Từ thời Hùng Vương - An Dương Vương, vùng đất Quảng Trị nằm trong bộ Việt Thường của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Đầu thời Hán thuộc (từ năm 179 Trước Công nguyên đến năm 192) Quảng Trị thuộc đất quận Nhật Nam. Cuối thế kỷ thứ 2, Trung Quốc rơi vào tình trạng loạn lạc, nhân dân quận Nhật Nam đã cùng nhân dân trong vùng Tượng Lâm nổi dậy khởi nghĩa giành quyền tự chủ. Khởi nghĩa đã giành thắng lợi lấy tên nước là Lâm ấp (từ đèo Hải Vân đến đèo Ngang).
Sau khi giành được độc lập tự chủ, quốc gia phong kiến Đại Việt(1) không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Để loại trừ mọi uy hiếp ở phía Nam và phá tan âm mưu của nhà Tống câu kết với Chămpa đánh phá Đại Việt, năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân chinh thống lĩnh 5 vạn quân cùng Lý Thường Kiệt đi tiên phong đánh thẳng vào Kinh đô Chà Bàn, bắt được vua Chămpa là Chế Củ đưa về Thăng Long. Để chuộc tội, Chế Củ xin dâng 3 châu: Bố Chính, Đại Lý và Ma Linh cho Đại Việt. Vua Lý Thánh Tông nhận 3 châu đó rồi tha cho Chế Củ về nước.
Nhà Lý đổi châu Đại Lý thành châu Lâm Bình, châu Ma Linh thành châu Minh Linh. Châu Minh Linh thuở ấy là vùng đất từ Cửa Việt trở ra phía Bắc, trong đó có các huyện: Gio Linh, Cam Lộ, Đa Krông, một phần đất của thành phố Đông Hà, Hướng Hóa và Vĩnh Linh hiện nay.
Năm 1306, vua Chăm là Chế Mân dâng biểu cầu hôn lên vua Trần Anh Tông xin cưới công chúa Huyền Trân và dâng 2 châu: Châu Ô và châu (Rí) Lý làm vật sính lễ. Vua Trần bằng lòng gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân và nhận hai châu: Ô, Rí. Năm 1309, nhà Trần đổi châu Ô thành Thuận Châu, châu Rí thành Hóa Châu. Thuận Châu chính là dải đất từ sông Hiếu - Cửa Việt trở vào phía Nam, trong đó có các huyện: Hải Lăng, Triệu Phong, thị xã Quảng Trị và một phần đất thành phố Đông Hà ngày nay. Năm 1558, Nguyễn Hoàng được vua Lê Anh Tông sai vào trấn thủ Thuận Hóa, đóng Dinh Cát ở Ái Tử. Từ đây vùng đất Thuận Hóa thuộc khu vực "Đàng trong" của các chúa Nguyễn.
Trong quá trình phân tranh Trịnh - Nguyễn, với yêu cầu nhanh chóng củng cố và mở rộng thế lực, các chúa Nguyễn đã áp dụng những chính sách kinh tế, xã hội tích cực hơn so với tập đoàn phong kiến Trịnh (Đàng ngoài). Họ cho phép người nước ngoài nhập cư vào Đàng trong, đặc biệt là người Hoa... Hàng loạt tụ cư của người Hoa với lối sống và phương thức làm ăn của họ đã làm phong phú hoạt động kinh tế, xã hội Đàng trong. Nhờ có tướng tài, binh mạnh, lũy vững nên quân Nguyễn đã chặn được quân Trịnh ở các chiến lũy trên đất Quảng Bình, lấy sông Gianh làm giới tuyến chia cắt Đàng trong, Đàng ngoài.
Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ (1771 - 1786) Nguyễn Huệ ra dựng nghiệp ở Phú Xuân - Thuận Hóa và là người có công xóa bỏ ranh giới sông Gianh, xóa bỏ sự chia cắt Đàng trong, Đàng ngoài.
