1. Địa chỉ: Tổ 58A - Khu 6C - phường Nông Trang - Việt Trì - Phú Thọ.
Email: SKSSPhutho@gmail.com
2. Lãnh đạo
Giám đốc: BSCKI. Nguyễn Văn Minh
- Điện thoại: 0210.3955231
- ĐTDĐ: 0912.753.314
Phó Giám đốc: BSCKI. Kim Ngọc Bất
- ĐTDĐ: 0914349094
Trưởng phòng Tổ chức Hành chính: Nguyễn Thị Nho
- ĐT: 0210.3955230
- Di động: 0912.577.898
Trưởng khoa Sức khỏe vị thành niên và nam học: BSCKI. Đinh Kim Phượng
- Điện thoại: 0913.464.511
Điều dưỡng viên trưởng: Y sĩ Nguyễn Thị Tân
- Điện thoại: 01678.036.807
3. Quá trình phát triển
Quá trình thành lập: Trung tâm bảo vệ sức khỏe bà mẹ Trẻ em - Kế hoạch hóa gia đình được thành lập ngày 1/7/1992. Quyết định số 142/QĐ-UB ngày 29/1/1997 về việc thành lập các đơn vị sự nghiệp trực htuộc Sở Y tế. Quyết định số 2110/2005/QĐ-UBND ngày 8/8/2005 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Y tế. Công văn số 8488/BYT-SKSS ngày 20/10/2005 của Bộ Y tế về việc đổi tên trung tâm bảo vệ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em/KHHGĐ thành Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
* Thuận lợi:
Công tác Chăm sóc sức khỏe sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đã được xã hội hóa với sự phối kết hợp có hiệu quả của nhiều Ban, ngành đoàn thể trong tỉnh. Mục tiêu và các chỉ tiêu về sức khỏe sinh sản, KHHGĐ, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đã được Đảng, chính quyền các cấp đưa vào chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT -XH của địa phương.
Mạng lưới hệ thống làm công tác Chăm sóc SKSS-PCSDDTE được củng cố kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở và đi vào hoạt động có hiệu quả.
Ngành y tế đã chủ động giao chỉ tiêu kế hoạch năm sớm. Vì vậy, tạo điều kiện để Trung tâm xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện sớm cho các huyện, thị, thành. Tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện kế hoạch kịp thời.
* Khó khăn
Phú Thọ là tỉnh miền núi, điều kiện KT -XH, hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng chậm phát triển. Đội ngũ cán bộ làm công tác CSSKSS, phòng chống SDDTE trên 80% là cán bộ nữ, hoạt động lưu động, kinh phí cho họat động CSSKSS và phòng chống SDDTE coàn rất hạn chế, chưa có sự đầu tư kinh phí của tỉnh, phụ thuộc hoàn toàn vào kinh phí hỗ trợ của Trung ương. Vì vậy, hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em gặp rất nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.
Nhận thức của người dân về vấn đề sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản, phòng chống SDDTE còn nhiều hạn chế, còn có tâm lý ỷ nại trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước và sự quan tâm của cán bộ y tế.
Một số cán bộ Lãnh đạo cơ sở còn coi công tác CSSKSS và PCSDDTE là của ngành Y tế nên chưa thực sự vào cuộc.
Trung tâm CSSKSS tỉnh hiện nay chưa có trụ sở, đang đi ở nhờ rất chật hẹp, trang thiết bị thiếu, đã được trang bị trên 10 năm nên gây ra không ít khó khăn cho công tác triển khai hoạt động kỹ thuật tại chỗ và đào tạo huấn luyện.
Tuy nhiên trong điều kiện khó khăn đó, dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của Ban Chi ủy chi bộ, Ban Giám đốc, có sự phối kết hợp cuả các tổ chức đoàn thể cùng sự đoàn kết nhất trí cao, tinh thần khắc phục khó khăn của tập thể CB, CC, VC, trong những năm qua đơn vị đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và đạt được những thành tích:
- Năm 2004 đạt danh hiệu tập thể LĐTT - UBND tỉnh Phú Thọ tặng Bằng khen.
- Năm 2005 đạt danh hiệu tập thể LĐTT - UBND tỉnh Phú Thọ tặng Bằng khen.
- Năm 2006 đạt danh hiệu tập thể LĐTT - Sở Y tế Phú Thọ tặng Giấy khen.
- Năm 2007 được UBND tỉnh cấp danh hiệu tập thể LĐXS - Sở Y tế Phú Thọ tặng Giấy khen.
- Năm 2008 được UBND tỉnh cấp danh hiệu tập thể LĐXS - Sở Y tế Phú Thọ tặng Giấy khen.
4. Cơ cấu tổ chức
Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Phú Thọ là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế thực hiện chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 23/QĐ-BYT ngày 8/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành " Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương"
* Tổng số cán bộ: 24, trong đó: 09 bác sĩ (04 BS chuyên khoa cấp I), 04 cử nhân kinh tế ; 02 NHS cao đẳng; 02 y sĩ; 02 y tá; 02 NHSTH; 01 dược sĩ TH - 02 cán bộ khác.
* Lãnh đạo Trung tâm: 01 Giám đốc; 01 Phó Giám đốc
* Các khoa, phòng chức năng:
- Phòng Tổ chức - Hành chính: 03
- Phòng Kế hoạch - Tài chính: 06
- Khoa Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - kế hoạch hóa gia đình: 04
- Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và nam học: 02
- Khoa Dược - Cận Lâm sàng: 04
* Tổ chức đảng:
- 01 Chi bộ Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản
- 02 tổ đảng gồm:
+ Tổ Đảng Hành chính
+ Tổ Đảng chuyên môn
- Tổng số Đảng viên chi bộ: 16
* Tổ chức Công đoàn:
- 01 công đoàn cơ sở Trung tâm Chăm sóc SKSS
- 02 tổ công đoàn:
+ Tổ công đoàn Hành chính
+ Tổ công đoàn chuyên môn
- Tổng số đoàn viên công đoàn: 24
5. Chức năng, nhiệm vụ
Đặc thù của đơn vị: Bảo vệ sức khỏe bà mẹ kế hoạch hóa gia đình và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.
Làm nhiệm vụ tư vấn sức khỏe sinh sản; thực hiện các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; khám và điều trị các bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản và tư vấn xét nghiệm tự nguyện.
Số điện thoại tư vấn: 0210.3955841.
Thực hiện quyết định số 23/2006/QĐ-BYT ngày 8/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế; Quyết định số 260/QĐ-SYT ngày 30/7/2007 của Giám đốc Sở Y tế; chức năng nhiệm vụ được giao là chỉ đạo, quản lý toàn diện công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và phòng chống suy dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
5.1. Vị trí, vai trò:
Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh) là sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế, chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc Sở Y tế, sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật của Bộ Y tế.
5.2. Tư cách pháp nhân:
Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh có tư cách páp nhân, có trụ sở, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
5.3. Chức năng:
Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế về công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản của tỉnh; tổ chức triển khai thực hiện các hạot động chuyên môn, kỹ thuật về chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh.
5.4. Nhiệm vụ, quyền hạn:
- Xây dựng kế hoạch triển kahi các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về chăm sóc sức khỏe sinh sản trên cơ sở chiến lược quốc gia về CSSKSS của Bộ Y tế và tình hình của tỉnh trình Giám đốc Sở Y tế phê duyệt.
- Triển khai các hoạt động chuyên môn kỹ thuật và tư vấn về chăm sóc sức khỏe phụ nữ, sức khỏe bà mẹ; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; kế haọch hóa gia đình; phá thai an toàn; phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền theo đường tình dục; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và nam học; dự phòng điều trị vô sinh, dự phòng điều trị sớm ung thư đường sinh sản; chăm sóc sức khỏe trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng.
- Chỉ đạo hướng dẫn giám sát chuyên môn, kỹ thuật về các hoạt động thuộc lĩnh vực CSSKSS đối với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe và các cơ quan thông tin địa chúng ttrên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Tham gia đào tạo và đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật về lĩnh vực CSSKSS theo kế hoạch của tỉnh và Trung ương cho cán bộ chuyên khoa và các cán bộ khác.
- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia và các dự án khác thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản được Giám đốc Sở Y tế phân công.
- Tổ chức triển khai thực hiện các dịch vụ về CSSKSS theo quy định của pháp luật; căn cứ vào điều kiện, năng lực và nhu cầu thực tế ở địa phương; Giám đốc Sở Y tế quy định theo thẩm quyền việc khám, điều trị, theo dõi và thực hiện những xét nghiệm cận lâm sàng đối với các trường hợp có liên quan đến lĩnh vực sức khỏe sinh sản tại trung tâm theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách.
- Quản lý và chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật chương trình mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn.