“Nói không với trái cây nhiễm chất cấm” là khẩu hiệu mà thời gian gần đây được các nhà quản lý, sản xuất, kinh doanh và cả người tiêu dùng trong nước đều đồng lòng ủng hộ. Trái cây nhiễm chất cấm cụ thể là trái cây có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép, có chứa chất bảo quản độc hại gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Trái cây nhập tràn lan, người dân không biết đâu là trái cây nội, đâu là trái cây Trung Quốc. Ảnh: NLĐ Ông Lê Minh Dũng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM khẳng định cơ quan chức năng đang mạnh tay siết chặt quản lý nhóm mặt hàng này: Tiêu dùng sạch Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Bộ NN PTNT cho biết, hiện Việt Nam có nguồn nhập khẩu trái cây từ 30 quốc gia bao gồm cả Trung Quốc. Trong đó, tất cả đều phải trải qua quá trình kiểm soát bắt buộc, ngay khi được giao đến chợ vẫn có thể lấy mẫu thẩm định. Ông Hồng khẳng định: Mặc dù đã có những lời trấn an như vậy, nhưng thời gian gần đây người tiêu dùng trong nước vẫn rất e ngại việc phải tiêu dùng các loại trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc. Họ hầu hết đều có tâm lý giống với suy nghĩ của ông Lê Văn Hai ở xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh: Trong tình hình bị người tiêu dùng tẩy chay, nhiều mặt hàng trái cây có xuất xứ Trung Quốc đã bị ngừng nhập khẩu hoặc nhập về rất ít là điều không có gì khó hiểu. Tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức mỗi ngày có từ 3.000- 4.000 tấn thực phẩm ra vào chợ. Trong đó, riêng trái cây thì sản phẩm có xuất xứ Trung Quốc chiếm đến một phần ba. Tuy nhiên, việc thông tin về trái cây Trung Quốc nhiễm dư chất bảo quản thực vật có hại đến sức khỏe đã gây ra những khó khăn nhất định cho việc tiêu thụ các mặt hàng này. Giờ đây việc kinh doanh các sản phẩm trái cây Trung Quốc, theo lời bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh Nông sản Thủ Đức là chỉ “cho đủ mặt hàng” mà thôi, chứ không còn rầm rộ như trước đây nữa. Bà Hà cho biết: Rõ ràng vấn đề an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm rất lớn của cả người tiêu dùng lẫn người sản xuất kinh doanh. Nếu chỉ chạy theo lợi nhuận mà không quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng thì người sản xuất kinh doanh sẽ gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất do sản phẩm bị ế đọng không tiêu thụ được. Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ đã đúc kết ra một kinh nghiệm rất đáng tham khảo: Có thể nói vấn đề sản xuất tiêu dùng “sạch”, vệ sinh an toàn thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn luôn là một vấn đề “thời sự” của nhiều quốc gia. Hàng trăm người ở Mỹ nhập viện vì ăn xoài nhiễm Samonella nhập từ Mê-hi-cô; cải thảo muối của Nhật Bản bị nhiễm khuẩn E.Coli làm 7 người tử vong,...Ở VN, chúng ta cũng đã từng có những “xì căng đan” về mất an toàn thực phẩm khiến cho người tiêu dùng e ngại, người sản xuất lao đao. Như vụ thịt heo có dư lượng chất tăng trưởng cao ở Đồng Nai khiến cho giá heo có lúc tuột dốc thê thảm. Vụ tôm cá, thủy sản có dư lượng kháng sinh cao làm cho một số nông dân miền Tây thua lỗ do không xuất khẩu được vào những thị trường khó tính. Thậm chí hiện nay vẫn còn tình trạng nơi này nơi kia xảy ra ngộ độc thực phẩm do ăn rau phun thuốc trừ sâu không đủ thời gian cách ly, hay thực phẩm bảo quản không tốt bị ôi thiu… Chính vì vậy, vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng trở nên “nóng bỏng” ở nhiều quốc gia. Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Bộ NN PTNT nói: Rõ ràng vấn đề “sản xuất sạch” an toàn thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn đang trở thành những tiêu chuẩn hàng đầu trong các “rào cản kỹ thuật” ở VN cũng như các quốc gia trên thế giới. Ở thời điểm người tiêu dùng đang trở thành “những người tiêu dùng thông thái” thì việc “sản xuất sạch” cũng phải trở thành lương tâm, trách nhiệm và danh dự của người sản xuất kinh doanh. Mỗi thương hiệu hàng hóa nông sản phải mang đến sự tin cậy tuyệt đối đối với người tiêu dùng không chỉ về mẫu mã, bao bì kiểu dáng đẹp, mà còn ở chất lượng và sự an toàn cao đối với sức khỏe người tiêu dùng. Đó mới chính là những thương hiệu mạnh để sản xuất nông nghiệp VN thâm nhập sâu vào mọi thị trường trên thế giới |