Vị trí
Có vị trí 20°27'-22°19' vĩ Bắc và 106°06'-107°21' kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng: 55 km, Phía đông bắc giáp Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc): 253 km, Phía nam giáp tỉnh Bắc Giang: 148 km, Phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh: 48 km, Phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn: 73 km, Phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên: 60 km.
Lạng Sơn có hai cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị; có hai cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (Huyện Lộc Bình), Bình Nghi (Huyện Tràng Định), Tân Thanh (Huyện Văn Lãng), Cốc Nam (Huyện Cao Lộc) và 7 cặp chợ biên giới với Trung Quốc.
Địa hình
Đồi núi chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh. Dạng địa hình phổ biến ở Lạng Sơn là núi thấp và đồi, độ cao trung bình 252 m so với mặt nước biển. Nơi thấp nhất là 20 m ở phía nam huyện Hữu Lũng và nơi cao nhất là núi Mẫu Sơn 1541m. Mẫu Sơn cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía đông, được bao bọc bởi nhiều ngọn núi lớn nhỏ, thỉnh thoảng có tuyết rơi vào mùa đông.
Khí hậu, thời tiết
Khí hậu của Lạng Sơn thể hiện rõ nét khí hậu miền Bắc Việt Nam. Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến đã gây nên những chênh lệch đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các vùng.
Nhiệt độ trung bình năm: 17-22 °C
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1200-1600 mm
Độ ẩm tuơng đối trung bình năm: 80-85%
Luợng mây trung bình năm khoảng 7,5/10 bầu trời
Số giờ nắng trung bình khoảng 1600 giờ
Huớng gió và tốc độ gió của Lạng Sơn vừa chịu sự chi phối của yếu tố hoàn lưu, vừa bị biến dạng bởi địa hình. Mùa lạnh thịnh hành gió Bắc, mùa nóng thịnh hành gió Nam và Đông Nam. Tốc độ gió nói chung không lớn, trung bình 0,8-2 m/s song phân hoá không đều giữa các vùng trong tỉnh.
Hệ thống sông ngòi
Mật độ sông suối của Lạng Sơn thuộc loại trung bình đến khá dày, qua địa phận có các sông chính là:
Sông Kỳ Cùng Độ dài: 243 km, Diện tích lưu vực: 6660 km², Bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1166 m thuộc huyện Đình Lập, sông Kỳ Cùng thuộc lưu vực sông Tây Giang Trung Quốc. Đây là con sông duy nhất ở miền Bắc Việt Nam chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, do vậy mảnh đất xứ Lạng còn được gọi là "nơi dòng sông chảy ngược".
Sông Bản Thín, phụ lưu của sông Kỳ Cùng.Độ dài: 52 km, Diện tích lưu vực: 320 km², Sông Ba Thín bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc Quảng Tây (Trung Quốc) đổ vào bờ phải sông Kỳ Cùng ở xã Khuất Xá huyện Lộc Bình.
Sông Bắc Giang, phụ lưu của sông Kỳ Cùng.Độ dài: 114 km, Diện tích lưu vực: 2670 km²,
Sông Bắc Khê, phụ lưu của sông Kỳ Cùng, Độ dài: 54 km, Diện tích lưu vực: 801 km²
Sông Thương Là sông lớn thứ hai của Lạng Sơn, bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước (huyện Chi Lăng) chảy trong máng trũng Mai Sao - Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang.Độ dài: 157 km, Diện tích lưu vực: 6640 km²
Sông Hoá Độ dài: 47 km, Diện tích lưu vực: 385 km²
Sông Trung, Độ dài: 35 km, Diện tích lưu vực: 1270 km²
Các đơn vị hành chính
Núi đá vôi trên Quốc lộ 1A ở Lạng SơnLạng Sơn có một thành phố tỉnh lỵ là thành phố Lạng Sơn5 phường và 3 xã và 10 huyện:
- Tràng Định 1 thị trấn và 22 xã
- Văn Lãng 1 thị trấn và 19 xã
- Văn Quan 1 thị trấn và 23 xã
- Bình Gia 1 thị trấn và 19 xã
- Bắc Sơn 1 thị trấn và 19 xã
- Hữu Lũng 1 thị trấn và 25 xã
- Chi Lăng 2 thị trấn và 20 xã
- Cao Lộc 2 thị trấn và 21 xã
- Lộc Bình 2 thị trấn và 27 xã
- Đình Lập 2 thị trấn và 10 xã
Lạng Sơn có 226 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 207 xã, 5 phường và 14 thị trấn
Thay đổi hành chính
Biểu trưng Lạng Sơn là một trong 13 tỉnh được vua Minh Mạng thành lập đầu tiên ở Bắc Kỳ (năm 1831).
Từ ngày 9/9/1891 đến ngày 20/6/1905, là Tiểu quân khu Lạng Sơn thuộc Đạo Quan binh II Lạng Sơn. Sau đó tái lập tỉnh.
Ngày 7/6/1949, huyện Lộc Bình của tỉnh Hải Ninh nhập vào tỉnh Lạng Sơn.
Trong kháng chiến chống Pháp, Lạng Sơn thuộc Liên khu Việt Bắc. Năm 1950 tỉnh Lạng Sơn có 10 huyện: Bằng Mạc, Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Điềm He, Lộc Bình, Ôn Châu, Thoát Lãng, Tràng Định, Văn Uyên.
Ngày 1/7/1956, huyện Hữu Lũng của tỉnh Bắc Giang nhập vào tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Lạng Sơn thuộc Khu tự trị Việt Bắc (được thành lập cùng ngày). Khu tự trị Việt Bắc tồn tại đến 27/12/1975.
Ngày 16/12/1964, huyện Điềm He cùng 6 xã của huyện Bằng Mạc hợp nhất thành huyện mới Văn Quan; huyện Ôn Châu cùng 8 xã còn lại của huyện Bằng Mạc hợp nhất thành huyện mới Chi Lăng.
Từ 27/12/1975 đến 29/12/1978 nhập với tỉnh Cao Bằng thành tỉnh Cao Lạng, rồi lại tách ra như cũ.
Ngày 29/12/1978 tái lập tỉnh Lạng Sơn, đồng thời sáp nhập huyện Đình Lập của tỉnh Quảng Ninh vào tỉnh Lạng Sơn. Như vậy tỉnh Lạng Sơn có 10 huyện với tên gọi như hiện nay.
Dân cư
Dân số 731.887 người (điều tra dân số 01/04/2009);có 7 dân tộc anh em, trong đó người dân tộc Nùng chiếm 42,97%, Tày chiếm 35,92%,Kinh 16,5%,còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mông...
Văn học
Lạng Sơn có nhiều thắng cảnh nổi tiếng, được nhắc đến nhiều trong thi ca Việt Nam, ví dụ như bài ca dao truyền khẩu dưới đây
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mải vui quên hết lời em dặn dò.