CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ NÉT ĐẶC THÙ
1. Chức năng
Trường Cao đẳng Bách nghệ Tây Hà là cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường có chức năng đào tạo cử nhân cao đẳng – kỹ sư thực hành, trung học chuyên nghiệp và công nhân lành nghề thuộc các ngành nghề: Công nghệ kỹ thuật Điện, Công nghệ kỹ thuật Cơ khí, Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử, Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, kế tóan, Tài chính - Ngân hàng, Du lịch, Xây dựng Cầu- đường, theo cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng chứng chỉ đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục ban hành ngày 14-6-2005 ; là cơ sở nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh đáp ứng cho sự phát triển của ngành và xã hội.
Trường chịu sự lãnh đạo và quản lý hành chính theo lãnh thổ của UBND tỉnh Hà Tây, sự quản lý Nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động TB &XH. Trường hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Đại học tư thục, ban hành theo quyết định số 14/2005/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2005
2. Nhiệm vụ
Đào tạo người lao động có phẩm chất chính trị, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và có sức khoẻ, tác phong công nghiệp, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, khu chế xuất và xuất khẩu lao động, ở trình độ cao đẳng, trung cấp kỹ thuật và công nhân lành nghề.
Đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật theo yêu cầu của cơ quan, doanh nghiệp.
Nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học - công nghệ chuyên ngành vào sản xuất, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, kết hợp với lao động sản xuất để khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên , sinh viên và học sinh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Liên kết với các tổ chức kinh tế, các cơ sở đào tạo nhằm phát triển công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo.
Quản lý sử dụng và khai thác có hiệu quả đội ngũ cán bộ, giáo viên, sinh viên, học sinh, cơ sở vật chất, tài sản, các nguồn vốn; đảm bảo đời sống, giữ gìn trật tự an ninh, an toàn x• hội trong nhà trường và địa phương nơi trường đóng.
3. Xây dựng nét đăc thù để từng bước xây dựng thương hiệu cho trường
● Nâng cao tính liên thông trong đào tạo:
Từ thực tế phần lớn học sinh nông thôn không có điều kiện để học dài hạn. Trường sẽ xây dựng hệ thống chương trình và tạo điều kiện về mặt tổ chức để học sinh các cấp dưới sau khi ra trường tham gia lao động xã hội có điều kiện thuận tiện để tiếp tục học lên hệ cao hơn tại trường CĐBN Tây Hà. Trong tương lai sẽ hướng đến đào tạo liên thông với hệ cử nhân 4 năm và với các trường học nước ngoài cho các năm cuối
● Bám sát nhu cầu thị trường lao động:
Thị trường lao động đang đổi mới nhanh chóng theo quá trình hội nhập, phương châm đào tạo của trường là bám sát thị trường lao động, không ngừng đổi mới nội dung chương trình để đáp ứng nguồn lao động đào tạo có chất lượng cho x• hội. Nhà trường sẽ xây dựng quan hệ thực hành đối với một cơ sở sản xuất tiên tiến trong các vùng lân cận và tìm các nguồn liên kết đào tạo cho nước ngoài. Trường đang hình thành Trung tâm xuất khẩu lao động kết hợp với đào tạo, là điểm đặc điểm của trường
● Chú trọng nghiệp vụ chuyên sâu và kỹ năng thực hành:
Hạn chế về nghiệp vụ chuyên sâu và khả năng thực hành là một nhược điểm đang tồn tại hiện nay trong đào tạo của các trường cao đẳng. Vì vậy trường CĐBN Tây hà sẽ chú trọng đào tạo chuyên sâu và đặc biệt là kỹ năng thực hành, thể hiện trong chương trình và nội dung đào tạo của Trường
● Đào tạo chuyên ngành gắn với CNTT và ngoại ngữ:
Tiến bộ của CNTT làm thay đổi phương pháp giảng dạy cũng như nội dung giáo trình. Nhà trường sẽ chú trọng việc đào tạo chuyên ngành trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ CNTT. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu lao động trong thời kỳ hội nhập, việc đào tạo chuyên ngành kết hợp với trang bị vốn ngoại ngữ chuyên ngành ở mức tối thiểu cho học sinh là cần thiết. Đây cũng là một đặc điểm trong đào tạo của Trường.