Ngày 1-6-1802, Nguyễn Ánh lên ngôi đặt niên hiệu Gia Long, đã lập dinh Quảng Trị bao gồm đất đai các huyện: Hải Lăng, Đặng Xương (tên cũ là Vũ Xương), Minh Linh và đạo Cam Lộ. Năm 1806, Quảng Trị trở thành dinh trực lệ kinh sư Huế. Năm 1822, đặt châu Hướng Hóa lệ thuộc đạo Cam Lộ. Năm 1827, dinh Quảng Trị đổi là trấn Quảng Trị. Năm 1832, trấn Quảng Trị đổi là tỉnh Quảng Trị. Năm 1853, hợp nhất tỉnh Quảng Trị với phủ Thừa Thiên thành đạo Quảng Trị. Năm 1876, lập lại tỉnh Quảng Trị. Ngày 3-5-1890, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định hợp Quảng Trị với tỉnh Quảng Bình thành tỉnh Bình Trị. Ngày 23-1-1896, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định rút Quảng Trị ra khỏi địa hạt thuộc quyền công sứ Đồng Hới, cùng Thừa Thiên dưới quyền công sứ Trung Kỳ, đặt một phó Công sứ đại diện cho Khâm sứ ở Quảng Trị. Năm 1900, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tách Quảng Trị ra khỏi Thừa Thiên lập thành một tỉnh riêng biệt gồm 4 phủ: Triệu Phong (Thuận Xương cũ), Hải Lăng, Vĩnh Linh (Chiêu Linh cũ) Cam Lộ và huyện Gio Linh. Ngày 17-2-1906, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập thị xã Quảng Trị (tỉnh lỵ). Năm 1908, phủ Cam Lộ tách 3 tổng người Kinh lập thành huyện Cam Lộ và 9 tổng người dân tộc thiểu số lập thành huyện Hướng Hóa...
Sau Hiệp định Giơnevơ (ký kết ngày 20-7-1954), sông Bến Hải được chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời, tỉnh Quảng Trị tạm thời chia làm hai vùng: Vùng bờ Nam sông Bến Hải là tỉnh Quảng Trị, gồm các huyện: Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh, Hướng Hóa, xã Vĩnh Liêm và một phần của xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh), thị xã Quảng Trị, do chính quyền miền Nam quản lý (thuộc chế độ thực dân kiểu mới của Mỹ); hơn 3/4 địa bàn và dân cư của huyện Vĩnh Linh ở phía Bắc vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) do Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lý, được thành lập đặc khu. Đặc khu Vĩnh Linh tương đương đơn vị hành chính cấp tỉnh, trực thuộc Trung ương.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30-4-1975), Tổ quốc thống nhất, tỉnh Quảng Trị và đặc khu Vĩnh Linh cùng cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ tháng 3-1976, thực hiện Quyết định của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Quảng Trị cùng hai tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên và đặc khu Vĩnh Linh hợp nhất thành tỉnh mới là Bình-Trị-Thiên. Tháng 7-1989, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khóa VIII, kỳ họp thứ 5) quyết định chia tỉnh Bình-Trị-Thiên thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Ngày 1-7-1989, Quảng Trị trở thành đơn vị hành chính cấp tỉnh thuộc Trung ương. Từ năm 1990, có sự thay đổi về địa giới và tên gọi một số huyện, thị xã như sau: Huyện Bến Hải được tách ra thành lập hai huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh; thị xã Đông Hà tách ra thành lập huyện Cam Lộ và thị xã Đông Hà (tỉnh lỵ Quảng Trị); huyện Triệu Hải tách ra thành lập hai huyện: Hải Lăng, Triệu Phong và thị xã Quảng Trị. Năm 1996, huyện Hướng Hóa tách ra thành lập huyện mới Đakrông và Hướng Hóa. Từ năm 2000, toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã (trong đó có 7 huyện, 2 thị xã), có 136 xã, phường và thị trấn.
Hành chính
Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009 dân số tỉnh Quảng Trị là 597.985 người. Quảng Trị hiện bao gồm 1 Thành phố, 1 Thị xã và 8 huyện:
- Thành phố Đông Hà 9 phường
- Thị xã Quảng Trị 4 phường và 1 xã
- Huyện Cam Lộ 1 thị trấn và 8 xã
- Huyện Đảo Cồn Cỏ
- Huyện Đa Krông 1 thị trấn và 13 xã
- Huyện Gio Linh 2 thị trấn và 19 xã
- Huyện Hải Lăng 1 thị trấn và 19 xã
- Huyện Hướng Hóa2 thị trấn và 20 xã
- Huyện Triệu Phong 1 thị trấn và 18 xã
- Huyện Vĩnh Linh 3 thị trấn và 19 xã
- Quảng Trị có 141 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 117 xã, 13 phường và 11 thị trấn Khi tái lập tỉnh Quảng Trị theo Nghị quyết ngày 30 tháng 6 năm 1989 của Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 5, tỉnh có 1 thị xã: Đông Hà và 3 huyện: Bến Hải, Hướng Hóa và Triệu Hải.
Theo Quyết định số 134-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Việt Nam ngày 16 tháng 9 năm 1989, thị xã Quảng Trị được thành lập trên cơ sở thị trấn Quảng Trị (thuộc huyện Triệu Hải).
Theo Quyết định số 91-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Việt Nam ngày 23 tháng 3 năm 1990, huyện Bến Hải chia thành 2 huyện Gio Linh và Vĩnh Linh, huyện Triệu Hải chia thành 2 huyện Triệu Phong và Hải Lăng.
Thị xã Đông Hà được nâng lên thành thành phố theo nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11 tháng 8 năm 2009 cùa Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Thành phố Đông Hà được lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Đông Hà.
Điều kiện tự nhiên
Địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển chạy theo hướng tây bắc - đông nam. Quảng Trị có nhiều sông ngòi với 5 hệ thống sông chính là sông Thạch Hãn, sông Bến Hải, sông Ô Lâu, sông Xê Pôn và sông Sê Păng Hiêng. Sông ở các huyện miền núi có khả năng xây dựng thủy điện vừa và nhỏ.
Nhìn đại thể, địa hình núi, đồi và đồng bằng Quảng Trị chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam và trùng với phương của đường bờ biển. Sự trùng hợp này được thấy rõ trên dường phân thủy giữa Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây. Ở Quảng Bình, các đỉnh cao nhất đều nằm ở giữa đường biên giới Việt Lào nhưng ở Quảng Trị, các đỉnh cao lại nằm sâu trong lãnh thổ nớc ta. Các sông lớn như Sêbănghiên, Sêpôn... đều bắt nguồn từ Việt Nam chảy qua Lào.
Tuy nhiên nếu xem xét địa hình ở quy mô nhỏ hơn, từng dãy núi, từng dải đồi thì địa hình lại có hướng song song với các thung lùng sông lớn như Cam Lộ, Thạch hãn, Bến Hải...
Tính phân bậc của địa hình từ tây sang đông thể hiện khá rõ ràng. mếu ở phía tây của đường phân thủy địa hình nghiêng khá thoải, bị phân cắt yếu thì ở phía đông đường phân thủy chuyển nhanh từ núi trung bình xuống đồng bằng. Các bạc địa hình bị phân cắt khá mạnh bởi mạng lưới sông suối dỳ đặc với trắc diện dọc và ngang đều dốc. Đồng bằng hẹp, phía tây thì lộ đá gốc, phía đông thì địa hình cát. Dải địa hình đồng bằng cấu tạo bới phù sa ở giữa lại thấp và dễ dàng bị Quảng Trị là một tỉnh nằm ở dải đất miền Trung Việt Nam, nơi chuyển tiếp giữa hai miền địa lý Bắc - Nam. Tọa độ địa lý trên đất liền Quảng Trị ở vào vị trí:
Cực bắc là 17010' vĩ độ bắc, thuộc địa phận thôn Mạch Nước, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh.
Cực nam là 16018' vĩ độ bắc thuộc bản A Ngo, xã A Ngo, huyện Đakrông.ngập úng vào mùa mưa lũ.
Cực đông là 1070 23'58 kinh độ đông thuộc thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, Hải Lăng.
Cực tây là 106028'55 kinh độ đông, thuộc địa phận đồn biên phòng Cù Bai, xã Hướng Lập, Hướng Hóa.
Với tọa độ địa lý này, Quảng Trị được tạo nên bởi một không gian lãnh thổ mang sắc thái khí hậu nhiệt đới ẩm, điển hình của vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu và chịu ảnh hưởng rất lớn của biển đông. Cách thủ đô Hà Nội 582 km về phía Bắc, thành phố Hồ Chí Minh 1.121 km về phía Nam.
Phía bắc Quảng Trị giáp huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), phía nam giáp hai huyện A Lươí, Phong điền (Thừa Thiên - Huế), phía tây giáp tỉnh Savanakhet (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào), với chiều dài biên giới chung với Lào là 206 km, được phân chia bởi dãy Trường Sơn hùng vĩ. Phía đông giáp biển đông với chiều dài bờ biển 75 km và được án ngữ bởi đảo Cồn Cỏ, có tọa độ địa lý 1709'36 vĩ bắc và 107020' kinh đông, đảo Cồn Cỏ cách bờ biển (Mũi Lay) 25 km, diện tích khoảng 4 km2. Chiều ngang trung bình của tỉnh 63,9 km, (chiều ngang rộng nhất 75,4 km, chiều ngang hẹp nhất 52,5 km).. Tuy với một diện tích không rộng, người không đông nhưng do nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nên Quảng Trị đã và đang giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ và khai thác biển Đông, giao lưu giữa hai miền Bắc - Nam của đất nước cũng như lưu thông thuận lợi với các nước phía tây bán đảo Đông dương, các nước khác trong khu vực Đông Nam Á và thế giới qua Lao Bảo - hành lang quốc lộ số 9 ra cảng Cửa Việt.
Khí hậu
Quảng Trị nằm ở phía nam của Bắc Trung Bộ, trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa hai 2 miền khí hậu. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh và phía nam nóng ẩm quanh năm. ở vùng này khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió tây nam khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn.
Do nằm trọn vẹn trong nội chí tuyến bắc bán cầu, hàng năm có hai lần mặt trời đi qua đỉnh (tháng 5 và tháng 8), nền bức xạ cao (Cực đại vào tháng 5, cực tiểu vào tháng 12). Tổng lượng cán cân bức xạ cả năm ở Quảng Trị dao động trong khoảng 70-80 Kcalo/cm2 năm), những tháng mùa hè gấp 2-3 lần những tháng mùa đông.
Tổng số giờ nắng trung bình năm ở Quảng Trị dao động từ 1700-1800 giờ. Số giờ nắng nhất vào tháng 7 (240-250 giờ).
Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 20-250C, tháng 7 cao nhất còn tháng 1 thấp nhất. Nhiệt độ tối cao trong năm vào các tháng nóng, ở vùng đồng bằng trên 400C và ở vùng núi thấp 34-350C. Nhiệt độ thấp nhất trong năm có thể xuống tới 8-100C ở vùng đồng bằng và 3-50C ở vùng núi cao. Lượng mưa: Mùa mưa diễn ra từ tháng 9 đến tháng 1, lượng mưa khoảng 75-85% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng mưa kéo dài, lớn là tháng 9-11 (khoảng 600 mm). Tháng ít mưa nhất là tháng 2- tháng 7 (thấp nhất là 40mm/tháng). Tổng lượng mưa cả năm dao động khoảng 2000-2700 mm, số ngày mưa 130-180 ngày.
độ ẩm: độ ẩm tương đối trung bình, tháng ẩm 85-90%, còn tháng khô thường dưới 50%, có khi xuống tới 30%. Thành phố Đông Hà vào mùa hè bị khô cạn hơn cả, vùng Khe Sanh (Hướng Hóa) có khí hậu quanh năm ẩm.
Gió tây nam khô nóng, thường gọi là "gió Lào", thường xuất hiện vào tháng 3-9 và gay gắt nhất tháng 4-5 đến tháng 8. Hàng năm có 40-60 ngày khô nóng.
Mùa bão ở Quảng Trị diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11, trong đó tháng 9-10 nhiều bão nhất. Theo số liệu thống kê trong 98 năm có 75 cơn bão đổ bộ vào khu vực Bình Trị Thiên, bình quân 0,8 cơn bão/năm ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Trị, có năm không có bão, nhưng lại có năm liên tiếp 2-3 cơn bão đổ bộ trực tiếp. ảnh hưởng tai hại nhất là bão gây ra gió xoáy giật kèm theo mưa to dài ngày (2-5 ngày) gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Tỷ lệ mưa do bão và áp thấp nhiệt đới ngây ra chiếm tới 40-50% tổng lượng mưa trong các tháng 7-10,. Lượng mưa do một cơn bão gây ra khoảng 300-400 mm, có khi 1000mm.
Tiềm năng phát triển du lịch
Trong những năm Chiến tranh Việt Nam, Quảng Trị là một trong những nơi bị thả bom nhiều nhất. Ngày nay Quảng Trị là nơi có nhiều địa danh, di tích lịch sử:
Cầu treo Đakrông
Đường mòn Hồ Chí Minh.
Thành cổ Quảng Trị (là một nơi gắn liền với chiến dịch mùa hè 1972).
Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn
Địa đạo Vịnh Mốc
Căn cứ Khe Sanh
Căn cứ Cồn Tiên - Dốc Miếu
Hàng rào điện tử McNamara
Bãi tắm Cửa Tùng (được các sĩ quan Hải quân Pháp mệnh danh là "Nữ hoàng của các bãi tắm" ở Đông Dương.)
Biển Mỹ Thủy
Giao thông
Tỉnh có đường sắt Bắc Nam, đường quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh chạy qua. Đặc biệt có đường 9 nối với đường liên Á qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo sang Lào. Dự án sân bay Quảng Trị ở Gio Linh, cách Đông Hà 7 km về phía bắc đang được chuẩn bị thủ tục triển khai đầu tư. Cảng biển Mỹ Thủy, Đại lộ Đông Tây bảy làn xe nối từ cảng Mỹ Thủy qua cửa khẩu Lao Bảo, có tổng vốn đầu tư khoảng 150 triệu USD
Trích nguồn (Tri Thức Việt)