Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
FANPAGE FACEBOOK
 
Bản in
Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Tin đăng ngày: - Xem: 4658

Ngân hàng Phát triển Việt Nam

ĐC: 25 A Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội
Xem bản đồ:
Tel: 043.7365659
Email: trangtindientu@vdb.gov.vn
Website: http://www.vdb.gov.vn
Đại diện: Nguyễn Quang Dũng

QUYẾT ĐỊNH
của Thủ tướng Chính phủ  số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006
Về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam
 
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12  năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 06/2006/NQ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
 
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng phát triển) trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển (được thành lập theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999) để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank
Tên viết tắt: VDB
Ngân hàng phát triển có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Phát triển kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ Hỗ trợ phát triển.
Điều 2. Hoạt động của Ngân hàng phát triển không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Ngân hàng phát triển được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Vốn điều lệ của Ngân hàng phát triển là 5.000 tỷ đồng (năm nghìn tỷ đồng) từ nguồn vốn điều lệ hiện có của Quỹ Hỗ trợ phát triển.
Việc điều chỉnh, bổ sung vốn điều lệ tuỳ thuộc yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể, bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hảng Phát triển và do Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển được quy định tại Quyết định này và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Phát triển là 99 năm, kể từ khi Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Điều 3. Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển
1. Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước
a) Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
b) Vốn của Ngân sách Nhà nước cho các dự án theo kế hoạch hàng năm;
c) Vốn ODA được Chính phủ giao.
2. Vốn huy động:
a) Phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi theo quy định của pháp luật.
b) Vay của Tiết kiệm bưu điện, Quỹ Bảo hiểm xã hội và các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước.
3. Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước.
4. Vốn đóng góp tự nguyện kh”ng hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức trong và ngoài nước.
5. Vốn nhận ủy thác cấp phát, cho vay của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước.
6. Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển:
1. Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ;
2. Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển:
a)                   Cho vay đầu tư phát triển
b)                   Hỗ trợ sau đầu tư
c)                   Bảo lãnh tín dụng đầu tư.
3. Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu:
a)                  Cho vay xuất khẩu;
b)                  Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu;
c)                  Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
4. Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển với các tổ chức uỷ thác.
5. Uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Phát triển.
 6. Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo qui định của pháp luật.
7. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu.
8. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Điều 5. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Phát triển:
1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển gồm:
a) Hội đồng Quản lý;
b) Ban Kiểm soát;
c) Bộ máy điều hành gồm:
- Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội;
- Sở Giao dịch, Chi nhánh, Văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài.
Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng Quản lý, Ban kiểm soát và Bộ máy quản lý điều hành Ngân hàng Phát triển thực hiện theo quy định tại Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Ngân hàng Phát triển tổ chức bộ máy quản lý, điều hành tại địa bàn một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phù hợp với yêu cầu và phạm vi hoạt động của Ngân hàng Phát triển, bảo đảm tinh gọn và hiệu quả.
Điều 6. Quyết định các chức danh lãnh đạo Ngân hàng Phát triển:
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng quản lý, Tổng giám đốc theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan.
2. Hội đồng quản lý quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh gồm: Phó Tổng Giám đốc, Trưởng Ban Kiểm soát và Kế toán trưởng.
3. Tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh còn lại của Ngân hàng Phát triển.
Điều 7. Thủ tướng Chính phủ quyết định Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Phát triển theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 8. Trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và các tổ chức có liên quan đối với Ngân hàng Phát triển:
1. Bộ Tài chính:
a) Trình cơ quan, cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Phát triển;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định: sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động; Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Phát triển.
c)  Giám sát, kiểm tra, thanh tra các hoạt động của Ngân hàng Phát triển. Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước do Bộ Tài chính giao hoặc ủy nhiệm cho Ngân hàng Phát triển cho vay lại và thu hồi nợ hoàn trả vốn cho ngân sách nhà nước.

Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc