Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
FANPAGE FACEBOOK
 
Bản in
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Tin đăng ngày: - Xem: 5112

Bộ Tài nguyên và Môi trường

ĐC: 83 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
Xem bản đồ:
Tel: (04)38343911
Email: baotainguyenmoitruong@gmail.com
Website: http://www.monre.gov.vn
Đại diện: Phạm Khôi Nguyên

I. Lịch sử hình thành Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ngày 05 tháng 8 năm 2002 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ nhất thông qua Nghị quyết số 02/2002/QH11 quy định danh sách các Bộ và cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, trong đó có Bộ Tài nguyên và Môi trường.

         Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập trên cơ sở hợp nhất các đơn vị Tổng cục Địa chính, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, Cục Môi trường (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường), Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và Viện Địa chất và Khoáng sản (Bộ Công nghiệp) và bộ phận quản lý tài nguyên nước thuộc Cục quản lý nước và công trình thuỷ lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). 

          Ngày 11 tháng 11 năm 2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tháng 12 năm 2002 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ. 

          Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao nhiệm vụ thường trực Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước, Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản, Ban Chỉ đạo quốc gia về khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, Ban chỉ đạo Quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. 

          Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 45/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 4 năm 2003 về việc thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố; ban hành Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15 tháng 7 năm 2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường ở địa phương.

            Mặc dù Bộ mới được thành lập, những các lĩnh vực quản lý nhà nước của  ngành như: quản lý tài nguyên đất, địa chất và khoáng sản, khí tượng thuỷ văn, đo đạc bản đồ…, đã có quá trình lịch sử hình thành, phát triển lâu dài, có lĩnh vực đã trải qua cả thế kỷ như lĩnh vực Khí tưởng thuỷ văn.

           

II. Lịch sử hình thành và phát triển của các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành tài nguyên và môi trường

1. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam

Ngày 03 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 41/SL, trong đó bãi bỏ tất cả các công sở và các cơ quan trước thuộc Phủ toàn quyền Đồng Dương và đặt Sở Tổng Thanh tra Khoáng chất và Kỹ nghệ thuộc Bộ Quốc dân Kinh tế. Đây chính là ngày mở đấu cho Ngành Địa chất Việt Nam thuộc chính thể Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Trải qua 65 năm hình thành và phát triển, Ngành Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã trưởng thành và phát triển với nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, cung như với cơ cấu tổ chức, tên gọi khác nhau. Có thể tóm tắt quá  trình lịch sử của Ngành như sau:

            Năm 1946: Nha Khoáng chất và Kỹ nghệ thuộc Bộ quốc dân Kinh tế (sau ngày 26/11/1946 Bộ Quốc dân Kinh tế đổi tên thành Bộ Kinh tế).

            Năm 1955: Sở Địa chất và Cục Khai khoáng thuộc Bộ Công thương.

            Năm 1957: Cục Địa chất thuộc Bộ công nghiệp.

            Năm 1960: thành lập Tổng cục Địa chất trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

            Năm 1987: Tổng Cục Mỏ và Địa chất trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng (này là Chính phủ) được thành lập trên cở sở Tổng cục Địa chất.

            Năm 1990: Tổng Cục Mỏ và Địa chất giải thể, thành lập Cục Địa chất Việt Nam, chuyển Cục Quản lý Tài nguyên khoáng sản Nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng.

            Năm 1996: Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp được thành lập trên cở sở hợp nhất Cục Địa chất Việt Nam và Cục Quản lý Tài nguyên Khoáng sản Nhà nước.

            Năm 2002: sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập bởi Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ, chức năng quản lý nhà nước về Địa chất, Khoáng sản được giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo đó ngày 27/12/2002 Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam chính thức được chuyển từ Bộ Công nghiệp sang Bộ Tài nguyên và Môi trường.

            Năm 2010: Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam chính thức được nâng cấp thành Tổng cụ Địa chất và Khoáng sảen Việt Nam.

            Ngành địa chất và khoáng sản Việt Nam vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh năm 1995 và Huân chương Sao vàng năm 2010.

 

2. Lĩnh vực Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Ngày 18 tháng 4 năm 1891, thành lập Trạm Khí tượng đầu tiên tại Tòa Công sứ Nam Định.

