Trong giới doanh nhân ở miền Trung, cái tên Đức Ân không xa lạ với
họ. Ông được mọi người quý trọng bởi cách hành xử có trước có sau; bởi sự kiên
trì, quyết liệt trong hành trình vượt khó, từng bước đưa công ty đi lên chiếm
thế mạnh trong thương trường kinh doanh. Nhưng ít ai biết rằng, ông đã từng bôn
ba ở nước Đức gần 20 năm trời học hỏi kinh nghiệp để trở về quê lập nghiệp. Với
những thành công hiện có, doanh nhân Phan Đức Ân, Tổng giám đốc công ty TNHH Đức
Ân chia sẻ với phóng viên báo Tuần tin tức rằng: “Đến giờ tôi có thể làm nhịp
cầu cho những Việt kiều muốn đầu tư làm giàu về Việt Nam”.
Quyết tâm, táo bạo đến thành công!
Doanh nhân Phan Đức Ân: “TÔI CÓ THỂ LÀM NHỊP CẦU
CHO VIỆT KIỀU ĐẦU TƯ VỀ NƯỚC”Đi nhiều nơi, gặp nhiều người nhưng khi gặp
doanh nhân Phan Đức Ân đã để lại ấn tượng lớn trong tôi. Đó là một người điềm
đảm, quyết đoán, có tình yêu thương con người và sự cảm thông chia sẻ sâu sắc
với cộng đồng. Bởi thế, tôi hiểu ra rằng với Đức Ân tiền bạc là quý nhưng tình
nghĩa với ông còn quý hơn tất cả.
Đức Ân sinh ra trong một gia đình nghèo có ba chị em ở xã Hoa Thành, Yên
Thành, Nghệ An. Năm lên 9 tuổi, bố Đức Ân mất. Một tay mẹ ốm yếu, nuôi ba chị em
ăn học khốn lớn. Học xong cấp 3, Đức Ân thi đậu vào Đại học Bách Khoa, nhưng
không có điều kiện vì hai chị lấy chồng xa mà mẹ bị ốm nên anh đã phải gác giấc
mộng vào Đại học để ở nhà chăm sóc mẹ và làm kinh tế, lo cuộc sống cho gia
đình.sau 5 năm sau mẹ mất , Đức Ân lăn lộn kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ các sản
phẩm về xe máy hồi đó chẳng mang lại hiệu qủa kinh tế là bao. Bởi thế, cứ mỗi
đêm nằm ngủ, Đức Ân lại trăn trở cách làm giàu giúp đỡ gia đình và quê hương.
Với quyết tâm đó, năm 1992, anh đã bôn ba sang Đức học hỏi cách làm việc ở
phương Tây. Sau 14 năm, sống và làm việc ở TP. Berlin, năm 2006, Đức Ân trở về
quê hương lập nghiệp ở các lĩnh vực kinh doanh xe máy Honda, khai thác mỏ đá xây
dựng, mỏ đá trắng và sắp tới phát triển thêm lĩnh vực bất động sản.
Khi tôi hỏi Đức Ân: Khi mới trở về nước, tại sao ông không đầu tư tại các
thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM sẽ mang lại thành công gấp nhiều lần? Ông
nói rằng: Tôi đầu tư về Nghệ An với mong muốn cho tỉnh này phát triển ngang bằng
với các thành phố lớn. Hơn nữa, tôi rất quý trọng sự bình dị và tình cảm của con
người nơi đây. Đức Ân bảo, với lĩnh vực kinh doanh Honda, hiện công ty ông đứng
đầu ở miền Trung. Và hiện Đức Ân là chủ tịch hiệp hội xe máy Honda Nghệ An. Ông
hy vọng, với lĩnh vực xe máy Honda sắp tới công ty sẽ đứng hàng đầu cả nước. Nói
về uy tín của công ty, Đức Ân chia sẻ: “Riêng lĩnh vực xe máy, công ty có nhều
chế độ rất tốt cho khách hàng, từ việc bảo trì, chăm sóc khách hàng, sửa chữa
lưu động, thiết lập đường dây nóng hay như tổ chức tập huấn kiến thức ATGT và kỹ
năng lái xe an toàn đến với những người mua sản phẩm của công ty Honda Đức
Ân”.
