Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
FANPAGE FACEBOOK
 
Bản in
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Tin đăng ngày: 4/5/2020 - Xem: 4466

Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An

ĐC: Số 45 Ngô Gia Tự - Thành phố Vinh
Xem bản đồ:
Tel: 0349.820.131
Email: vinhgreen@gmail.com
Website: http://thucphamsachnghean.com
Đại diện:

Từ thực tế bản thân nhìn thấy rất nhiều anh chị mở cửa hàng thực phẩm sạch nhưng sau khi khai trương được 2-3 tháng thì 90% là đóng cửa. Sau 1-2 năm thì 5%- 8% còn lại đóng cửa tiếp chỉ còn 2-5% trụ vững. Đây cũng là câu hỏi tôi đã đi tìm kiếm câu trả lời trong suốt gần 5 năm qua. Từ khi là một nhân viên làm việc bán thời gian tại một cửa hàng thực phẩm sạch uy tín tại Hà Nội đến khi tự mở và phát triển CHUỖI CỬA HÀNG THỰC PHẨM SẠCH SÓI BIỂN như ngày hôm nay.

Tôi là Trần Quân - người sáng lập ra thương hiệu SÓI BIỂN. Có lẽ tôi cũng không nên nói quá nhiều về bản thân mình, anh chị có thể tìm hiểu về tôi qua Google "Trần Quân Sói Biển". Hôm nay tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm rất thực tế mà chính tôi là người đã trải qua, trả giá bằng rất nhiều công sức, tâm huyết và tiền bạc... Tôi mong muốn các bạn, các anh chị đang mong muốn khởi nghiệp thành công với ngành thực phẩm sạch, trước khi bước chân vào lĩnh vực này có thêm một cái nhìn mới về ngành thực phẩm sạch hiện nay cụ thể hơn nữa là tại Hà Nội.

Rất nhiều cửa hàng kinh doanh thực phẩm đã chuyển sang sử dụng phần mềm quản lý vì thao tác đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian hơn cho bán hàng. Bạn cũng có thể nhanh chóng đăng ký dùng thử Miễn Phí tại đây để tự đánh giá phương án này nhé.Dùng thử miễn phí phần mềm quản lý bán hàng tạp hóa

Làm sao để mở cửa hàng thực phẩm sạch

1. Tiềm năng ngành thực phẩm sạch trong nước

Trước tiên là tiềm năng về ngành tôi cũng chẳng cần phải nói rõ vì một khi bạn đã muốn tham gia ngành này thì bạn đã biết rõ tiềm năng của nó là lớn như thế nào rồi nhưng tại sao cứ khoảng 10 cửa hàng mở ra thì sau 1 năm không quá 2 cửa hàng tồn tại được? ( Theo nhìn nhận của tôi ). Trong khi cạnh tranh của ngành không thực sự gay gắt, hiện nay bạn có thể tìm thấy vô số địa điểm tại Hà Nội trong bán kính 2 km không có cửa hàng thực phẩm sạch nào khác )

Nhu cầu về thực phẩm sạch hiện nay ở HN vô cùng lớn gần như ai cũng có nhu cầu nhất là những người có thu nhập khá trở lên và có kiến thức một chút. Lợi nhuận của mặt hàng này cũng khá tốt từ 15% đến 30% doanh số mà quay vòng vốn lại nhanh gần như trong 1 ngày hoặc một vài ngày là có thể biết lãi lỗ…

Một trong những điều tôi thích nhất ở lĩnh vực này là luôn được sống và làm việc đúng với bản chất của con người mình, đúng với đạo đức và không có một chút lừa dối ở đây. Khách hàng chính là người sẽ đánh giá, quyết định rất công bằng và đúng với những gì bạn đã cống hiến. Nói tóm lại tôi và cả bạn đều thấy đây là một ngành rất đáng được quan tâm kinh doanh ,đầu tư công sức và tiền bạc.

2. Chuẩn bị tốt trong từng giai đoạn để cửa hàng hoạt động ổn định và phát triển

Trong bài viết này tôi sẽ không trình bày cụ thể từng lý do tại sao một cửa hàng lại thành công bởi quả thực có quá nhiều lý do khác nhau nhưng tôi sẽ trình bày một số những điểm cốt lõi nhất ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển một cửa hàng thông qua từng bước cụ thể từ khi bắt đầu chuẩn bị mở cửa hàng đến khi cửa hàng đi vào hoạt động ổn định, phát triển tốt.

2.1. Giai đoạn đầu : Chuẩn bị mở cửa hàng

- Đặt tên thương hiệu, khẳng định sứ mệnh, tầm nhìn và những gì bạn có thể mang lại cho xã hội thông qua việc kinh doanh của mình.

Lưu ý : Phải tạo ra sự khác biệt và ấn tượng trong cái tên, slogan, logo, nhận diện thương hiệu không được trùng lặp với những thương hiệu khác hoặc quá dài khó nhớ.

Ví dụ : Thương hiệu Sói Biển được khách hàng khá ấn tượng và họ thường hỏi tại sao lại tên là Sói Biển? (Tôi lại có cơ hội kể cho khách hàng nghe về câu chuyện bám biển của anh Mai Phụng Lưu, được bác chủ tịch nước tặng thưởng và mở cửa hàng cùng tôi như thế nào… Như vậy khách hàng sẽ hiểu và nhớ đến mình rất lâu)

 

Bạn nên tự tạo tên thương hiệu, logo hoặc nhờ bạn bè thiết kế giúp . Nếu không có bạn bè thì vào Google tự tìm hiểu đảm bảo sau 3 ngày sẽ làm xong…

- Tìm địa điểm mở cửa hàng: Địa điểm mở cửa hàng là vô cùng quan trọng tôi nghĩ nó chiếm tới 40% thành bại của cửa hàng.

Bạn cần lưu ý chọn địa điểm sau :

+ Khu vực đông dân cư thu nhập khá trở lên và có tri thức càng tốt.

+ Khu vực đông người đi qua lại và tiện cho việc ghé qua mua thực phẩm ví dụ như gần chợ, gần trường học, gần các tòa nhà cao tầng ( dân công sở ).

+ Khu vực có thu nhập cao vẫn chưa có nhiều cửa hàng thực phẩm sạch như: các quận như Đống Đa, Cầu Giấy, Mỹ Đình…Hoặc một số khu đô thị nơi xa chợ hoặc siêu thị lớn mở cửa hàng ở tầng 1 tòa nhà cao tầng cũng rất tốt.

+ Diện tích cửa hàng ban đầu tôi nghĩ khoảng từ 35m2 đến 50m2 là đẹp ( Không quá to cũng không quá hẹp đủ để phát triển kinh doanh mang lại thu nhập tốt )

+ Mặt tiền : Mặt tiền càng rộng càng tốt, tốt nhất là 2 mặt tiền do có thể tiếp cận với khách hàng tốt hơn và có nhiều chỗ để xe hơn, mặt tiền ít nhất là 3 mét.

+ Giá thuê/ tháng : Tầm từ 6 đến 12 triệu đối với khu vực các quận ngoại một chút còn những quận trung tâm với những vị trí đắc địa thường ít nhất là 15 triệu đến 35 triệu. Tùy theo số vốn đầu tư ban đầu mà bạn có thể quyết định mức giá thuê nhưng theo tôi cửa hàng đầu tiên nên thuê ở mức từ 6 đến 15 triệu cho an toàn.

Bạn cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng thực phẩm sạch thành công?

Tôi đã được rất nhiều bạn hỏi câu này và cũng đã chứng kiến rất nhiều cửa hàng thực phẩm sạch mở ra chỉ tầm khoảng 60 đến 80 triệu nhưng bán khá tốt và ngày càng đông khách hơn sau đó lại tái đầu tư vào cửa hàng và sau khoảng 1 năm họ đã thành công. Tuy nhiên cũng có một số cửa hàng rất to mở cách địa điểm Sói Biển chỉ vài chục mét đầu tư tới hơn 400 triệu nhưng chỉ sau 4 tuần đã đóng cửa.

Vấn đề không nằm ở bạn có bao nhiêu vốn để mở cửa hàng mà nằm ở chỗ bạn có đủ tâm huyết, chăm chỉ và quyết tâm mở cửa hàng hay không? Theo tôi với tính toán chi phí hiện nay ( 2014 ) bạn mở cửa hàng mới ít nhất cũng phải tầm 80 triệu trở lên đến 250 triệu là con số theo tôi là hợp lý...

- Tìm nguồn sản phẩm thực phẩm sạch, tìm hiểu trước cách sơ chế, đóng gói, bảo quản…

+ Cửa hàng của bạn bắt buộc phải có những nguồn hàng riêng, chất lượng, khác biệt và tỷ suất lợi nhuận ở mặt hàng đó cao hơn các cửa hàng khác nếu không có được điều này bạn sẽ rất khó khăn để tồn tại trong 6 tháng đầu.

=>> Việc này xem có vẻ khó khăn nhưng cũng không khó nếu bạn chịu khó đi tìm hiểu tại thực tế ví dụ có thể về các vùng quê, liên hệ với những cơ sở sản xuất, nuôi trồng uy tín và đặt vấn đề phân phối độc quyền với họ để có nguồn hàng chất lượng và ổn định…Tôm sú tại Sói Biển 100% là tôm đánh bắt tự nhiên

+ Các sơ chế, đóng khay, sử dụng màng bọc thực phẩm và bảo quản thực phẩm ở tủ mát, tủ đông như thế nào ??? Tốt nhất là tìm hiểu qua google nếu có gì chưa hiểu thì sang tìm hiểu ở những cửa hàng thực phẩm sạch khác và nhờ họ giúp…

+ Tìm địa chỉ cung cấp với giá tốt nhất những vật dụng tiêu hao tại cửa hàng như túi nilon, khay thực phẩm, màng bọc, băng keo… Tại Hà Nội, tốt nhất bạn có thể ra Phố Hàng Chiếu với vô số những mặt hàng có thể lựa chọn với giá tốt nhất.

- Tuyển dụng và đào tạo nhân sự:

Thời gian đầu chính bạn là người phải trực tiếp làm việc ở cửa hàng và chỉ cần tuyển dụng 1 hoặc 2 người hỗ trợ thêm. Rất nhiều các cửa hàng thất bại bởi ngay từ ban đầu đã thuê người khác làm việc, quản lý không tốt, hàng tồn quá nhiều, không tận tâm chăm sóc khách hàng… Bạn chính là người làm tốt nhất những điều này và sau khoảng 6 tháng trực tiếp làm mọi việc ở cửa hàng, hiểu hết về mọi việc ở cửa hàng bạn có thể viết ra quy trình làm việc và đào tạo nhân viên làm tốt hơn bạn…

- Marketing: Trước khi mở cửa hàng cần chuẩn bị khoảng từ 2000 đến 5000 tờ rơi và tờ giới thiệu về cửa hàng. Tìm hiểu và quan hệ trước với bà con quanh khu vực cửa hàng, chính quyền địa phương đặc biệt là công an phường… Chuẩn bị kế hoạch phát tờ rơi và quảng bá truyền miệng về cửa hàng.

- Mua sắm trang thiết bị: Cửa hàng cần có ít nhất 1 tủ đông loại tủ mặt kính để trưng bày hàng đông lạnh. Theo tôi nên mua luôn loại 800 đến 1000 lít để khi bày hàng được bắt mắt hơn loại 300 lit.

- 1 tủ mát đựng thịt lợn, bò, gà, vịt, cá hồi… và các loại thịt động vật khác.

- 1 tủ đến 2 tủ đựng hoa quả để trưng bày bán hoa quả và bảo quản rau khi không bán hết…

- Bạn nào ở Hà Nội cần mua cân điện tử | Tủ đông | Tủ mát mà không bị hớ có thể gửi mail mình sẽ chỉ giúp địa chỉ bán mấy đồ đó giá rất tốt.

Ngoài ra còn có nhiều vật dụng khác như quầy, kệ, bàn thu ngân, máy tính, máy in tốt nhất nên mua thanh lý ở những cửa hàng khác họ thanh lý cửa hàng mua sẽ được rẻ hơn khoảng 30%.

- Trang trí cửa hàng : Cửa hàng thực phẩm sạch nên chọn màu sáng, trắng hoặc xanh lá cây tạo cảm giác sạch và thân thiện hơn những gam màu tối khi trưng bày sẽ không bắt mắt.

+ Mặt tiền của cửa hàng có các hệ thống biển ngang, dọc và biển phướn ra bên ngoài vỉa hè để thu hút khách hàng. ( Biển để ra vỉa hè rất hút khách nhưng thường bị công an phường thu nên bạn cần làm việc với họ trước )

+ Trong cửa hàng nên treo một số những hình ảnh bạn đi thực tế các nguồn thực phẩm đầu vào, giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, một vài câu nói khẳng định sứ mệnh, tầm nhìn và tâm huyết của bạn ở những nơi khách hàng dễ thấy nhất….

- Về thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh( Lên Quận hỏi??? ) giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nên có đầy đủ để tránh mọi vướng mắc khi các cơ quan nhà nước đến kiểm tra tuy nhiên trong 3 tháng đầu khai trương bạn chưa cần quá quan tâm đến việc này ( Thông thường sau 3 hoặc 6 tháng họ mới kiểm tra vậy nên sau 3 tháng hoạt động tốt bạn hoàn thiện cũng được).

2.2. Giai đoạn 2 : Khai trương, duy trì và phát triển cửa hàng

 

- Khai trương : Ngày khai trương nhất định bạn phải làm được một việc quan trọng đó là làm cho cửa hàng thật đông khách và tạo sự thu hút, chú ý tới người dân xung quanh, khách hàng tiềm năng và những người quan tâm khác

- Không quan trọng việc bạn bị lỗ trong những ngày khai trương mà quan trọng bạn có bao nhiều khách hàng tiềm năng đến cửa hàng và nghe nói đến cửa hàng.

Thu hút khách đến ngày khai trương bằng cách:

+ Giảm giá sốc từ 30 đến 50% ( sản phẩm bạn tự tin về chất lượng nhất ) trong vòng 3 ngày hoặc 1 tuần khai trương.

+ Miễn phí ăn thử sản phẩm

+ Quà tặng khách hàng độc đáo và ý nghĩa

+ Phát phiếu giảm giá, thẻ khách hàng VIP

+ Treo băng giôn, phướn xung quanh cửa hàng, mở loa đài nhạc thu hút khách hàng, mời thật đông bạn bè đến ủng hộ….V..V… =>> Làm mọi cách để cửa hàng trông thật đông đúc những ngày khai trương tạo sự tò mò cho những khách hàng tiềm năng.

Duy trì đưa cửa hàng về điểm hòa vốn : Sau khi khai trương cửa hàng khoảng 1 tuần đến 2 tuần là thời gian khó khăn nhất, là thời gian thử thách tính gan lì và bản lĩnh kinh doanh của bạn. Thông thường nó kéo dài đến tháng thứ 3 hoặc thứ 6 đển bạn kéo cửa hàng tăng doanh số và trở về điểm doanh số hòa vốn. Trong thời gian này bạn buộc phải làm được một số việc sau nếu như không muốn đóng cửa hàng.

+ Tìm hiểu và ghi lại thông tin, sở thích và nhu cầu của khách hàng.

+ Thường xuyên tổ chức các chương trình thu hút khách đến cửa hàng như khuyến mại, mở bán sản phẩm mới ( Ngày đó tôi cho mổ cá ngừ tươi to đến 90 kg hàng tuần gây ra một tin rất Hot tới những khách hàng tiềm năng )

+ Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng : Nhớ tên, địa chỉ, nhu cầu, nghề nghiệp, tính cách, sở thích…. Của càng nhiều khách hàng càng tốt để tiện việc chăm sóc và hiểu rõ khách hàng hơn.

+ Đào tạo nhân viên tâm huyết với nghề, trung thực và chân thành trong từng hành động, lời nói với khách hàng để tạo ấn tượng tốt về cung cách phục vụ…

+ Hoàn thiện về chất lượng sản phẩm, loại bỏ những mặt hàng có nhiều phản hổi tiêu cực, tích cực tìm hiểu nhập thêm nhiều loại sản phẩm mới đa dạng hơn…

Quản lý cửa hàng như thế nào?

Đầu tiên một mình bạn phải làm mọi việc từ đặt hàng từ các nhà cung cấp hàng ngày, kiểm tra chất lượng khi họ giao hàng để đánh giá chất lượng của từng nhà cung cấp sau đó khoảng vài tháng bạn có thể phân công cho người khác đảm nhận.

+ Về các loại sổ sách nhất thiết bạn phải có những sổ sau :

# Sổ khách hàng : Lưu lại thông tin của khách hàng như tên, tuổi, địa chỉ, sở thích, nhu cầu, nghề nghiệp, số điện thoại…

# Sổ đặt hàng : Lưu lại thông tin khách đặt hàng hàng ngày để tránh bị quên

# Số công nợ : Lưu lại thông tin khách nợ…

# Sổ thu chi : Lưu lại thông tin thu chi của cửa hàng…

Và các loại sổ khác nếu bạn thấy cần thiết cho việc quản lý…

Đào tạo nhân viên bán hàng và bán hàng thực phẩm sạch như thế nào?

Tôi định viết những chia sẻ này ra nhưng hôm nay tình cờ đọc được chia sẻ của Tony Buổi Sáng về chủ đề này rất hay và cũng đúng như suy nghĩ của tôi nên xin phép được trích ra luôn cho tiện...

" Sau đây là vài kỹ năng bán hàng nho nhỏ, Tony thấy trên truyền hình Hàn Quốc có dạy, nên nói lại các bạn nè...

1. Với hàng hóa, mình làm nhẹ tay, nâng niu, tâm huyết của người nông dân cả. Mình cứ tưởng tượng đấy là của mình trồng được, từ cái hạt giống, đến cây con, đến lúc trổ hoa kết trái, ngày nào cũng ngắm nhìn. Mình phải thương hàng hóa thì động tác sẽ điều chỉnh phù hợp.

2. Trong lúc không có khách, mình bỏ vô bao cân trước. Ví dụ nấm mèo người ta mua 1kg, 2kg là chủ yếu, mình cân trước cột dây thun để đó. Không làm gì thì cũng phải lau chùi dọn dẹp, dọn bớt rác để cuối giờ khỏi mệt. Đừng đứng xớ rớ, dượng thấy có mấy bạn nói ra phụ chứ đứng xớ rớ, trưởng nhóm kêu làm gì mới làm, gương mặt u u mê mê dại dại thế nào, trong muốn quánh quá.

3. Tiền thối cũng chuẩn bị sẵn, dự trù các phương án thối tiền. Ví dụ 1kg cà chua giá 12,000 đồng, khách nếu mua 2kg, họ sẽ đưa 25 ngàn hoặc 30 ngàn, nên tờ 1 ngàn và 6 ngàn phải dự trù sẵn. Ví dụ vậy…Đừng lúc đó rồi lúng túng gọi ầm ĩ lên.

4. Khách tới, mình chạy ra dắt xe cho họ lên lề. Mỉm cười chào anh chào chị, gương mặt toát lên vẻ thông minh lanh lợi cho dượng. Họ mua xong cúi đầu xuống hết và đồng thanh nói “cám ơn cô/chú/anh/chị đã ủng hộ nông sản sạch Việt nam”, nói chân thành, không mắc cỡ. Dễ thương thì ai cũng yêu mến, muốn cái gì được cái đó. Muốn dễ thương thì phải nghĩ về người khác trước, mình sau. Nhường nhịn, bỏ qua, không sĩ diện nhảm nhí, không lên gân lên cốt, không ăn miếng trả miếng…để mình hơn. Khách mua nhiều mình nói để con chở về nhà cô/chú luôn cho. Lúc nào cũng dặn lòng, lúc nào cũng cười, cũng nhìn người khác bằng ánh mắt ấm áp. Mình thương người ta thì người ta thương lại. Xin lỗi cám ơn luôn miệng...Cười luôn miệng nhé. Mệt không được cáu. Cáu là hành vi kém văn minh của mấy cậu ấm cô chiêu "...

Xử lý hàng tồn không bán hết trong ngày như thế nào?

Ví dụ như thịt lợn bán trong ngày nên phải nhập lượng vừa phải, bảo quản tốt, nếu bán trong ngày không hết cấp đông ngay bán hạ giá phần cấp đông. Nếu cấp đông nhiều quá thì cho ra làm ruốc sạch.

Rau bán trong ngày, có một số loại rau bán qua ngày được như rau ngót, mồng tơi... Sơ chế liên tục loại bỏ rau héo để rau trông bắt mắt nên dễ bán. Bán qua ngày thì hạ giá bán... Quan trọng nhất là căn lượng hàng chuẩn để nhập.

 

Công thức chung đối với tất cả các loại mặt hàng là:

Nhập hàng chuẩn số lượng, kiểm tra trả hàng lỗi ngay khi nhập hàng, đóng gói bảo quản tốt, trong quá trình bán phản liên tục kiểm tra và sơ chế, hàng để ko còn tươi như lúc mới nhập đẩy mạnh bán hạ giá luôn, nếu hạ giá ko hết thì cho chế biến thành sản phẩm khác hoặc bán rẻ ra quán cơm....

Phần mềm quản lý cửa hàng có nên sử dụng ngay không ?

Khi bắt đầu khai trương theo tôi nếu bạn chưa chắc chắn thành công cao và xác định mở 1-2 CH thì nên mua phần mềm thuê bao hiện tại tôi đánh giá cao nhất phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.

Nếu bạn xác định mở chuỗi cửa hàng nên đầu tư phần mềm để đạt hiệu quả cao hơn. Phần này bạn có thể Inbox hoặc mail tranquanceo@soibien.vn tôi sẽ tư vấn về phần mềm quản trị kỹ hơn.

Có nên lắp Camera giám sát không?

Ban đầu bạn thường xuyên ở cửa hàng thì chưa cần thiết nhưng sau khi bạn tách khỏi cửa hàng thì nên lắp để tiện cho việc giám sát và quản lý cửa hàng. Bạn có thể xem camera qua điện thoại bất cứ lúc nào, bất cứ nới đâu có 3G, wifiiiiiiiiiiii…

2.3. Giai đoạn 3: Phát triển, tái đầu tư và đẩy mạnh thương hiệu

- Sau khi cửa hàng đã thoát khỏi điểm hòa vốn bắt đầu có lãi mang lại thu nhập cho bạn thì tôi khuyên bạn đừng nên tiêu số lợi nhuận đó mà hãy tái đầu tư vào cửa hàng để ngày càng hoàn thiện hơn về chất lượng sản phẩm, quy trình quản lý, kiểm tra giám sát sản phẩm, mở rộng mặt hàng mới, đầu tư vào thương hiệu, chăm sóc khách hàng… để cửa hàng được phát triển ổn định và bền vững.

- Khi cửa hàng đã phát triển ổn bạn mới nên đầu tư vào kênh online kiếm thêm khách hàng và quảng bá thương hiệu bởi ban đầu sản phẩm chưa đảm bảo, phục vụ chưa tốt thì chưa nên quảng bá và bán hàng qua mạng…

Nói tóm lại theo kinh nghiệm của tôi để xây dựng và phát triển thành công một cửa hàng thực phẩm sạch bạn cần phải có:

- Đầu tiên bạn phải thực sự có tâm với nghề, thực sự tâm huyết và quyết tâm làm bằng được.

- Thứ 2 : Chọn đúng địa điểm tốt, phù hợp với cửa hàng thực phẩm sạch

- Thứ 3 : Có được nhiều nguồn hàng tốt, đảm bảo chất lượng ổn định, khác biệt và độc quyền phân phối. ( Tôi sẵn sàng chia sẻ nguồn hàng qua Email bên dưới )

- Thứ 4 : Kiểm tra, giám sát chất lượng thật tốt, xây dựng đội ngũ làm việc tận tâm, trung thực và lắng nghe ý kiến khách hàng đặt lợi ích khách hàng là ưu tiên số 1.

Trên đây là tất cả những gì tôi vừa nghĩ ra vừa viết với tất cả sự chân thành và chia sẻ mong các bạn sớm triển khai mở cửa hàng thực phẩm sạch thành công hơn mong đợi. Nếu bạn đọc được đến tận dòng cuối cùng này mà vẫn thấy thích thú thì tôi tin bạn sẽ mở cửa hàng thực phẩm sạch thành công. Chúc bạn có những khởi đầu tốt và kinh doanh thuận lợi!

Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Ván giày trượt Patin Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Ván giày trượt Patin Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc