Căn cứ Quyết định số 319/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc lá Sài Gòn.
Căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4104000152 ngày 06 tháng 01 năm 2006 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
1. TÊN CÔNG TY:
- Tên đầy đủ : CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THUỐC LÁ SÀI GÒN.
- Tên giao dịch tiếng Việt : CÔNG TY THUỐC LÁ SÀI GÒN.
- Tên giao dịch tiếng Anh : SAIGON TOBACCO COMPANY LIMITED.
- Tên viết tắt : VINATABA SAI GON.
2. TRỤ SỞ CHÍNH:
- 152 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: (08) 38353138 - (08) 38357052
- Fax: (08) 38353462
- Email: saigonscf@saigontabac.com.vn
- Biểu tượng:
3. VỐN ĐIỀU LỆ: 514.486.000.000 đồng (năm trăm mười bốn tỷ bốn trăm tám mươi sáu triệu đồng).
C
4. NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH: Sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu.
5. NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT: Ông Trần Sơn Châu - Giám đốc.
6. CHỦ SỞ HỮU CỦA CÔNG TY: TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM.
Năm 1929, một nhóm Hoa kiều ở Chợ Lớn hùn vốn nhau lập ra Công ty Trung Huê, chuyên sản xuất bán công nghiệp các loại thuốc vấn. Nhà máy được thành lập ngay trên khu đất hoang giữa Sài Gòn và Chợ Lớn. Công nhân phần lớn là người Hoa vừa làm vừa mày mò học, sản phẩm chưa gây được ấn tượng, chỉ có giới thợ thuyền bình dân chấp nhận.
Tuy nhanh nhạy, nhưng hạn chế về vốn, kỹ thuật và tổ chức; trước sức ép của tư bản Pháp, Công ty Trung Huê nhanh chóng tan vỡ, buộc phải bán lại Nhà máy cho tư bản Pháp. Ngày 5 tháng 7 năm 1929 Hãng thuốc lá M.I.C của Pháp chính thức đi vào hoạt động. Đến năm 1932, M.I.C kết hợp với một Công ty đa quốc gia B.A.T có sự đầu tư của những nhà tư bản kếch xù; cùng với củng cố về tổ chức, nhân sự, công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm thị trường; chú trọng đầu tư vào các vùng nguyên liệu có triển vọng nên hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển; từ sản lượng 1.500.000 bao năm 1931 đến 105.091.000 bao năm 1975. |
|
|
Quyết định thành lập năm 1929 |
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng
Tháng 5/1975, Hãng thuốc lá M.I.C vẫn còn đại diện ở lại quản lý, điều hành, đến ngày 05/6/1975 đại diện R.Cellier lặng lẽ bỏ về nước. Ngày 06/6/1975 Ủy ban quân quản chính thức tiếp quản Nhà máy; đồng thời Bộ Lương thực và Thực phẩm ra quyết định cử bà Mai Lan (nguyên Phó Giám đốc Thuốc lá Thăng Long) làm Giám đốc cùng với các ông Nguyễn Văn Do, Tống Văn Sanh, Tống Phước Hạp điều hành Nhà máy vẫn với tên gọi M.I.C.
Ngày 28/12/1977, Hãng thuốc lá M.I.C chính thức được đổi tên Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn thuộc Xí nghiệp Liên hiệp Thuốc lá Miền Nam. Đây là giai đoạn Nhà máy xây dựng quan hệ sản xuất XHCN, duy trì sản xuất và ổn định đời sống cán bộ, công nhân viên.
|
Những nhãn thuốc như Sài Gòn Giải Phóng, Nông Nghiệp, Vàm Cỏ, Cửu Long … ra đời ghi dấu những nỗ lực vượt bậc của Nhà máy bằng nguồn nguyên, vật liệu do nhà nước cung cấp: thiếu hụt, không đồng bộ chi tiết máy móc, phụ tùng thay thế không có, …
Năm 1980 - Không thể cứ dừng chân chờ thời cơ đến, trước những bức xúc gay gắt của tình hình sản xuất, nhận chỉ tiêu kế hoạch của Bộ Công nghiệp Thực phẩm (lúc bấy giờ) năm 1980 là 150 triệu bao (cho toàn XNLHTL Miền Nam). Ban Lãnh đạo XNLHTLMN đứng ngồi không yên khi kết quả sản xuất kinh doanh đến tháng 11/1980 mới đạt được gần … 60%.
Và một ngày cuối tháng 11/1980 …
Ngày 26/11/1980, đồng chí Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Tổng Công đoàn VN xuống thăm XNLHTLMN.
Ngày 29/11/1980, đồng chí Võ Văn Kiệt. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đến thăm XNLHTLMN.
Tháng 12/1980, đây là một bước ngoặc lịch sử đối với ngành thuốc lá Miền Nam lúc bấy giờ, là thời điểm chuyển đổi gần như toàn bộ hoạt động sản xuất của thuốc lá: tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, những cản trở phát triển sản xuất. Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn lúc ấy cũng nằm trong guồng quay của thuốc lá Miền Nam.
Đồng chí Lê Đình Thụy - Phó Giám đốc, thay mặt lãnh đạo XNLHTLMN đón tiếp các vị lãnh đạo. Với sự quan tâm sâu sát, với tâm tình cởi mở, các vị lãnh đạo đã lắng nghe, trao đổi, bàn bạc và sau cùng là giải quyết những khó khăn, hỗ trợ XNLHTLMN tối đa để bung ra sản xuất. Và …
CHIẾN DỊCH SẢN XUẤT 31 TRIỆU BAO THÁNG 12/1980 BẮT ĐẦU
Đồng chí Nguyễn Văn Do, Chỉ huy trưởng chiến dịch trực tiếp triển khai và theo dõi kế hoạch sản xuất. Chưa bao giờ trong lịch sử sản xuất của Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn mà người lao động bước vào sản xuất với tư cách làm chủ, ý thức kỷ luật tự giác và nhiệt tình, say sưa đến thế. Báo Sài gòn Giải phóng hân hoan mô tả “Một trận đánh táo bạo bắt đầu”. Không chỉ ngành thuốc lá chuyển động, các Nhà máy liên quan cũng vào guồng: Nhà máy Giấy Tân Mai, Nhà máy In Tổng hợp, Nhà máy Điện cũng tăng cường bên cạnh các khâu hậu cần đảm bảo tốt nhất chế độ bồi dưỡng cho người lao động.
Kế hoạch năm 1980 hoàn thành xuất sắc mở đầu cho một giai đoạn phát triển sản xuất, chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường; giải tỏa được những trăn trở, rút ra những bài học kinh nghiệm và mạnh dạn thay đổi quan điểm: đơn vị đầu tiên của TP.HCM thực hiện việc trả lương khoán theo sản phẩm, đơn vị có nhiều sáng kiến nhất của TP tiếp cận thị trường theo hướng tư duy mới. Khép lại thập kỷ 80 với những thành công hết sức to lớn trong sự nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất, phá bỏ cơ chế bao cấp, mở ra những triển vọng tốt đẹp cho con đường trước mặt.
Bước vào thập niên 90 - thập kỷ của đổi mới, tiến bộ và hội nhập; thuận lợi, khó khăn, thử thách cùng lúc đứng chờ. Những vị Lãnh đạo kế tục vẫn tiếp tục hoạch định và hoàn chỉnh chiến lược phát triển của Nhà máy với tầm nhìn rộng rãi hơn: Đầu tư chiều sâu, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường nội địa, tăng cường xuất khẩu và xây dựng thành thương hiệu để chuẩn bị hội nhập với kinh tế khu vực nhằm vững vàng đi trong kinh tế thị trường.
Trong vòng 6 năm đầu của thập kỷ 90, Nhà máy đã đầu tư, trang bị thêm 13 máy vấn, 9 máy vấn ghép, 2 dây chuyền đóng bao 10 và 20 điếu, 7 máy đóng bao mềm, 18 máy bóng kính, 13 máy đóng tút, …. Từ đó đã đưa năng suất từ 320 triệu bao đầu năm 90 lên đến 872 triệu bao năm 1996.
Những danh hiệu và tặng thưởng như: Nhà máy Trung tâm của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Huân chương Lao động Hạng II, Huân chương Lao động Hạng I, Huân chương Độc lập Hạng III là những đánh giá công bằng, chính xác sự cống hiến của cán bộ, công nhân viên Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn suốt một quá trình lịch sử xây dựng Nhà máy. Đồng thời cũng là một nền tảng, động viên đưa Nhà máy bước vào một thời kỳ mới của một thiên niên kỷ mới: “Hiện đại hóa, vươn lên tầm cao mới sẵn sàng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”
Nền kinh tế tập trung bao cấp buộc người tiêu dùng phải chấp nhận những sản phẩm kém chất lượng vì không còn sự lựa chọn nào khác. Bước vào nền kinh tế thị trường, sản phẩm lưu thông phải được đăng ký chính thức về cả hình thức lẫn chất lượng, người tiêu dùng có quyền đòi hỏi chất lượng của sản phẩm họ sử dụng. Từ đầu năm 2002, Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn bắt đầu tiến hành xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản 2000. Ngày 29/01/2004 tổ chức BVQI đã chính thức chứng nhận đạt chứng chỉ ISO với biểu tượng UKAS cho Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn, cơ sở 1 tọa lạc tại 152 đường Trần Phú, quận 5, TP.HCM.
Năm 2004, Nhà máy thực hiện 3 nhiệm vụ:
- Hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch (cao) 1,355 tỷ bao
- Tiếp nhận Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội, sáp nhập vào Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn theo quyết định của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
- Chuẩn bị dự án di dời Nhà máy lên Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc.
Cùng một lúc, 3 nhiệm vụ nặng nề là một thách thức không nhỏ đối với Lãnh đạo Nhà máy. Không thể đặt thứ tự ưu tiên trước sau, các sự kiện đều phải nhịp nhàng đồng bộ tiến triển để – thứ nhất: đạt chỉ tiêu kế hoạch, vừa là trách nhiệm, danh dự, vừa đảm bảo thu nhập cho hàng ngàn người lao động mà tổng số lao động đột ngột tăng lên vì sáp nhập 2 Nhà máy, – thứ hai: việc tạo công ăn việc làm, không để một người lao động nào bị bỏ quên – và thứ ba: xây dựng lại một cơ ngơi mới; dời chuyển hàng trăm ngàn tấn thiết bị máy móc, hàng ngàn con người (làm xáo động đời sống một số người lao động và gia đình họ). Từ những nhiệm vụ đó, mới thấy rõ sự đoàn kết, thống nhất của tập thể, của những người chèo lái cả hoạt động của Nhà máy.
Năm 2005, năm cuối cùng triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005. Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn đã sản xuất, tiêu thụ được 1.534 triệu bao, xuất khẩu 359 triệu; nộp ngân sách 1.680 tỷ đưa thu nhập bình quân trên 3,9 triệu. Bên cạnh đó Nhà máy cũng hoàn thành phương án chuyển đổi mô hình và Điều lệ hoạt động thành Công ty TNHH một thành viên, sắp xếp lại mô hình, nhân sự để nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty theo mô hình mới.
Ngày 06 tháng 12 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 319/2005/QĐ-TTg chuyển Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc lá Sài Gòn.
Công ty Thuốc lá Sài Gòn bước vào năm 2006 bằng nhiều sự kiện quan trọng: năm đầu tiên hoạt động theo mô hình mẹ - con, thuế tiêu thụ đặc biệt tăng từ 45% lên 55%; nhất là tình hình giá cả vật tư tăng, các gói thầu của dự án di dời phải đấu thầu lại, ảnh hưởng tiến độ thi công, chi phí, lãi suất ngân hàng …. Thêm một lần, những khó khăn trước mặt lại trở thành mục tiêu, mục đích để nỗ lực phấn đấu, và năm 2006 Công ty đã cung cấp 1 tỷ 350 triệu bao sản phẩm cho xã hội, nộp ngân sách nhà nước 1.575 tỷ đồng.