Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
FANPAGE FACEBOOK
 
Bản in
Bộ Tư pháp
Tin đăng ngày: - Xem: 3878

Bộ Tư pháp

ĐC: 60 Trần Phú - Hà Nội
Xem bản đồ:
Tel: (84)38438847
Email: botuphap@moj.gov.vn
Website: http://moj.gov.vn
Đại diện: Hà Hùng Cường

Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; hành chính tư pháp; bổ trợ tư pháp và các công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế và chủ trương hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

2. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án quan trọng quốc gia, các dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

3. Ban hành các thông tư, quyết định, chỉ thị về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

5. Về công tác xây dựng pháp luật:

a) Trình Chính phủ dự thảo chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật;

b) Lập dự kiến của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; dự kiến phân công cơ quan chủ trì, phối hợp soạn thảo để trình Chính phủ quyết định; kiểm tra, đôn đốc việc soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do Chính phủ trình;

c) Thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo điều ước quốc tế;

d) Tham gia xây dựng dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan, tổ chức khác chủ trì soạn thảo;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác soạn thảo, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.

6. Về thi hành pháp luật:

a) Theo dõi chung tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước;

b) Hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác theo dõi, đánh giá, báo cáo về tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương.

7. Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:

a) Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành theo quy định của pháp luật; kiến nghị xử lý, xử lý theo thẩm quyền hoặc xử lý theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ đối với các văn bản trái pháp luật;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

8. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật.

9. Về phổ biến, giáo dục pháp luật:

a) Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật; làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tổ chức thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật;

b) Xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật; biên soạn, xuất bản, phát hành các tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

c) Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, sử dụng tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và trường học.

10. Về thi hành án dân sự:

a) Tổ chức thực hiện công tác thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước; phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi không chấp hành án;

b) Ban hành và chỉ đạo thực hiện các quy định về quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, định mức, biểu mẫu, giấy tờ về thi hành án dân sự;

c) Quản lý thống nhất về tổ chức, hoạt động, ngân sách của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương;

d) Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật. 

11. Về hành chính tư pháp:

a) Hướng dẫn công tác chứng thực, quản lý và đăng ký hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp; ban hành, quản lý thống nhất các loại biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp;

b) Giải quyết các thủ tục về xin thôi quốc tịch, xin nhập quốc tịch hoặc xin trở lại quốc tịch Việt Nam để trình Chủ tịch nước theo quy định của pháp luật.

12. Về bổ trợ tư pháp:

a) Quản lý nhà nước thống nhất về tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản trong phạm vi cả nước; hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động, luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, trọng tài thương mại; ban hành và hướng dẫn sử dụng thống nhất mẫu văn bản, giấy tờ về công chứng, giám định tư pháp, trọng tài thương mại;

b) Cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ công chứng viên, thẻ giám định viên tư pháp; cấp, thu hồi Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam đối với luật sư nước ngoài, Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài, Trung tâm Trọng tài thương mại; phê duyệt Điều lệ của Trung tâm Trọng tài thương mại;

c) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại.

13. Về công tác nuôi con nuôi:

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc đăng ký nuôi con nuôi và thực hiện quyền, lợi ích của con nuôi trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; ban hành thống nhất biểu mẫu, giấy tờ trong lĩnh vực nuôi con nuôi; giải quyết các việc về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật;

b) Cấp, gia hạn, thay đổi nội dung, thu hồi Giấy phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài và quản lý hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

14. Về trợ giúp pháp lý:

a) Hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý; quy định các biểu mẫu, giấy tờ về trợ giúp pháp lý;

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý;

c) Xây dựng và quản lý đối với hoạt động của Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam.

15. Về đăng ký giao dịch bảo đảm:

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm; ban hành, quản lý và hướng dẫn việc sử dụng các mẫu đơn, giấy tờ, sổ đăng ký về giao dịch bảo đảm;

b) Tổ chức, hướng dẫn thực hiện việc đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính và các giao dịch, tài sản khác theo quy định của pháp luật.

16. Hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở.        

17. Hướng dẫn nghiệp vụ công tác pháp chế Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

18. Về hợp tác quốc tế:

a) Tổng hợp, điều phối, thẩm định về nội dung các chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc thực hiện các hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật;

b) Tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế và chủ trương hợp tác quốc tế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ sau khi được Chính phủ phê duyệt;

c) Quản lý thống nhất công tác tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù giữa Việt Nam và nước ngoài; làm đầu mối thực hiện các hoạt động ủy thác tư pháp về dân sự theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật;

đ) Thực hiện việc cấp ý kiến pháp lý cho các dự án theo quy định của pháp luật; tham gia giải quyết về mặt pháp lý các tranh chấp quốc tế có liên quan tới Việt Nam theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

19. Xây dựng các quy chế đánh giá, nghiệm thu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý; xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học; phát triển và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý trong việc cải cách pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp và trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

20. Tổ chức chỉ đạo thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; xây dựng và phát triển các cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật, thi hành án, giao dịch bảo đảm, công chứng, hộ tịch, giám định, lý lịch tư pháp và các cơ sở dữ liệu khác phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ.

21. Về quản lý nhà nước các tổ chức thực hiện dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ:

a) Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách về cung ứng các dịch vụ công; về xã hội hoá các hoạt động cung ứng dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;

b) Trình Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch mạng lưới tổ chức sự nghiệp; điều kiện, tiêu chí thành lập các tổ chức sự nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;

c) Hướng dẫn, tạo điều kiện và hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện dịch vụ công hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

22. Hướng dẫn, tạo điều kiện cho hội, tổ chức phi chính phủ tham gia các hoạt động trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật; xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của hội, tổ chức phi chính phủ theo quy định của pháp luật; phê duyệt Điều lệ của Tổ chức luật sư toàn quốc.

23. Về kiểm tra, thanh tra:

a) Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thanh tra, kiểm tra chính quyền địa phương việc thực hiện phân cấp quản lý trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;

b) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân liên quan đến các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;

c) Thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

24. Về cải cách hành chính:

a) Đề xuất các giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả cải cách thể chế hành chính nhà nước và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của Bộ theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

25. Xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên môn ngành Tư pháp để Bộ Nội vụ ban hành; ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức chuyên môn ngành Tư pháp sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ; ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ.

Quản lý công tác đào tạo luật; tổ chức đào tạo các cấp học về luật; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các chức danh tư pháp theo quy định của pháp luật.

26. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc Bộ quản lý.

27. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.

28. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật

Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc