Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
FANPAGE FACEBOOK
 
Bản in
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Tin đăng ngày: - Xem: 11819

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

ĐC: 49 Lý Thái Tổ - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Xem bản đồ:
Tel: 0439349569
Email: webmaster@sbv.gov.vn
Website: http://www.sbv.gov.vn
Đại diện: Nguyễn Văn Giàu
Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của từng thời kỳ cách mạng và công cuộc xây dựng đất nước.

Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân hàng được thiết lập và hoạt động  chủ yếu phục vụ chính sách thuộc địa của Nhà nước Pháp ở Việt Nam. Trong suốt thời kỳ thuộc địa, sự hình thành và phát triển của hệ thống tiền tệ, tín dụng đều do Chính phủ Pháp xếp đặt, bảo hộ thông qua Ngân hàng Đông Dương. Thực chất, Ngân hàng Đông Dương hoạt động với tư cách là một Ngân hàng phát hành Trung ương, đồng thời là một ngân hàng kinh doanh đa năng bao gồm các nghiệp vụ ngân hàng thương mại và nghiệp vụ đầu tư.

Sau Cách mạng tháng 8, một trong những nhiệm vụ trọng tâm  của chính quyền cách mạng là phải từng bước xây dựng nền tiền tệ độc lập, tự chủ, công cụ quan trọng của chính quyền để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhiệm vụ này dần trở thành hiện thực khi bước sang năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam ngày một tiến triển mạnh mẽ với những chiến thắng vang dội trên khắp các chiến trường và vùng giải phóng không ngừng được mở rộng. Sự chuyển biến của cục diện cách mạng đòi hỏi công tác kinh tế, tài chính phải được củng cố và phát triển theo yêu cầu mới. Trên cơ sở chủ trương chính sách mới về tài chính- kinh tế mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2/ 1951) đã đề ra, ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam với các nhiệm vụ chủ yếu là: Quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý Kho bạc nhà nước, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch.

Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là một bước ngoặt lịch sử, là kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta.  Từ đó đến nay, gắn liền với sự phát triển của từng thời kỳ cách mạng, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ( từ tháng 1/1960 đến nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) đã từng bước lớn mạnh và phát triển, góp phần quan trọng vào việc xây dựng, củng cố, hoàn thiện thể chế tiền tệ, tín dụng và hệ thống ngân hàng Việt Nam, phục vụ tích cực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam kể từ khi Ngân hàng Quốc gia Việt nam ra đời đến nay có thể chia thành 4 thời kỳ như sau:

      1. Thời kỳ 1951-1954:  Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt động độc lập tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên: Phát hành giấy bạc ngân hàng, thu hồi giấy bạc Tài chính; Thực hiện quản lý kho bạc Nhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách; Phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh và đấu tranh tiền tệ với địch.

      2. Thời kỳ 1955-1975: Đây là thời kỳ cả nước kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc vừa xây dựng, chiến đấu, vừa chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam. Trong thời kỳ này, Ngân hàng Quốc gia thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Củng cố thị trường tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định, góp phần bình ổn vật giá, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế trong chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở Miền Bắc.

- Phát triển công tác tín dụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh khôi phục và phát triển nông, công, thương nghiệp, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miền Nam.

3. Thời kỳ 1975-1985: Là giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh giải phóng và thống nhất nước nhà. Nhiệm vụ cụ thể của ngành ngân hàng là tiến hành thiết lập hệ thống ngân hàng thống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam. Theo đó, Ngân hàng Quốc gia của chính quyền Việt Nam Cộng hòa  đã được quốc hữu hóa và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại tiền mới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thu hồi các loại tiền cũ ở cả hai miền Nam- Bắc vào năm 1978. Trong giai đoạn này, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường. 

4. Thời kỳ 1986 đến nay: Là quá trình đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống ngân hàng Việt Nam:

- Tháng 7/1987: Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 218/CT cho phép làm thử việc chuyển hoạt động của Ngân hàng sang kinh doanh XHCN.

- Tháng 3/1988: Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT với định hướng cơ bản là chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh.

- Tháng 5/1990:  Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố 2 Pháp lệnh về ngân hàng ( Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính). Sự ra đời của 2 Pháp lệnh ngân hàng đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp, trong đó Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng và thực thi nhiệm vụ của một ngân hàng trung ương; các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng  trong khuôn khổ pháp luật.

- Năm 1993, quan hệ hợp tác giữa Việt nam và cộng đồng tài chính quốc tế ( Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á) được tái lập và khơi thông.   

     - Ngày 2/12/1997, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa X chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ  ngày 1/10/1998. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan của Chính phủ và là ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

     Trên cơ sở quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chính phủ đã ban hành  nghị định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện theo Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ. Về cơ cấu tổ chức, theo Nghị định 96/2008/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước có 24 đơn vị trực thuộc, trong đó 19 đơn vị giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng ngân hàng trung ương, 5 đơn vị là tổ chức sự nghiệp.

