Vài nét về Tập đoàn FPT
Tập đoàn FPT thành lập ngày 13/09/1988, hiện là tập đoàn công nghệ thông tin và viễn thông số 1 của Việt Nam. Tập đoàn FPT hiện nay có tới 83 đơn vị thành viên với hàng trăm đơn vị kinh doanh và các bộ phận hỗ trợ. Tập đoàn FPT có trụ sở tại 6 quốc gia: Nhật, Mỹ, Pháp, Úc, Singapore và Malaysia. Năm 2008, bất chấp khủng hoảng tài chính, toàn tập đoàn đã đạt doanh số hơn 1 tỷ USD, trở thành doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của Việt Nam đạt ngưỡng này. FPT hiện là đối tác của hơn 200 tập đoàn công nghệ lớn nhất trên toàn cầu. Bên cạnh đó, FPT cũng đang sở hữu trên 1.000 chứng chỉ công nghệ cấp quốc tế của các đối tác công nghệ hàng đầu thế giới.
Đặc biệt, trong chuyến tháp tùng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang Mỹ năm 2007, TGĐ Trương Gia Bình và đoàn đại biểu FPT đã đạt được một bước ngoặt trong quan hệ đối tác chiến lược với Microsoft. Theo đó, các Lập trình viên của FPT được tham gia viết các phần mềm cốt lõi của Microsoft cũng như có được sự hỗ trợ của Microsoft trong việc xây dựng Đại học FPT trở thành “Ngôi trường của thế kỷ 21”.
Ngay từ năm 1999, nhận thấy nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố sống còn của việc phát triển Tập đoàn và ngành công nghiệp CNTT, FPT đã phối hợp với tập đoàn đào tạo CNTT hàng đầu thế giới Aptech Ấn Độ triển khai hệ thống các trung tâm đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech và Mỹ thuật đa phương tiện Arena tại Việt Nam. Qua 10 năm hoạt động, hệ thống hiện đã có gần 40 trung tâm trên toàn quốc và đã đào tạo cho ngành CNTT của Việt Nam trên 20.000 chuyên gia phần mềm và mỹ thuật đa phương tiện.
Vài nét về Trường Đại học FPT
Ngày 08/09/2006, Chính phủ đã có Quyết định số 208/2006/QĐ-TTg cho phép chính thức thành lập Trường Đại học Tư thục FPT.
Mục tiêu trước mắt của Trường Đại học FPT là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao chuyên ngành CNTT và các nhóm ngành khác có liên quan cho tập đoàn FPT cũng như cho các tập đoàn CNTT toàn cầu tại khắp nơi trên thế giới và các doanh nghiệp Việt Nam.
Sự khác biệt của Trường Đại học FPT so với các trường đại học khác là đào tạo kỹ sư công nghiệp, nghĩa là đào tạo theo hình thức liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp CNTT, gắn đào tạo với thực tiễn, với nghiên cứu - triển khai và các công nghệ hiện đại nhất. Triết lý và phương pháp giáo dục hiện đại; Đào tạo con người toàn diện, hài hòa; Chương trình luôn được cập nhật và tuân thủ các chuẩn công nghệ quốc tế; Đặc biệt chú trọng kỹ năng ngoại ngữ; Tăng cường đào tạo quy trình tổ chức sản xuất, kỹ năng làm việc theo nhóm và các kỹ năng cá nhân khác là những điểm sẽ đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp có những cơ hội việc làm tốt nhất tại tập đoàn FPT và các doanh nghiệp hàng đầu khác.
Hội đồng cố vấn
Hội đồng cố vấn của Trường Đại học FPT bao gồm các giáo sư, các nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam. Ngài Takeo Ogawa, Chủ tịch danh dự và là cựu TGĐ của Công ty Hitachi Software được chọn làm cố vấn cao cấp cho các chương trình đào tạo CNTT bằng tiếng Nhật.
Trách nhiệm của Hội đồng cố vấn là tham gia định hướng và xây dựng chiến lược cho hoạt động của Trường, hỗ trợ Ban giám hiệu trong các công việc nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.
Hội đồng Quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất,chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của Trường. Hội đồng quản trị có trách nhiệm ra các quyết định chiến lược, định hướng hoạt động, bổ nhiệm Hiệu trưởng và các vị trí quản lý then chốt của Trường.
Chủ tịch HĐQT Trường Đại học FPT là Phó giáo sư, Tiến sỹ Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT. Ông tốt nghiệp Tiến sỹ Toán – Lý tại Đại học Tổng hợp Mat-xcơ-va mang tên Lô-mô-nô-xốp (MGU), sáng lập và điều hành FPT, Tập đoàn CNTT số 1 của Việt Nam từ năm 1988. Ông còn là Trưởng khoa Quản trị kinh doanh HSB, Đại học Quốc gia Hà Nội; Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội; Chủ tịch Hiệp hội phần mềm Việt Nam (VINASA).
Ông Trương Gia Bình chụp cùng ngài Bill Gates, Chủ tịch Micrsoft
Ban Giám hiệu
Ban Giám hiệu của Trường có chức năng điều hành trực tiếp các hoạt động của Trường. Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2006-2011 của Trường là Tiến sỹ Lê Trường Tùng. Ông tốt nghiệp đại học tại khoa Toán, Đại học Tổng hợp Mat-xcơ-va mang tên Lô-mô-nô-xốp (MGU), bảo vệ Luận án Tiến sỹ tại Học viện kỹ thuật quân sự. Ông còn là Tổng giám đốc Học viện quốc tế FPT, Chủ tịch Hội tin học TP.Hồ Chí Minh (HCA), Phó Chủ tịch Hội tin học Việt Nam (VAIP), Đại biểu HĐND TP.Hồ Chí Minh.
Ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học FPT
Cơ sở vật chất và điều kiện học tập
Trường Đại học FPT đã hoàn thiện cơ sở vật chất của mình tại các địa điểm: Tòa nhà Detech, số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Hà Nội; cơ sở đào tạo tại Học xá Trường Đại học FPT, Tòa nhà Innovation, khu Công viên phần mềm Quang Trung, TP.Hồ Chí Minh và cơ sở đào tạo tại số 143 Nguyễn Lương Bằng, Quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng để đào tạo hàng nghìn sinh viên. Trường đang triển khai xây dựng một quần thể đại học hiện đại với đầy đủ các tiện nghi trên một diện tích trên 30 héc ta tại khu công nghệ cao Hòa Lạc. Trường cũng dự kiến sẽ có các Phân hiệu tại các thành phố lớn trên cả nước trong vòng 3-5 năm tới.
Sinh viên được tiếp xúc và làm việc với các trang thiết bị đào tạo hiện đại nhất, có điều kiện học ngoại ngữ trong môi trường Quốc tế, thực hành trên máy tính và các thiết bị công nghệ hiện đại nhất, học trong môi trường có điều hòa, hệ thống mạng không dây kết nối Internet 24/24, được tiếp xúc với thư viện hiện đại và cập nhật theo tiêu chuẩn quốc tế.
Cơ sở Mỹ Đình của Đại học FPT, hoạt động từ 09/2006
Phòng máy được trang bị màn hình tinh thể lỏng, kết nối internet 24/24h
Hội trường lớn với 300 chỗ với trang thiết bị hiện đại
Phòng học trang bị hiện đại cho tối đa 30 sinh viên, phủ sóng wifi
Bàn tra cứu sách và sử dụng thư viện điện tử
Thư viện
Phòng Hội thảo
Quy hoạch mặt bằng Trường Đại học FPT tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
Học xá Trường Đại học FPT tại Tòa nhà Innovation,
Khu công viên phần mềm Quang Trung – TP. Hồ Chí Minh, hoạt động từ 09/2008
Khu thư viện và dịch vụ sinh viên
Phòng học trang bị hiện đại cho tối đa 30 sinh viên
Hành lang và khu tự học
Cơ sở vật chất của Trường Đại học FPT
tại trụ sở Khu công viên phần mềm Quang Trung, TP. Hồ Chí Minh
Thống kê cơ sở vật chất:
STT |
Nội dung |
Đơn vị tính |
Tổng số |
I |
Diện tích đất đai cơ sở đào tạo quản lý sử dụng |
ha |
58.60Ha |
II |
Số cơ sở đào tạo |
cơ sở |
1 |
III |
Diện tích xây dựng |
m2 |
16,000 |
IV |
Giảng đường/phòng học |
|
|
1
|
Số phòng học |
phòng |
50 |
2 |
Diện tích |
m2 |
2,000 |
V |
Diện tích hội trường |
m2 |
500 |
VI |
Phòng máy tính |
|
57 |
1 |
Diện tích |
m2 |
2,250 |
2 |
Số máy tính sử dụng được |
máy tính |
2,160 |
3 |
Số máy tính nối mạng ADSL |
máy tính |
2,160 |
VII |
Phòng học ngoại ngữ |
|
|
1 |
Số phòng học |
phòng |
50 |
2 |
Diện tích |
m2 |
2,000 |
3 |
Số thiết bị đào tạo ngoại ngữ chuyên dùng (tên các thiết bị, thông số kỹ thuật, năm sản xuất, nước sản xuất) |
Thiết bị |
Đa năng |
VIII |
Thư viện |
|
|
1 |
Diện tích |
m2 |
400 |
2 |
Số đầu sách |
quyển |
40,000 |
IX |
Phòng thí nghiệm |
|
|
1 |
Diện tích |
m2 |
|
2 |