Ngoài lĩnh vực kinh doanh honda, hiện công ty Đức Ân đang mở rộng đầu tư vào
2 mỏ đá lớn ở Nghệ An. Bởi thế, tiêu chí kinh doanh của doanh nhân Phan Đức Ân
lúc nào cũng phải rõ ràng, cụ thể và mang tầm vĩ mô; phải chuyên nghiệp và khoa
học thì mới mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt làm việc gì cũng phải “cẩn trọng”
mới có thể lâu bền. Chính vì lẽ đó, công ty đang đầu tư khai thác mỏ đá xây dựng
ở Đô Lương với 3,5hecta và mỏ đá trắng ở Quỳ Hợp với 30hecta.
Doanh nhân Đức Ân quan niệm, làm việc gì cũng nên cẩn trọng ngay từ khâu xin
cấp phép khai thác phải đầy đủ giấy tờ, kể cả giấy tờ được phép nổ mìn cũng rất
kỹ càng. Ông luôn nhắc nhở người lao động: “Làm nghề này phải tuyệt đối an toàn,
không được sơ suất dù đó là chi tiết nhỏ nhất. Khi nào nghỉ ngơi thì ăn nhậu
thoải mái, nhưng khi làm việc không được chủ quan, lơi lỏng, không thể đùa với
tử thần. Bởi xảy ra sự cố gì trước tiên tôi là người chịu trách nhiệm trước pháp
luật. Còn các em không may có mệnh hệ gì, khi đó gia đình, bố mẹ, vợ con sẽ đau
khổ, còn bản thân tôi sẽ ân hận cả đời”.
Một mình quản lý nhiều lĩnh vực, nhưng phương châm sống của Đức Ân rất đơn
giản. Ông bảo, dù ở lĩnh vực nào thì sự hài lòng của khách hàng là niềm hạnh
phúc đối với Đức Ân; Công ty Đức Ân luôn luôn được xã hội mong muốn tồn tại và
phát triển.
“Làm nhịp cầu cho Việt kiều đầu tư về nước”
Xuất phát từ tình yêu đối với quê hương nên trong con người doanh nhân Phan
Đức Ân lúc nào cũng tự hào khi nhắc đến hai chữ dân tộc. Ông luôn tâm niệm, với
mỗi người Việt Nam, yêu nước phải thể hiện bằng việc làm cụ thể, mỗi người phải
cùng chung tay góp sức xây dựng quê hương như lời một bài hát: Đừng hỏi Tổ quốc
đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay. Tự hào với dân
tộc, nên ông khẳng định: “Công ty tôi đang đầu tư với nhiều lĩnh vực. Nếu như
Việt kiều nào có muốn về quê lập nghiệp tôi có thể làm nhịp cầu để làm giàu ở
quê hương Việt Nam”.
Trong kinh doanh ông Ân bao giờ cũng cương quyết và thẳng thắn; lợi ích kinh
doanh bao giờ cũng gắn liền với lợi ích xã hội. Đặc biệt, trong tính cách không
bao giờ tồn tại hai chữ: “Ngạo mạn”. Chưa bao giờ ông có khái niệm “người
nghèo”, mà ông chỉ cho rằng những người đó có cuộc sống kém may mắn hơn mình:
“không ai giàu ba họ và cũng không ai khó ba đời”! Ông luôn tâm niệm, giàu tình
cảm hơn là giàu tiền bạc. Trong suy nghĩ của ông , một doanh nhân thành đạt
chính là do được xã hội tạo điều kiện cho mình làm giàu. Nhưng sự giàu có đó
phải biết chia sẻ, quan tâm tới xã hội thì mới thực sự có ý nghĩa. Chính vì am
hiểu được triết lí sống của lẽ đời nên lúc nào hai chữ “cộng đồng” cũng gắn liền
với cuộc sống của ông. Trong tâm thức của người doanh nhân, việc gánh vác trách
nhiệm với cộng đồng không phải đợi đến khi doanh nghiệp lớn mạnh mới nghĩ đến,
mà thực hiện ngay từ thời điểm doanh nghiệp còn gặp khó khăn.
Điều đặc biệt hơn với công ty TNHH Đức Ân là cứ mỗi sáng ra, từ lãnh đạo, cán
bộ, nhân viên, công nhân đều bỏ ra mấy nghìn đồng vào hòm quỹ để hàng năm tăng
thêm quỹ từ thiện giúp cho các em có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi. Điều đặc biệt
nữa, trong giới doanh nhân, ông luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn bè về tài chính để
vượt qua khó khăn, sóng gió. Vì vậy, bạn bè của ông khắp ba miền đất nước, người
giàu cũng lắm mà người có cuộc sống khó khăn cũng nhiều. Cho dù ở vị trí nào họ
cũng đều quý trọng ông ở hai chữ - TÌNH NGƯỜI.