Lịch sử
Theo Sắc lệnh số 34 NV của Chủ tịch Chính phủ ký ngày 25 tháng 3 năm 1946 về tổ chức Bộ Quốc phòng thì Bộ Quốc phòng có Văn phòng và 10 cục chuyên môn:
Chế tạo quân nhu Cục. Cục trưởng: Vũ Anh.
Chế tạo quân giới Cục (được thành lập sau này).
Chính trị Cục. Cục trưởng: Hoàng Đạo Thúy.
Tình báo Cục (được thành lập sau này)
Quân chính Cục. Cục trưởng: Phan Tử Lăng.
Quân huấn Cục. Cục trưởng: Phan Văn Phác.
Công chính giao thông Cục. Cục trưởng: Nguyễn Văn Tính.
Quân pháp Cục. Cục trưởng: Lê Văn Chất.
Quân nhu Cục. Cục trưởng: Vũ Anh.
Quân y Cục (được thành lập ngày 16 tháng 4 năm 1946). Cục trưởng: Vũ Văn Cẩn.
6 tháng 5 năm 1946: thành lập Cục Tổ chức, theo Sắc lệnh số 60/SL. Cục trưởng: Nguyễn Trọng Vĩnh
4 tháng 2 năm 1947: thành lập Cục Quân giới (nay phát triển thành Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quân sự, Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng Việt Nam). Cục trưởng: Trần Đại Nghĩa
20 tháng 3 năm 1947: thành lập Cục Tình báo
25 tháng 1 năm 1948: thành lập Cục Tổng Thanh tra. Tổng Thanh tra: Lê Thiết Hùng
Tháng 5 năm 1949: thành lập Cục Pháo binh
18 tháng 6 năm 1949: thành lập Cục Vận tải
11 tháng 7 năm 1950: thành lập Tổng cục Chính trị và Tổng cục Cung cấp (nay là Tổng cục Hậu cần); quy định Bộ Tổng Tư lệnh gồm Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Cung cấp, Đoàn Thanh tra và Văn phòng.
4 tháng 3 năm 1951: thành lập Cục Quân lực thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Cục trưởng: Phan Phúc Tường.
28 tháng 10 năm 1966; Thành lập Phân hiệu II Đại học Bách khoa, năm 1968 chuyển thành trường Đại học Kỹ thuật Quân sự, tiền thân của Học viện Kỹ thuật quân sự.
10 tháng 9 năm 1974: thành lập Tổng cục Kỹ thuật
5 tháng 4 năm 1976: thành lập Tổng cục Xây dựng Kinh tế (Nghị định 59/CP). Các Chủ nhiệm Tổng cục: Đồng Sĩ Nguyên (1976-1977), Hoàng Thế Thiện (1977-1980),..., Trần Sâm (1982-1986). Đến ngày 7 tháng 11 năm 1985 chuyển thành Tổng cục Kinh tế (nay là Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng).
24 tháng 12 năm 1998: thành lập Cục Kinh tế và Cục Kế hoạch và Đầu tư.
Tổ chức quốc tế tham gia
Hội nghị Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng các nước ASEAN (ACDFIM)
Sách trắng về quốc phòng
Nhằm mục đích bày tỏ quan điểm của Việt Nam về những vấn đề an ninh mới của khu vực và thế giới, Bộ Quốc phòng Việt Nam công bố sách trắng về quốc phòng của Việt Nam.
Sách trắng lần thứ nhất mang tên "Việt Nam củng cố quốc phòng bảo vệ Tổ quốc" vào năm 1998.
Sách trắng lần hai vào ngày 9 tháng 12 năm 2004 với tên gọi là "Quốc phòng Việt Nam những năm đầu của thế kỷ XXI", được xuất bản bằng hai thứ tiếng Việt và tiếng Anh, gồm 3 phần chính: Chính sách quốc phòng Việt Nam, Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Với chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích của các quốc gia khác theo những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế, chủ trương không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình, không sử dụng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực đối với nước khác. Ngoài ra Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với vùng biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông nhưng sẵn sàng thương lượng đàm phán hòa bình.
Sách trắng lần thứ ba vào ngày 8 tháng 12 năm 2009