Ngày 16 tháng 9 năm 1902 Toàn quyền Đông dư­ơng ra Nghị định thành lập tại Đông Dương Đài Quan sát Từ trường và Khí tượng Trung ương (Đài Phủ Liễn, Hải Phòng).

Ngày 3 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch nước ban hành Sắc lệnh số 41 đưa Sở Thiên văn và Đài Thiên văn Phủ Liễn về trực thuộc Bộ Công chính và Giao thông.

Ngày 28 tháng 9 năm 1955, Chính phủ ban hành Nghị định số 588/TTg thành lập Nha Khí tượng trực thuộc phủ Thủ tướng.

Ngày 5 tháng 6 năm 1956, Chính phủ ban hành Nghị định số 916/TTg thành lập Nha Khí tượng Thủy văn.

Ngày 29 tháng 12 năm 1958, Chính phủ ban hành Nghị định số 563/TTg chuyển công tác thủy văn sang Bộ Thủy lợi và đổi tên Nha Khí tượng Thủy văn thành Nha Khí tượng trực thuộc Phủ Thủ tướng.

Ngày 14 tháng 10 năm 1975 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 21-NQ/QHK6 thành lập Tổng cục Khí tượng Thủy văn trên cơ sở hợp nhất Nha Khí tượng và Cục Thủy văn (thuộc Bộ Thủy lợi).

Ngày 5 tháng 11 năm 1976, Chính phủ ban hành Nghị định số 215/CP sáp nhập khí tượng và thủy văn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Khí tư­ợng Thủy văn gồm 6 Vụ, 38 Đài KTTV tỉnh, thành và 12 đơn vị sự nghiệp.

Ngày 11 tháng 11 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục KTTV gồm 7 Vụ, 9 Đài KTTV khu vực và 8 đơn vị sự nghiệp.

Ngày 11 tháng 11 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, theo đó Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ.

Theo Nghị đinh số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, theo đó thành lập Cục Khí tượngThuỷ văn và Biến đổi khí hậu.

Như vậy, lĩnh vực Khí tượng Thủy văn tồn tại hai cơ quan gồm (1) Cục Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu thực hiện chức năng quản lý nhà nước và Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia thực hiên chức năng đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ.

Ngành Khí tượng Thuỷ văn vinh dự được Nhà ước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh năm 1995.

 

3. Tổng cục Môi trường

Năm 1992, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường được thành lập. Cục Môi trường là cơ quan đầu tiên chuyên trách về bảo vệ môi trường có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thống nhất quản lý các hoạt động bảo vệ môi trường trong cả nước.

Cuối năm 1993, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua Luật Bảo vệ môi trường - nền tảng pháp lý cho hệ thống luật pháp về môi trường của nước ta.

Ngày 26 tháng 5 năm 1998, Bộ Chính trị, Ban chấp hành TW Đảng ban hành Chỉ thị số 36-CT/TW của  về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Đây là lần đầu tiên Đảng ban hành một văn bản chỉ đạo các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ môi trường của đất nước.

Tháng 8 năm 2002 Quốc hội khoá XI đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm tăng cường hơn nữa hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Việc thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hình thành 3 đơn vị có chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực môi trường là Cục Bảo vệ môi trường, Vụ Môi trường và Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi  trường.

Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.

Năm 2005, Quốc hội đã xem xét và thông qua việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường và theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2005 nhiệm vụ của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã có sự thay đổi cả về chất và lượng.

Ngày 30 tháng 9 năm 2008, sự ra đời của Tổng cục Môi trường theo Quyết định số 132/2008/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ là một bước quan trọng trong tiến trình quy hoạch lại các cơ quan quản lý môi truờng của nhà nước, đồng thời đánh dấu sự trưởng thành và phát triển của ngành môi trường ở nước ta.

Lĩnh vực bảo vệ môi trường vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2007.

 

4. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

 

5. Tổng cục Quản lý đất đai

Ngày 3-10-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 41 – SL để kết thúc hoạt động của cơ quan quản lý đất đai thuộc nhà nước thực dân Pháp và mở đầu cho hoạt động quản lý đất đai của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.

Ngày 3-5-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh lý Sắc lệnh số 57 tổ chức các Bộ và thành lập các Nha trong các Bộ trong đó có Nha địa chính

Ngày 2 tháng 7 năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 11- SL sát nhập Nha Địa chính vào Bộ Canh nông

Ngày 18 tháng 6  năm 1949 Chủ tịch Hồ Chí Minh lý Sắc lệnh số 64/SL sát nhập Nha Địa chính và các cơ quan phụ thuộc vào Bộ Tài chính

Ngày 3 tháng 8 năm 1958, Chính phủ đã có Chỉ thị số 334/TTg cho tái lập hệ thống địa chính trong Bộ Tài chính và UBND các cấp, làm nhiệm vụ đo đạc lập bản đồ giải thửa và sổ sách địa chính để nắm chắc được quỹ đất đai, phục vụ cho công tác kế hoạch hoá nền kinh tế và chương trình hợp tác hoá nông nghiệp, tính thuế nông nghiệp, xây dựng đô thị...

Chính phủ đã quyết định chuyển hệ thống địa chính từ Bộ Tài chính sang Bộ Nông nghiệp và đổi tên là Vụ Quản lý ruộng đất theo Nghị định 70/CP ngày 9 tháng 12 năm 1960 đã xác định: “Cơ quan quản lý ruộng đất có nhiệm vụ giúp Bộ Nông nghiệp quản lý việc mở mang, sử dụng và cải tạo ruộng đất trong nông nghiệp”

          Ngày 9 tháng 11 năm 1979, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 404/CP thành lập hệ thống tổ chức quản lý ruộng đất trực thuộc Hội đồng Chính phủ và UBND các cấp. Trong Nghị định này quy định: “Tổng cục Quản lý ruộng đất là cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm giúp Hội đồng Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước đối với toàn bộ ruộng đất trên  cả nước, nhằm phát triển sản xuất, bảo vệ đất đai, bảo vệ môi trường, sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao đối với các loại đất

            Ngày 22 tháng 02 năm 1994 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/CP về việc Thành lập Tổng cục Địa chính trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại Tổng cục Quản lý ruộng đất và Cục Đo đạc và bản đồ Nhà nước.Tổng cục Địa chính là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ.

            Ngày 02 tháng 10 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 134/2008/QĐ-TTg về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục quản lý đất đai trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tổng cục Quản lý đất đai vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Cờ thi đua của Chính phủ  năm 2009.

 

6. Cục Quản lý tài nguyên nước

 

7. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 116/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Quyết định nói trên cũng quy định rõ vị trí và chức năng của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là cơ quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo; thực hiện các dịch vụ công theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có 15 nhiệm vụ và quyền hạn đi kèm. Trong đó, có những nhiệm vụ quan trọng như: Tham gia xây dựng chiến lược, chính sách về quốc phòng, an ninh, ngoại giao liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển và hải đảo; có nhiệm vụ về quản lý tổng hợp, khai thác, sử dụng biển và hải đảo; điều tra cơ bản về tài nguyên-môi trường biển và hải đảo; khảo sát, thăm dò, nghiên cứu biển, hải đảo và đại dương; bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

 Về cơ cấu tổ chức, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có 6 đơn vị hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 5 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục.

 

III. Ngày truyền thống và các ngày lễ liên quan đến các lĩnh vực của ngành Tài nguyên và Môi trường

Ngày truyền thống:

Ngành Địa chất và Khoáng sản: Ngày 2 tháng 10

Ngành Đất đai: Ngày 3 tháng 10

Ngành Đo đạc bản đồ: Ngày 14 tháng 12

Tuần lễ Biển và Hải đảo: Ngày 1 đến ngày 8 tháng 6

 

2. Ngày Thế giới tổ chức các sự kiện:

- Ngày Môi trường thế giới : Ngày 5 tháng 6

- Ngày Nước thế giới: Ngày 22 tháng 3

- Ngày Khí tượng thế giới: Ngày 23 tháng 3

- Ngày Đại dương thế giới: Ngày 8 tháng 6

Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc