Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn kinh nghiệm khi mua SIM mới và SIM số đẹp. Tham khảo ngay chia sẻ khi mua SIM cần lưu ý gì để bảo vệ quyền lợi và “túi tiền” của mình nhé!
1. Tầm quan trọng của việc kiểm tra kỹ SIM trước khi mua
Hiện nay, SIM điện thoại không chỉ là phương tiện hỗ trợ liên lạc mà còn được coi là một đặc điểm định danh cho cá nhân, doanh nghiệp. Vì vậy, khi mua SIM mới nói chung, SIM số đẹp nói riêng, bạn nên tìm hiểu kỹ về nơi bán SIM và các vấn đề pháp lý liên quan.
Dưới đây là 2 rủi ro khi mua SIM mới, bạn nên biết để phòng tránh.
Mua phải SIM không chính chủ (SIM rác): Đây là loại SIM đại lý kích hoạt sẵn, thông tin thuê bao không phải là thông tin của người dùng. Do đó dẫn đến những trường hợp như: mất tiền trong tài khoản sau khi bị đoạt lại quyền sở hữu SIM, bị nhà mạng khóa SIM, bị mạo danh để lừa đảo,...
Ngoài ra, đối với SIM số đẹp đắt tiền, bên bán có thể kích hoạt trước khi bán cho bạn. Sau đó, họ sẽ liên hệ với nhà mạng và hoàn toàn có được quyền sở hữu SIM đúng quy định. Thuê bao bạn đang sử dụng sẽ bị khóa và họ có thể tiếp tục dùng SIM đó để bán lại cho người tiếp theo.
Mất tiền nhưng không nhận được SIM: Khi đặt mua trên website không uy tín, bạn có thể mất tiền thanh toán và không nhận được SIM giao về.
Tình trạng mua phải SIM rác khiến chủ thuê bao đối mặt với các nguy cơ bị đánh cắp thông tin, mất tiền trong tài khoản,...
2. 8 lưu ý quan trọng cần biết trước khi đi mua SIM
Để đảm bảo an toàn và quyền lợi của minh, bạn cần thiết phải nắm rõ 8 lưu ý trong mục dưới đây trước khi đi mua SIM.
2.1 Cần đảm bảo chắc chắn SIM chưa kích hoạt
Bạn cần lưu ý SIM chưa bẻ không chắc chắn là SIM chưa kích hoạt. Hiện nay, một số nơi có hộp kích hoạt chuyên dụng, vì vậy họ hoàn toàn có thể kích hoạt mà không cần bẻ SIM. Để tránh mua phải loại SIM này, bạn có thể thực hiện các cách sau:
Gọi điện đến tổng đài nhà mạng để kiểm tra thuê bao: Bạn có thể gọi lên tổng đài và đọc số điện thoại của SIM để họ kiểm tra SIM đã kích hoạt hay chưa.
Đăng ký thuê bao trả sau với SIM mới: Để đăng ký thuê bao trả sau, bạn bắt buộc kê khai đầy đủ thông tin cá nhân với nhà mạng và kích hoạt SIM ngay tại điểm giao dịch. Do đó, bạn sẽ có giấy tờ đăng ký trả sau để làm bằng chứng sở hữu nếu xảy ra tranh chấp.
Sau khi đăng ký, bạn có thể gọi đến tổng đài nhà mạng để kiểm tra thông tin chủ thuê bao. Vì vấn đề bảo mật, nhân viên sẽ không đọc thông tin cho bạn, tuy nhiên bạn có thể đưa ra một số thông tin và yêu cầu nhân viên xác nhận để chắc chắn bạn là người sở hữu SIM.
**Lưu ý: Một số SIM có giới hạn thời gian kích hoạt, ví dụ như SIM Ezcom VinaPhone cần kích hoạt SIM trong 24h từ khi đăng ký thông tin. Do đó bạn cần thực hiện 2 - 3 cuộc gọi ngay sau khi đăng ký thông tin, tránh hệ thống hủy thông tin và phải thực hiện đăng ký lại từ đầu.
Điều quan trọng nhất sau khi mua sim chính là đăng kí chính chủ. Hẳn bạn đang rất cần những hướng dẫn chi tiết về quy trình này. Hiện nay có 2 cách đó là đăng kí trực tiếp và online. Bạn có thể tham khảo:
3 cách đăng ký sim VinaPhone chính chủ online
SIM chưa bẻ khóa không hẳn là chưa kích hoạt
SIM chưa bẻ khóa không hẳn là chưa kích hoạt, bạn nên thực hiện một số biện pháp kiểm tra để chắc chắn SIM là SIM mới.
2.2 Chỉ thanh toán toàn bộ tiền khi nhận SIM
Nếu bạn mua SIM số đẹp trên các website, bạn nên yêu cầu thanh toán tiền sau khi nhận SIM, không thanh toán trước để tránh rủi ro mua phải SIM rác hay không được giao SIM. Sau khi nhận SIM, bạn nên gọi lên tổng đài để chắc chắn là SIM mới trước khi thanh toán tiền cho bên vận chuyển.
2.3 Tìm hiểu kỹ về cửa hàng cung cấp SIM
Trước khi mua SIM số đẹp, đặc biệt là các SIM số hiếm đắt tiền, bạn cần tìm hiểu kỹ về nơi bán để tránh gặp phải rủi ro, cụ thể:
Trường hợp mua tại các cửa hàng bán trực tiếp
Bạn nên chọn những địa chỉ ghi rõ có hỗ trợ đăng ký SIM chính chủ. Những điểm bán này sẽ yêu cầu người mua xuất trình CCCD/CMND, chụp ảnh nhận diện và ký hợp đồng sử dụng SIM, hợp đồng chuyển nhượng (nếu là SIM số đẹp đã kích hoạt). Những thủ tục này sẽ đảm bảo quyền sở hữu SIM của bạn.
Sau khi đăng ký SIM chính chủ, bạn có thể kiểm tra bằng cách gọi lên tổng đài hoặc xem thông tin được cập nhật trong ứng dụng chăm sóc khách hàng của nhà mạng. Ví dụ: nếu bạn mua SIM VinaPhone, sau khi đăng ký thì thông tin cá nhân của bạn sẽ được cập nhật trên app My VNPT ngay sau khi đăng ký chính chủ.
Trường hợp mua tại các website
Bạn nên ưu tiên mua SIM trên website của nhà mạng. Nếu nhà mạng không có số SIM bạn mong muốn và bắt buộc phải mua ở bên thứ ba, bạn nên chọn mua ở những website có đặc điểm sau:
Nội dung trên website cần chỉn chu, rõ ràng, thể hiện sự chuyên nghiệp và đầu tư cho website của bên bán.
Website có thời gian hoạt động lâu, đã có nhiều đại lý trực tiếp trên cả nước.
Địa chỉ văn phòng thật và hiển thị đúng trên Google Map.
Website có xác nhận uy tín từ Bộ Công thương.
Bạn nên chọn những website bán SIM số đẹp đã có xác nhận uy tín từ Bộ Công thương.
2.4 Cần có hợp đồng chuyển nhượng với các SIM số đẹp đã kích hoạt
Đối với các SIM số đẹp đã kích hoạt, cần có hợp đồng chuyển nhượng để xác nhận người sở hữu cũ đã chuyển quyền sở hữu sang cho bạn. Hợp đồng cần có điều khoản rõ ràng và có chữ ký của chủ sở hữu cũ.
Bạn có thể liên hệ với điểm giao dịch gần nhất của nhà mạng để được hỗ trợ chuyển nhượng một cách đầy đủ, chính xác và an toàn nhất.
2.5 Bảo mật các thông tin về SIM
Khi mua SIM, bạn cần lưu ý tránh để người khác biết được thông tin về SIM (mã PIN, mã OTP xác nhận,...). Nếu để người có ý đồ xấu biết được, họ có thể chiếm đoạt tài khoản, thông tin cá nhân của bạn và thực hiện các giao dịch ngân hàng, nhắn tin lừa người thân chuyển tiền,...
tránh để người khác biết được thông tin về SIM
Bạn cần tránh để người khác biết được thông tin về SIM vì có thể gặp phải rủi ro bị chiếm đoạt thông tin cá nhân.
2.6 Nên tránh những lời quảng cáo mua SIM số đẹp giá rẻ
Số lượng SIM số đẹp không nhiều, đồng thời nhu cầu sử dụng cho kinh doanh của người dùng cao. Vì vậy, SIM số đẹp thường có mức giá tương đối cao so với SIM số thường, mức giá khoảng từ 200.000 đồng và có thể lên đến hơn 10.000.000 đồng tùy vào độ quý hiếm của SIM.
Như vậy, những lời quảng cáo mua SIM số đẹp giá rẻ, đặc biệt mua những số hiếm với mức giá 100.000 - 200.000 đồng là không thực tế. Bạn sẽ gặp tỷ lệ rủi ro cao nếu mua SIM tại các điểm bán này.
2.7 Tìm hiểu các loại SIM của nhà mạng
Khi mua SIM, bạn nên kiểm tra gói cước và dịch vụ đi kèm theo SIM để xác nhận SIM phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Một số SIM đã có gói cước sẵn và sẽ trừ vào tài khoản của bạn để duy trì hàng tháng, do đó cần hủy gói cước nếu bạn không sử dụng để tránh mất tiền.
Ngoài ra, bạn nên lựa chọn SIM của nhà mạng có độ phủ sóng cao, giúp bạn dễ dàng liên lạc và sử dụng data khi đi công tác ở vùng xa, tránh mất liên lạc gây ảnh hưởng công việc kinh doanh.
Hiện nay, theo thống kê của Vietnam Mobile Network Experience Report (12/2022), độ phủ sóng của hai nhà mạng Viettel và VinaPhone đạt mức bao phủ cao nhất, do đó bạn có thể cân nhắc mua SIM của hai nhà mạng này.