Từ khi hình thành (1939) đến nay (2000), bệnh viện Lê Lợi vừa tṛn 64 tuổi Trải qua những thăng trầm và thay đổi của đất nước, ngày nay bệnh viện Lê Lợi đă trở thành địa chỉ quen thuộc để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân địa phương và khách trong cũng như ngoài nước khi đến nghỉ ngơi du lịch hoặc công tác tại Vũng Tàu .
Bệnh viện Lê Lợi ngày nay tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 16.000m2. Mặt tiền hướng tây nh́n ra biển cả, chếch sang hướng bắc và Núi Lớn với khu danh thắng B ạch Dinh nổi tiếng của Vũng Tàu ; trước mặt là sân vận động Lam Sơn và đại lộ Lê Lợi nối liền trung tâm thành phố với cảng cá Bến Đình; bên phải hướng bắc giáp đường Bà Triệu và sau lưng hướng đông giáp đường Lý Thường Kiệt.
I. Quá trình hình thành Bệnh viện Lê Lợi được h́nh thành từ năm 1939. Cũng trong khuôn viên của bệnh viện ngày nay, một trạm xá được xây dựng với diện tích khoảng 120m2 được chia làm 3 pḥng: Phòng khám; phòng cấp cứu và phòng sanh. Trạm xá này hiện nay không còn nữa, năm 1993 đă được thay thế bằng phòng khám Đa khoa của bệnh viện hiện nay. Năm 1946, một nhà bảo sanh được xây dựng phía đường Bà Triệu, lúc này toàn khu trạm xá - hộ sinh chỉ có 10 giường và 02 nữ hộ sinh - nhà bảo sanh này nay là khu lưu trữ hồ sơ và tiếp nhận hiến máu nhân đạo.
Năm 1951 trạm xá được đổi tên thành Dispensaire municipale do một người Pháp tên là Royboubet phụ trách. Trạm xá có 5 giường và nhà bảo sanh có 12 giường, chủ yếu để giải quyết cấp cứu , bệnh nặng chuyển sang trạm quân y lưu động sau này là bệnh viện Tê Liệt. Năm 1954, bác sĩ Ngô Sỹ Quy di cư từ Bắc vào đến phụ trách bệnh xá thay bác sĩ người Pháp. Tiếp theo là bác sĩ Lê Bá Kim rồi bác sĩ Nguyễn Như Lâm về thay thế. Năm 1962, một phòng mổ được xây dựng (nay là khoa Xét nghiệm) gồm phòng giải phẫu và thanh trùng. Từ một trạm xá nay được gọi là Chẩn y viện Lê Lợi. Năm 1964 BS Nguyễn Thanh Phước về thay BS Nguyễn Như Lâm phụ chẩn y viện Lê Lợi. ông đă mua lại căn nhà trống của một người Pháp được sử dụng làm pḥng Giám đốc cho đến ngày nay. Lúc này, Vũng Tàu tách khỏi tỉnh Phước Tuy thành thị xă Vũng Tàu và Chẩn y viện chính thức được đổi tên thành bệnh viện Lê Lợi, có 50 giường bệnh và 20 nhân viên. Bệnh viện có đào tạo một số cô đỡ nên c̣n gọi là Trường cô đỡ Hương Thôn do cô Ba Oanh cán sự hộ sinh phụ trách. Sau một năm học lư thuyết và thực hành, học viên được cấp giấy chứng nhận hành nghề. Giai đoạn này có nhiều phái đoàn y tế Úc và đại Hàn thay phiên sang giúp bệnh viện Lê Lợi về công tác chuyên môn để cứu chữa cho người dân và các binh lính ở Vũng Tàu. Năm 1967 bác sĩ Nguyễn Như Lâm trở lại làm giám đốc bệnh viện và sau đó kiêm Trưởng Ty y tế Vũng Tàu. Đến thời điểm này bệnh viện có 50 nhân viên, trong đó 03 bác sĩ là Nguyễn Như Lâm, Trương Huy Phúc và Đặng Quốc Dung. Tới năm 1969 có thêm bác sĩ Hồ Minh Nguyện, trong những năm này có nhiều phái đoàn y tế Úc, Đại Hàn, Ba Tư, Pháp đến làm viện tại bệnh viện cho tới ngày giải phóng 30/04/1975. |