Thực hiện chủ trương đa dạng hóa ngành nghề, bốn cổ đông sáng lập là Công ty Điện lực 3, Công ty Điện lực 2, Công ty Điện lực Hà. Nội và Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành lập Công ty cổ phần thủy điện miền trung (CHP) với ngành nghề chính là đầu tư xây dựng, khai thác vận hành các nhà máy thủy điện
Công trình đầu tay của CHP được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư là dự án thủy điện A Lưới (xây dựng trên sông A Sáp, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) có quy mô: công suất lắp máy 170 MW, sản lượng điện bình quân hằng năm ước đạt 686,5 triệu kWh, vốn đầu tư 3.234 tỷ đồng.
Trong bối cảnh đang thiếu điện hiện nay, yêu cầu đẩy tiến độ, sớm đưa dự án hoà vào lưới điện quốc gia nhằm bổ sung nguồn điện chohệ thống ]à yêu cầu bức thiết. Nhận thức tầm quan trọng đó, CHP nỗ lực trong công tác tư vấn lập hồ sơ dự án và thiết kế kỹ thuật xây lắp hạ tầng, giải phóng mặt bằng và quy hoạch tái định cư. Đặc biệt, công tác thu xếp nguồn vốn đầu tư là một trong những vấn đề quan trọng quyết định sự thành bại của tiến độ thực hiện dự án.
Ban đầu, dự án thủy điện A Lưới có quy mô: công suất lắp máy 150 MW, điện lượng bình quân hằng năm 570,9 triệu kWh, tổng mức đầu tư 2.871 tỷ đồng. Khi tiến hành thẩm định thiết kế kỹ thuật và nghiên cứu ý kiến của đơn vị tư vấn (Công ty Tư vấn xây dựng điện 1 (EVN) Hội đồng quản trị CHP đã quyết định điều chỉnh quy mô dự án lên 170 MW, điện lượng bình quân hằng năm 686,5 triệu kWh, vốn đầu tư 3.234 tỷ đồng Kết quả này nhờ vào giải pháp kỹ thuật tăng đường kính hầm từ 3,5 m lên 4 m, giảm tổn thất cột nước trong đường hầm, phân phối hợp lý dòng chảy đã nâng công suất, thêm đáng kể sản lượng điện cho nhà máy và quan trọng nhất là bảo đảm hiệu quả nguồn vốn đầu hơn so với việc đầu tư một dự án mới với công suất là 20 MW. Cạnh đó, cấp điện áp truyền tải điện từ nhà máy vào hệ thống điện quốc gia được nâng từ 110 kV lên đến 220 kV nhằm bảo đảm tính an toàn, ổn định, giảm tỷ lệ điện dùng để truyền tải đến mức thấp nhất.
Đối với hạng mục xây lắp hạ tầng dự án, CHP đã ký hợp đồng được 47 trong số 88 gói thầu với tổng giá trị các hợp đồng gần 167 tỷ đồng. Đã thi công các tuyến đường giao thông phục vụ xây lắp các hạng mục công trình chính có tổng chiều dài hơn 30 km, với tăng vốn đầu tư 87 tỷ đồng. Ngoài ra, CHP cũng tổ chức đấu thầu thi công hạng mục cấp điện với đường dây trung thế dài 30 km, vốn đầu tư gần 11 tỷ đồng. Bên cạnh đó, CHP cũng đã hoàn thành công tác quy hoạch tái định cư cho 182 hộ dân, thông qua việc xây dựng khu tái định cư với tổng chi phí gần 120 tỷ đồng. Đối với công trình chính, CHP xác định hạng mục đường hầm dẫn nước dài hơn 11 km là “đường găng” của công trình, nên đã khẩn trương hoàn thành công tác tổ chức đấu thầu theo Luật Đấu thầu và chọn được nhà thầu trúng thầu là Công ty TNHH Cavico Việt Nam với giá trị hợp đồng 890 tỷ đồng, thời gian hoàn thành là 40 tháng. CHP còn thu xếp xong nguồn vốn đầu tư cho dự án. Theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông tháng 11-2006, vốn điều lệ CHP tăng từ 500 tỷ đồng lên 1.200 tỷ đồng. Ngoài ra CHP cũng đã ký hợp đồng tín dụng với các ngân hàng trong nước với vốn vay gần 1.500 tỷ đồng, trong đó, ký với Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thừa Thiên-Huế 300 tỷ đồng và Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ngân hàng đầu mối) 1.200 tỷ đồng, CHP liên hệ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Sứ quán Ấn Độ để xúc tiến vay nguồn vốn ODA Ấn Độ nhằm hỗ trợ phần nhập khẩu thiết bị.
Đáng chú ý là việc ký hợp đồng với Công ty Cổ phần năng lượng và Môi trường để lập dự án CDM (Cơ chế phát triển sạch) cho Thủy điện A Lưới và tìm kiếm đối tác hộp đồng bán chỉ tiêu giảm phát thải của dự án thủy điện A Lưới. Kết quả "ý tưởng dự án thủy điện A Lưới theo CDM" đã được Bộ Tài nguyên - Môi trường phê duyệt và CHP cũng đã ký hợp đồng nguyên tắc việc mua bán chỉ tiêu phát thải của dự án thủy điện A Lưới với Công ty Carbon Asset Management Sweden AB với mức giá hợp lý. Với sản lượng hằng năm của nhà máy khi_hoàn thành, CHP thu thêm 40 tỷ đồng/năm qua hợp đồng mua bán chỉ tiêu phát thải này.