     Trên cơ sở Nghị định 96/2008/NĐ-CP, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, như sau:

- Vụ Chính sách tiền tệ: tham mưu, giúp Thống đốc xây dựng chính sách tiền tệ Quốc gia và sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo quy định của pháp luật.

- Vụ Quản lý ngoại hối: tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật.

- Vụ Thanh toán: tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực thanh toán trong nền kinh tế quốc dân theo quy định của pháp luật.

- Vụ Tín dụng: tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực tín dụng ngân hàng và điều hành thị trường tiền tệ theo quy định của pháp luật.

- Vụ Dự báo thống kê tiền tệ: tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện công tác dự báo, thống kê tiền tệ theo quy định của pháp luật.

- Vụ Hợp tác quốc tế: tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hợp tác và hội nhập quốc tế thuộc phạm vi quản lý của NHNN theo quy định của pháp luật.

- Vụ Kiểm toán nội bộ: tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động của các đơn vị thuộc NHNN.

- Vụ Pháp chế: tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện quản lý Nhà nước bằng pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong ngành ngân hàng.

- Vụ Tài chính- Kế toán: tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện công tác tài chính, kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản của NHNN và quản lý Nhà nước về kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản của Ngành Ngân hàng theo quy định của pháp luật.

- Vụ Tổ chức cán bộ: tham mưu, giúp Thống đốc, ban cán sự Đảng NHNN thực hiện công tác tổ chức, biên chế, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; chế độ tiền lương và các chế độ khác thuộc phạm vi quản lý của NHNN theo quy định của pháp luật.

- Vụ Thi đua khen thưởng: tham mưu, giúp Thống đốc quản lý Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành ngân hàng theo quy định của pháp luật.

- Văn phòng: tham mưu, giúp Thống đốc chỉ đạo và điều hành hoạt động ngân hàng; thực hiện công tác cải cách hành chính của NHNN; quản lý hoạt động thông tin, tuyên truyền, báo chí, văn thư, lưu trữ của ngành ngân hàng theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác hành chính, lễ tân, văn thư, lưu trữ tại trụ sở chính NHNN.

- Cục Công nghệ tin học: tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực công nghệ tin học trong phạm vi toàn ngành ngân hàng.

- Cục Phát hành và kho quỹ: tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương về lĩnh vực phát hành và kho quỹ theo quy định của pháp luật.

- Cục Quản trị: giúp Thống đốc quản lý tài sản, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, hậu cần, bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn cơ quan, chăm lo đời sống, sức khỏe cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc trụ sở chính NHNN.

- Sở Giao dịch: tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương.

- Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng: cơ quan trực thuộc NHNN thực hiện chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát chuyên ngành về ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của NHNN; Tham mưu, giúp Thống đốc NHNN quản lý Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; thực hiện phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.

- NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: là các đơn vị phụ thuộc của NHNN, chịu sự điều hành và lãnh đạo tập trung, thống nhất của Thống đốc NHNN; có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương theo ủy quyền của Thống đốc.

- Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: đơn vị phụ thuộc của NHNN, thực hiện nhiệm vụ đại diện theo sự ủy quyền của Thống đốc NHNN.

- Viện Chiến lược ngân hàng: đơn vị sự nghiệp Nhà nước trực thuộc NHNN VN, có chức năng nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Ngành Ngân hàng; tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ngân hàng phục vụ cho yêu cầy quản lý Nhà nước của NHNN về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.

- Trung tâm Thông tin tín dụng: tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc NHNN, có chức năng thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân tích, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cấu quản lý Nhà nước của NHNN; thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của NHNN và của pháp luật.

- Thời báo ngân hàng: đơn vị sự nghiệp Nhà nước thuộc NHNN; là cơ quan ngôn luận, diễn đàn xã hội và là công cụ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và hoạt động của Ngành Ngân hàng theo quy định của NHNN và của pháp luật.

- Tạp chí ngân hàng: đơn vị sự nghiệp Nhà nước thuộc NHNN; là cơ quan ngôn luận và diễn đàn về lý luận, nghiệp vụ, khoa học và công nghệ ngân hàng; có chức năng tuyên truyền, phổ biến đường lối chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, hoạt động ngân hàng và những thành tựu về khoa học, công nghệ của ngành Ngân hàng và lĩnh vực liên quan theo quy định của NHNN và của pháp luật.

- Trường bồi dưỡng cán bộ ngân hàng: đơn vị sự nghiệp có thu thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng, cập mhật kiến thức, kỹ năng quản lý Nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực ngân hàng phục vụ yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của NHNN và của ngành ngân hàng theo quy hoạch, kế hoạch đã được Thống đốc phê duyệt.

 Trải qua gần 60 năm xây dựng và trưởng thành, hệ thống ngân hàng  đã góp phần xứng đáng vào những thành tựu của cách mạng Việt Nam, góp phần củng cố nền độc lập, tự chủ, phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ghi nhận những đóng góp to lớn của ngành Ngân hàng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước đã phong tặng và ban thưởng nhiều danh hiệu cao quý cho các tập thể và cá nhân của ngành.

Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc