Để phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ máy tính, nhu cầu được trải nghiệm hình ảnh chất lượng cao trên các thiết bị trở nên vô cùng quan trọng. Một cấu hình với sức mạnh phần cứng cao luôn luôn đòi hỏi một công cụ thể hiện hình ảnh có chất lượng tương xứng. Công nghệ màn hình liên tục được các hãng sản xuất đổi mới và ngày càng hiện đại.
Công nghệ màn hình Active Matrix TFT Colour LCD
Active Matrix TFT Colour LCD có giá thành khá rẻ cũng như phù hợp với đa số người dùng. Công nghệ Active Matrix TFT Colour LCD bao gồm 3 yếu tố là Colour TFT, Active Matrix và LCD. Thực chất, đây là màn hình tinh thể lỏng với tầm nền TFT cùng công nghệ điểm ảnh RGB, thể hiện màu sắc cực kỳ chính xác và độ sáng cao.
Công nghệ Splendid Video Intelligent
Splendid Video Intelligent là công nghệ phần mềm tạo ra bởi Asus áp dụng cho các sản phẩm laptop của mình. Chức năng giúp thay đổi độ sáng, độ tương phản, độ sắc nét, độ màu rực rỡ của hình ảnh sao cho phù hợp với từng mục đích sử dụng của người sử dụng.
Splendid Video Intelligent sẽ tính toán cho chip xử lý ảnh tinh chỉnh các thông số cơ bản để phù hợp với nhu cầu người sử dụng. Không chỉ tái tạo lại sự trong trẻo khi hiển thị ở độ phân giải thấp mà còn giảm nhoè để mang đến một không gian hình ảnh tự nhiên và tươi sáng hơn.
LED Backlit
Công nghệ LED Backlit được áp dụng cho các sản phẩm màn hình tinh thể lỏng. Cụ thể, màn hình tinh thể lỏng phải được chiếu sáng từ phía sau thì mới có thể hiện thị màu sắc và hình ảnh.
Trước kia người ta đèn huỳnh quang để chiếu sáng nhưng có nhiều nhược điểm, từ đó công nghệ đèn LED được áp dụng. Công nghệ LED giúp màn hình mỏng hơn, ít tỏa nhiệt, giảm điện năng tiêu thụ, hiệu năng tốt hơn, giảm giá thành sản xuất và bảo vệ môi trường.
Màn hình LED Backlit được sử dụng hầu hết trên các thiết bị laptop hiện nay.
Nhược điểm màn hình này là thông thường các nhà sản xuất nếu không áp dụng công nghệ gì, tức là thuần màn hình tinh thể lỏng thì ánh sáng tạo ra màn hình LED mang lượng ánh sáng xanh lớn, ảnh hưởng khá nhiều đến mắt.
Acer CineCrystal LED Backlight
CineCrystal là công nghệ màn hình tinh thể lỏng được Acer gọi tên trên các thiết bị laptop của họ. Màn hình này là loại màn hình gương tinh thể lỏng sử dụng công nghệ đèn nền LED.
Màn hình gương có xu hướng cho tỷ lệ tái tạo màu sắc và độ tương phản tốt hơn so với màn hình mờ, thích hợp cho mục đích sử dụng đa phương tiện như trình chiếu hình ảnh và phim. Nhược điểm chính là sự phản sáng và gây chói do lớp phủ bóng khi sử dụng máy dưới phòng nhiều ánh đèn hay dưới trời nắng.
HD BrightView LED Backlit
Là tên mà HP gọi cho các màn hình laptop của mình. HD BrightView LED Backlit thực chất là màn hình gương tinh thể lỏng sử dụng bóng đèn nền LED với độ phân giải HD. Màn hình gương giúp tăng độ tương phản, độ sáng, độ nét, có chiều sâu hơn, khó bị bám bẩn và dễ dàng vệ sinh, lau chùi… so với màn hình thế hệ cũ. Ngoài ra còn có ưu điểm như giá rẻ và tiết kiệm điện năng.
Nhược điểm màn hình BrightView LED Backlit là khả năng chống chói kém, dùng trong điều kiện ngoài trời khá khó chịu.
Công nghệ màn hình IPS LCD
Về cơ bản, công nghệ màn hình IPS LCD là sự kết hợp giữa màn hình LCD và tấm nền IPS. Tấm nền IPS (In-Plane Switching) cung cấp dải màu rộng hơn, tăng cường độ chính xác màu sắc và góc nhìn tốt hơn các loại màn hình LCD khác, lên đến 178 độ theo phương ngang. Tuy vậy, IPS LCD có hạn chế là tiêu thụ năng lượng khá nhiều bởi độ sáng màn hình ở mức cao. Các dòng laptop tầm trung đến cao cấp hiện nay đều được trang bị công nghệ này để tăng cường trải nghiệm hình ảnh chất lượng cao cho sản phẩm.
Công nghệ OLED
OLED (Organic Light Emitting Diode) là một diode phát sáng (LED), trong đó lớp phát ra ánh sáng được làm bằng hợp chất hữu cơ. Một màn hình OLED không yêu cầu đèn nền, do đó nó làm giảm điện năng tiêu thụ cũng như hiển thị màu đen tốt hơn và không giống như màn hình LCD. Một trong những lợi thế của màn hình OLED là màu sắc sống động, góc nhìn rộng hơn, cải thiện độ sáng và hiệu quả năng lượng tốt hơn. Các thiết bị OLED cũng có đặc điểm là mỏng hơn nhiều so với các thiết bị khác.
Công nghệ AMOLED
AMOLED là viết tắt của cụm từ “Active Matrix Organic Light Emitting Diode”, tạm dịch là “đi-ốt phát sáng hữu cơ ma trận động”. Công nghệ này là một trong những công nghệ màn hình mới có nhiều ưu thế và được đánh giá sẽ thay thế màn hình TFT. Màn hình AMOLED hiển thị rực rỡ hơn màn hình TFT và tiêu thụ điện thấp hơn.
So với TFT, màn hình AMOLED có khả năng tái tạo màu rõ nét và sống động hơn, độ nét cao hơn, màu đen đậm hơn (độ tương phản cao hơn) và góc nhìn rộng hơn. Ngoài ra, AMOLED cũng nhẹ hơn so với màn hình TFT, giúp giảm trọng lượng của điện thoại.
Nhưng màn hình này cũng có yếu điểm là hiển thị hình ảnh khá kém dưới ánh sáng mặt trời. Màn hình AMOLED hiện xuất hiện các smartphone cao cấp của Samsung, HTC và Nokia.