Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
FANPAGE FACEBOOK
 
Bản in
Ủy ban nhân dân Huyện Đô Lương
Tin đăng ngày: - Xem: 7604

Ủy ban nhân dân Huyện Đô Lương

ĐC: Khối 4 Thị trấn Đô Lương, Tỉnh Nghệ An
Xem bản đồ:
Tel: 383871422
Email: website@doluong.gov.vn
Website: http://doluong.gov.vn
Đại diện:
Ngày 19/4/1963, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 52 – QĐ/CP, chia tách huyện Anh Sơn cũ thành 2 huyện Đô Lương và Anh Sơn hiện nay. Tên gọi huyện Đô Lương ra đời từ đó, đến nay vừa tròn 45 năm.

Huyện Đô Lương nằm về phía tây tỉnh Nghệ An. Phía bắc giáp huyện Yên Thành; phía đông nam giáp huyện Nam Đàn, Nghi Lộc; phía tây bắc giáp huyện Tân Kỳ, Anh Sơn; phía nam giáp huyện Thanh Chương.

Với diện tích 35.574 ha, Đô Lương có nhiều loại đất đai khác nhau đựơc phân bố trên các vùng: bán sơn địa, vùng đồng bằng, đồi núi và vùng bãi ven sông Lam. Cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú như đá vôi, đất sét, cát, sạn… huyện Đô Lương có hệ thống giao thông thuận lợi gồm sông Lam và các con đường quốc lộ, tỉnh lộ số 7, 15, 46… đi qua tạo điều kiện để phát triển một nền kinh tế tổng hợp gồm nông nghiệp, CN- TTCN, thương mại – dịch vụ .v.v.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm, mưa nhiều, nhiệt độ, độ ẩm cao, thuận lợi cho trồng trọt, nhưng thường xuyên phải hứng chịu những tác động khắc nghiệt của thiên nhiên như bão, lụt, hạn hán… Ngoài ra, Đô Lương còn có những khó khăn riêng, là mảnh đất ít tiềm năng, lợi thế, xa trung tâm tỉnh, xa các trúc đường giao thông lớn về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không…
Cư dân Đô Lương hình thành từ lâu đời và phát triển ngày càng đông đúc, đến cuối năm 2007 có khoảng 19,6 vạn người. Từ xa xưa Đô Lương đã nổi tiếng là đất hiếu học, nhân dân luôn coi trọng việc học hành, khoa cử. Đã có nhiều người, nhiều làng, nhiều dòng họ nổi tiếng về sự đỗ đạt và có nhiều đóng góp quan trọng cho đất nước, làm rạng danh cho quê hương. Đô Lương cũng là mảnh đất có truyền thống văn hoá, nhiều công trình kiến trúc, nhiều áng văn thơ đặc sắc được nhân sáng tạo từ xưa còn lưu truyền cho đến ngày nay, và càng ngày càng được phát huy.

Đô Lương còn là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Trong tất cả các cuộc kháng chiến chống xâm lược từ xưa đến nay, nhân dân Đô Lương đều hăng hái, tích cực tham gia, có nhiều đóng góp to lớn về nhân tài vật lực, góp phần làm nên những thắng lợi vẻ vang của dân tộc.

Đảng bộ Đô Lương nối tiếp truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất giữ vững vai trò lãnh đạo, luôn trăn trở, tìm tòi, chủ động sáng tạo. Sau 10 ngày có quyết định tách huyện Đảng bộ đã tổ chức Đại hội lần thứ I, đề ra phương hướng để lãnh đạo nhân dân huyện nhà nhanh chóng ổn định tình hình mọi mặt, chăm lo phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội ổn định đời sống nhân dân, xây dựng quê hương giàu mạnh…

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện và kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất, nhân dân toàn huyện đã tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua sôi nổi trên tất cả các lĩnh vực. Tiếp tục thực hiện phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăm lo công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể, phát triển văn hoá xã hội, củng cố quốc phòng an ninh … Nhờ vậy, mặc dù mới tách huyện, còn gặp nhiều khó khăn nhưng trong 2 năm 1963-1964, Đô Lương đã giành được nhiều thắng lợi trên các mặt. Kinh tế tiếp tục phát triển, sản lượng lương thực tăng lên 37.021 tấn, văn hoá xã hội có nhiều khởi sắc. Công tác quốc phòng an ninh được giữ vững, giao quân hàng năm đạt trên 1000 người…

Từ năm 1965 đến năm 1972, đế quốc Mỹ đã gây ra 2 cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Đô Lương là một trong nhưng nơi bị đánh phá vô cùng ác liệt, hàng ngàn ngôi nhà dân bị phá huỷ, nhiều kho tàng, công trình bị tàn phá, hàng trăm người chết và bị thương. Tuy vật với truyền thống anh hùng bất khuất nhân dân Đô Lương đã dũng cảm kiên cường bám làng, bám đồng vừa sản xuất vừa chiến đấu đánh trả máy bay Mỹ, vừa làm nhiệm vụ chi viện miền Nam. Hàng năm sản lượng lương thực, thực phẩm vẫn không ngừng được tăng lên, các mặt văn hoá, xã hội vẫn phát triển tốt, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị luôn được chăm lo.

Đất nước thống nhất, đi lên CNXH cùng với cả nước, nhân dân Đô Lương bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng bộ đã đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp tích cực để ổn định tình hình kinh tế xã hội, tham gia phong trào chung của Tỉnh. Đó là việc di dân, chuyển dân để tăng diện tích canh tác, củng cố hoàn chỉnh các công trình thuỷ nông, tham gia cải tạo sông đào, cống Hiệp Hoà, đào kênh Vách Bắc, hồ Kẻ Gỗ, khai hoang phục hoá, thâm canh tăng năng suất, mở mang các ngành nghề TTCN - dịch vụ TM… Nhờ vậy, cùng với việc thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư TW về “Khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động”, kinh tế huyện nhà trong 10 năm (1975- 1985) đã có sự ổn định và phát triển. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên. Sau đại thắng Mùa Xuân 1975 chưa lâu, dân tộc ta lại phải đương đầu với 2 cuộc chiến tranh xâm lược từ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Một lần nữa quân dân Đô Lương lại sẵn sàng đóng góp sức người sức của chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hàng ngàn thanh niên lại lên đường, hàng trăm tấn gạo, thực phẩm, chăn chiếu khăn màn được đóng góp để phục vụ chiến đấu.

Tổng kết việc tham gia các cuộc kháng chiến, chống Pháp, chống Mỹ và đấu tranh bảo vệ tổ quốc, Đô Lương đã có hàng vạn gia đình có người đi chiến đấu trong đó có nhiều gia đình có 2-3 người, 5-7 người đi bộ đội. Đô Lương còn đóng góp hàng vạn tấn lương thực, hàng ngàn tấn thực phẩm cho các chiến trường trong 13 cuộc kháng chiến, Đô Lương có 4038 liệt sỹ, 3448 thương binh, 1414 bệnh binh các loại, có 8 cá nhân , 18 tập thể được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” và “anh hùng thời kỳ đổi mới”. 62 người được phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Nhờ những tính đó, năm 1996 nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Đô Lương được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Tháng 12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới đất nước. Dưới ánh sáng đường lối của Đảng, Đảng bộ và nhân dân Đô Lương đã thực hiện công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trước hết là việc thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn: lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, đề ra và thực hiện 5 chương trình “5Đ” (Đồng, đồi, đường, điện, đô la); thực hiện NQ 10 của Bộ chính trị… sau đó là thực hiện chương trình “5 hoá” (Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn; Lục hoá đất trồng đồi núi trọc; Nhựa hoá, bê tông hoá giao thông thuỷ lợi; XHH giáo dục và kế hoạch hoá sân số; Phổ cập hoá phương tiện thông tin nghe nhìn…). Hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, trong đó có 5 năm thực hiện “chương trình 5 Đ”, hơn 10 năm thực hiện chương trình “5 hoá”, Đô Lương đã thu được nhiều thắng lợi trên tất cả các lĩnh vực.

- Kinh tế phát triển tích cực. Nếu như năm 1985 tổng sản lượng lương thực đạt 54 ngàn tấn thì năm 2006 là 110 ngàn tấn. Tổng đàn lợn năm 1985 là 43 ngàn con, năm 2006 là 91 ngàn con. Đàn trâu bò từ 22 ngàn con lên 53 ngàn con. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1995 là 10% thì năm 2006,2007 là 18 – 18,6%. Tổng giá trị sản xuất 1995 là 350 tỷ đồng, năm 2007 là 1995 tỷ đồng. Bình quân thu nhập đầu người năm 1995 đạt 1,8 triệu đồng năm 2007: 8,1 triệu đồng.
- Văn hoá xã hội có chuyển biết tốt, ngành giáo dục nhiều năm liền được công nhận danh hiệu xuất sắc, ngành y tế có nhiều tiến bộ. Cơ sở vật chất trường học, trạm y tế, ngày càng được tăng cường. Cuối năm 2007, toàn huyện có 38 trường đạt chuẩn quốc gia, 25/33 xã, thị đạt chuẩn quốc gia về y tế.
- Công tác ANQP luôn được giữ vững, tình hình chính trị, trật tự ATXH trên địa bàn được đảm bảo.
- Công tác xây dựng Đảng luôn được coi trọng, từ năm 1963 đến 2005, Đảng bộ đã tổ chức 18 kỳ Đại hội (1963, 1965, 1967, 1969, 1971, 1972, 1973, 1974, 1976, 1977, 1979, 1982, 1986, 1989, 1991, 1996, 2000, 2005). Qua mỗi nhiệm kỳ, Đảng bộ ngày càng lớn mạnh. Số lượng, chất lượng đảng viên, TCCS Đảng ngày càng được nâng lên. Năm 1963, Đảng bộ có gần 5000 đảng viên, đầu năm 2007 có gần 10.000 đảng viên, từ trên 10 TCCSĐ đạt TSVM lên 58 TCCSĐ đạt TSVM. Đảng bộ Đô Lương hàng chục năm liền được tỉnh công nhận TSVM.

Nhìn lại chặng đường 45 năm chiến đấu xây dựng và trưởng thành, mặc dù phải trải qua vô vàn gian nan thử thách, song với truyền thống anh hùng, bất khuất cần cù, sáng tạo, với những nỗ lực phi thường, Đảng bộ và nhân dân Đô Lương đã lập nên nhiều thành tích xuất sắc trên tất cả các lĩnh vực. Bộ mặt quê hương ngày càng đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên. Đó là những hành trang quý giá để Đô Lương tiếp tục phấn đấu
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc