. Đồng thời, hãy tuân theo hướng dẫn của chuyên gia để tránh các vấn đề như:
- Không thoải mái khi sử dụng
- Tiếng vọng lại từ giọng nói của bạn
- Âm thanh huýt sáo hoặc bị rè
- Bị ù khi dùng với điện thoại di động
Tốt hơn hết, bạn nên bắt đầu sử dụng máy ở khu vực yên tĩnh. Có một số nơi sẽ cho phép bạn dùng thử sau khi mua thiết bị. Bên cạnh đó, bạn nên hỏi kỹ về vấn đề bảo hành trước khi mua máy.
Cách bảo quản máy trợ thính
Thiết bị trợ thính của bạn sẽ sử dụng được lâu hơn nếu bạn biết cách bảo quản nó. Sau đây là một số mẹo bạn cần ghi nhớ:
- Giữ máy tránh xa nguồn nhiệt, độ ẩm, sản phẩm chăm sóc tóc, trẻ em và vật nuôi
- Làm sạch máy đúng cách theo hướng dẫn
- Tắt thiết bị khi không sử dụng
- Thay pin chết càng sớm càng tốt
Pin máy trợ thính có thể sử dụng được từ vài ngày đến vài tuần. Tuổi thọ pin phụ thuộc vào loại pin, yêu cầu năng lượng của máy và tần suất bạn sử dụng.
Máy trợ thính có tuổi thọ từ 3 đến 6 năm. Bạn có thể cần mua một cái mới sớm hơn nếu tình trạng mất thính lực của bạn trở nên tệ hơn. Các loại máy trợ thính kỹ thuật số ngày càng tốt hơn khi công nghệ mới được cập nhật.