Tiền thân Công ty Cổ Phần Hùng Vương là Công ty TNHH Hùng Vương được thành lập và đi vào họat động sản xuất tại khu Công Nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang với ngành nghề chính là chế biến cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu.Với số vốn điều lệ ban đầu năm 2003 là 32 tỷ đồng VN,chỉ sau 5 năm hoạt động đã nhanh chóng tăng lên 495 tỷ đồng VN.
Công ty cổ phần Hùng Vương tại Khu Công Nghiệp Mỹ Tho - Tiền Giang
Năm 2008, với 7 nhà máy sản xuất tại 3 tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Đồng Tháp, công suất chế biến đạt trên 800 tấn nguyên liệu/ngày và trên 5000 lao động có tay nghề, Công ty Cổ Phần Hùng Vương tự tin là nhà cung cấp sản phẩm cá tra hàng đầu tại Việt Nam về số lượng và chất lượng.
Hiện nay công ty đã mở rộng phạm vi và qui mô kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, chế biến thức ăn thủy sản-gia súc-gia cầm, kinh doanh kho lạnh và tham gia vào lĩnh vực kinh doanh địa ốc.
Công ty cổ phần Hùng Vương tại Khu Công Nghiệp Mỹ Tho - Tiền Giang
Sở hữu tài sản cho đến cuối năm 2008 :
+7 nhà máy chế biến cá tra đông lạnh XK với công suất trên 800 tấn nguyên liệu/ngày.
+Góp vốn trên 40% cho hai nhà máy chế biến thức ăn thủy sản:
+Hùng Vương Tây Nam : Công suất 300 tấn/ngày.
+Nhà Máy Việt Thắng : Công suất 900 tấn/ngày.
+Sở hữu trên 250 hecta đất nuôi trồng tại tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang với tổng kinh phí đầu tư trên 300 tỷ đồng.
+Kho lạnh công suất trên 40.000 tấn tại khu Công nghiệp Tân Tạo TP. HCM với tổng kinh phí đầu tư trên 350 tỷ đồng VN.
+Sở hữu 2 khu đất tại Quận 6, TP.HCM : Lô 765 Hồng Bàng, diện tích 6.000m2; và lô 94-96 Phạm Đình Hổ, diện tích 3.000 m2 trị giá trên 240 tỷ đồng VN.
Nhà máy chế biến và văn phòng tại Khu Công Nghiệp Mỹ Tho - Tiền Giang
Ngày 14-4, tại khách sạn New World đã diễn ra lễ ra mắt Công ty cổ phần Hùng Vương và giới thiệu đối tác chiến lược là Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI). Ngày 15-1-2007, chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần Hùng Vương với vốn điều lệ là 120 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập của công ty đồng thời cũng là cổ đông sáng lập nhóm các công ty về chế biến thủy sản xuất khẩu, nuôi trồng thủy sản, kho lạnh, bao gồm: Công ty TNHH Châu Á, Công ty Hùng Vương - Vĩnh Long, Công ty An Lạc - Tiền Giang, Công ty nuôi trồng thủy sản Hùng Vương miền Tây, Công ty An Lạc - TPHCM. Với nhóm công ty này, dự kiến trong năm 2007 công suất chế biến sẽ đạt 500 tấn/ngày và số lao động lên đến 4.500 người. Tháng 3-2007, Công ty CP chứng khoán Sài Gòn trở thành cổ đông của Hùng Vương. Hiện tại SSI hỗ trợ Hùng Vương tái cấu trúc, huy động vốn và tiến tới niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Đến tháng 4-2007, công ty phát hành 50 tỷ đồng mệnh giá, tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng.
Sau khi hoàn tất việc tái cấu trúc, Hùng Vương sẽ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, trong đó Hùng Vương nắm cổ phần chi phối (95%) của tất cả các công ty có nhà máy sản xuất và chế biến thủy sản của Công ty nuôi trồng thủy sản (65%). Với mô hình này, Hùng Vương hoàn toàn chủ động trong việc tổ chức sản xuất, kinh doanh sản xuất phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển lâu dài nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho cổ đông.