Số thiết bị thí nghiệm chuyên dùng (tên các thiết bị, thông số kỹ thuật, năm sản xuất, nước sản xuất) |
thiết bị |
|
X |
Xưởng thực tập, thực hành |
|
|
1 |
Diện tích |
m2 |
1,800 |
2 |
Số thiết bị thí nghiệm chuyên dùng (tên các thiết bị, thông số kỹ thuật, năm sản xuất, nước sản xuất) |
thiết bị |
|
XI |
Ký túc xá thuộc cơ sở đào tạo quản lý |
|
Đang xây |
1 |
Số sinh viên ở trong KTX |
sinh viên |
2 |
Diện tích |
m2 |
3 |
Số phòng |
phòng |
4 |
Diện tích bình quân/sinh viên |
m2/sinh viên |
XII |
Diện tích nhà ăn sinh viên thuộc cơ sở đào tạo quản lý |
m2 |
XII |
Diện tích nhà văn hóa |
m2 |
XIII |
Diện tích nhà thi đấu đa năng |
m2 |
XIV |
Diện tích bể bơi |
m2 |
XV |
Diện tích sân vận động |
m2 |
Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên:
T T |
Nội dung |
Tổng số |
Hình thức tuyển dụng |
Chức danh |
Trình độ đào tạo |
Hợp đồng cơ hữu |
Hợp đồng thỉnh giảng |
Giáo sư |
Phó Giáo sư |
Tiến sĩ |
Thạc sĩ |
Đại học |
Cao đẳng |
Trình độ khác |
|
Tổng số giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên |
596 |
416 |
180 |
0 |
4 |
52 |
173 |
289 |
42 |
40 |
I |
Giảng viên |
382 |
202 |
180 |
0 |
4 |
52 |
164 |
166 |
0 |
0 |
1 |
Bộ môn IT |
229 |
139 |
90 |
|
|
18 |
103 |
108 |
|
|
2 |
Bộ môn Toán |
17 |
5 |
12 |
|
|
3 |
12 |
2 |
|
|
3 |
Bộ môn Tiếng Anh |
63 |
13 |
50 |
|
|
1 |
31 |
31 |
|
|
4 |
Bộ môn Tiếng Nhật |
22 |
14 |
8 |
|
|
|
2 |
20 |
|
|
5 |
Viện QTKD |
34 |
17 |
17 |
|
|
3 |
23 |
11 |
|
|
6 |
Bộ môn Cơ bản |
17 |
14 |
3 |
|
1 |
7 |
5 |
5 |
|
|
II |
Cán bộ quản lý và nhân viên |
220 |
220 |
0 |
0 |
0 |
3 |
12 |
123 |
42 |
40 |
1 |
Hiệu trưởng |
1 |
1 |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
2 |
Phó Hiệu trưởng |
5 |
5 |
|
|
|
2 |
3 |
|
|
|
3 |
CBNV |
214 |
214 |
|
|
|
|
9 |
123 |
42 |
40 |
Tỷ lệ số sinh viên / giảng viên:
- Thực tế: 6,3
- Quy đổi: 8,2
Kiểm định chất lượng giáo dục
- Trường đại học FPT đang triển khai Hệ thống Chất lượng dựa trên chuẩn ISO 9001:2000 (áp dụng cho các cơ sở đào tạo) và tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế ABET (dành cho khối ngành kỹ nghệ).
- Trường dự kiến đánh giá ngoài và nhận chứng chỉ ISO vào Q2 năm 2010, và nhận chứng chỉ ABET cho ngành Software Engineering vào năm 2011 khi lứa sinh viên đầu tiên tốt nghiệp.
- Hiện nay trường đã nhận chứng chỉ chất lượng ISO cho các hệ đào tạo Diploma (Aptech, Arena). Việc triển khai kiểm định theo các Tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo được tiến hành song song khi xây dựng hệ thống chất lượng ISO.
- Về tổ chức, trường đã thành lập Phòng quản lý Chất lượng làm đầu mối thực hiện. Trường cũng cử 1 cán bộ sang nghiên cứu tại Mỹ để hỗ trợ triển khai ABET.
Địa điểm tư vấn và tuyển sinh
1. Đăng ký và tư vấn tuyển sinh tại Hà Nội theo địa chỉ: Trường Đại học FPT, tòa nhà Detech, số 8 Tôn Thất Thuyết, Từ Liêm (15B đường Phạm Hùng – đối diện bến xe Mỹ Đình). Điện thoại: (04) 3768-77-17.
2. Đăng ký và tư vấn tuyển sinh tại TP. Hồ Chí Minh theo địa chỉ: Học xá Trường ĐH FPT tại TP. Hồ Chí Minh, tòa nhà Innovation, Công viên phần mềm Quang Trung, P.Tân Chánh Hiệp, Q.12. Điện thoại: (08) 5437-17-77.
3. Đăng ký và tư vấn tuyển sinh tại TP. Đà Nẵng theo địa chỉ: Học xá Trường Đại học FPT tại Đà Nẵng, số 143 Nguyễn Lương Bằng, Quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng. Điện thoại: (0511) 3735-913.